Nguyễn Du

Loading...

Văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam

Tham luận với chủ đề “Phát huy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự phát triển bền vững đất nước” đã được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trình bày tại phiên thảo luận Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiều 27/1.
 
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện
 
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
 
Vai trò của văn hóa ngày càng được các quốc gia đề cao, coi trọng. Văn hóa trở thành một trong các trụ cột của phát triển bền vững, là động lực của quá trình phát triển, là nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia. 
 
"Con người với tư cách là chủ thể xã hội đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, quy tụ mọi sức mạnh, quyết định sự tồn vong hay hưng thịnh của các dân tộc", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh.
 
Các quan điểm, nhận thức, hoạt động về văn hóa trong phát triển đất nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, chính sách cụ thể của Nhà nước. Được phát triển từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến nay, Đảng đã xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển xã hội. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) chính là sự cụ thể hóa và nhấn mạnh hơn nữa vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
 
Về kết quả trong 5 năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa được nâng lên trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Thể chế văn hóa, chính sách văn hóa dần được hoàn thiện.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, hệ thống thiết chế văn hóa thời gian qua đã tăng về số lượng và từng bước cải thiện về chất lượng. Các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được nghiên cứu, nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào trong nhân dân.
 
Vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế được chú trọng, kết hợp khai thác tiềm năng của văn hóa với phát triển kinh tế, du lịch. Đời sống văn hoá ở cơ sở có bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh, thu hút các nguồn lực xã hội phát triển văn hóa. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá được chú trọng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
 
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có tác động tốt đến xoá đói giảm nghèo, xây dựng gương người tốt việc tốt, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, phường, khu phố văn hóa... góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
 
Những thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hoá đã góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện con người Việt Nam. Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên; tính năng động, tích cực của công dân được phát huy. Nhiều chuẩn mực văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì, củng cố và phát huy; các giá trị văn hóa, đạo đức mới được hình thành và phát triển.
 
"Đạo lý, tình thương, lẽ phải vẫn là những định hướng giá trị thể hiện sâu sắc tính nhân văn của con người Việt Nam. Ý thức tích cực, tự giác của nhân dân trong các sinh hoạt văn hoá ngày càng tăng, cả xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa", Bộ trưởng Bộ VHTT&DL nhấn mạnh.
 
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trong thời gian tới, bối cảnh quốc tế được dự báo tiếp tục có những thay đổi lớn, diễn biến phức tạp, khó lường, đưa tới nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Thực tiễn đó đặt ra và đòi hỏi sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phải giải quyết tốt một số vấn đề như: Xử lý mâu thuẫn giữa yêu cầu về phát triển các mục tiêu nhân văn của văn hóa với những quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường.
 
Cùng với đó là giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi rất cao về mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam với sự đầu tư nguồn lực có hạn của Nhà nước, trong bối cảnh đời sống của người dân còn thấp, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa cao, điều kiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật rất khó khăn.
 
Xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn và phát triển. Làm sao để đảm bảo duy trì, bảo vệ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời xác lập, phát triển những giá trị mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu phát triển của xã hội đương đại.
 
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, xây dựng văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn tới cần hướng đến những nhiệm vụ cơ bản, đó là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
 
"Đó là những phẩm chất quan trọng của con người Việt Nam như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, kỷ cương, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phát biểu.
 
Cùng với đó là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo điều kiện phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Theo đó, môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là nơi hình thành, nuôi dưỡng, vun đắp nhân cách văn hóa và giáo dục lối sống cho con người Việt Nam, để cái tốt sẽ được bảo vệ, nhân lên, cái ác, cái xấu sẽ bị bài trừ, lên án.
 
Đồng thời, xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế, chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
 
Một nhiệm vụ được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ văn hóa của người Việt Nam, vì người Việt Nam, cho người Việt Nam, vừa giúp lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam, là sức mạnh mềm của đất nước, vừa biến những tiềm năng văn hóa này trở thành nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội thực sự. Thường xuyên quan tâm đến xây dựng văn hóa kinh tế, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân vì sự phát triển bền vững quốc gia.
 
Văn hóa phải đứng ở vị trí trung tâm của phát triển
 
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp: Thứ nhất là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong giai đoạn mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, coi văn hóa là bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng, là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, một trong những trụ cột bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.
 
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa phải đứng ở vị trí trung tâm của phát triển và sự phát triển phải được nuôi dưỡng và truyền bá bởi văn hoá.
 
Giải pháp tiếp theo mà Bộ trưởng nhấn mạnh, đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, phải thực sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, thực sự gần dân, thân dân, trọng dân, phấn đấu vì lợi ích của dân, thấm nhuần đạo lý "Dân là gốc".
 
Trong cuộc đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống hiện nay, văn hóa phải phát huy hơn nữa sứ mệnh của mình; xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam hướng đến chân-thiện-mỹ; văn hóa phải thực sự trở thành điểm tựa tinh thần và khởi nguồn cho sức mạnh nội sinh trong mỗi cá nhân, cộng đồng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa phải có tiếng nói mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa đối với những quan điểm mơ hồ, sai trái, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.
 
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cũng cho rằng, cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, mức đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa phải tương ứng với vai trò của nó trong sự phát triển đất nước.
 
Phát huy thế mạnh, hiệu quả của mô hình quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc.
 
Khép lại bài tham luận, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL dẫn lại câu nói của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” - nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Bác nói: Văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của  nhân dân, phát huy truyền thống vẻ vang của mình, thay mặt ngành VHTT&DL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định quyết tâm phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cùng cả nước xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 
 
Theo Nhật Nam/chinhphu.vn

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.