Sách “Tư liệu Truyện Kiều, từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu” của GS. Nguyễn Tài Cẩn do Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học ấn hành tháng 10 năm 2004, khổ lớn 16x24cm, 644 trang đã thực sự thu hút tâm trí và kì vọng của những người yêu Truyện Kiều.
Cuốn sách gồm 3 phần chính: Vài nét khái lược về các bản Kiều thế kỉ 19, Kết quả điều tra về 9 bản Kiều thế kỉ 19 thử tìm cách khắc phục nguyên lại một số văn bản gắn với nguyên tác nhất và bài phụ lục: về bản Liễu Văn Đường - 1866 vừa phát hiện được.
Công trình này được GS “Khởi công xây dựng trong khoảng 1982 • 1990... Gần đây bạn bè có cung cấp thêm một số tài liệu mới, chúng tôi có dựa vào đó bổ sung, sửa chữa. Do vậy đây chính là một công trình mà GS đã dành tâm trí và kinh nghiệm của mình, lao động miệt mài gần chẵn một phần tư thế kỉ, nên sẽ có một vị trí xứng đáng trong việc phục hồi nguyên tác Truyện Kiều. Trong 9 bản Kiều của thê kỉ 19 (việc tính cả bản Kiều Oánh Mậu in năm 1902 và bản Vnb 60 chưa rõ năm in vào thế kỉ 19 có nên không?), GS đã tổng kết được có 1962 chỗ tác phẩm đã bị sửa chữa lại, gồm 2463 chữ bị thay đổi (10,76%) và 20325 chữ được giữ nguyên (89,23%) (trang 425-sđd). Nội dung cuốn sách đã bàn đến rất nhiều vấn đề, quan trọng nhất là việc phục nguyên lại 2453 chữ của 1962 chỗ do dị biệt về từ ngữ. Chúng tôi chỉ xin có vài ý kiến đóng góp về các từ ngữ trong số 20325 chữ được giữ nguyên, mà GS coi như là chữ của nguyên tác, là vàng ròng của Truyện Kiều, lại vẫn có chỗ cần xem xét lại.
1. Các chữ phiên sai do “sơ tâm” chăng?
Những câu này GS chép đầy đủ trong phần quốc ngữ ở trang bên tay trái, coi như cả 9 bản đều thống nhất nhau và tự coi đó "ở mỗi trang bên tay trái lá những giì còn lại từ tác phẩm của cụ Nguyễn Du... hễ những gì còn lại của nguyên tác chúng tôi đều cho in ra” (trang 95 -sđđ). Nhưng khi so với phần nôm và Quốc ngữ của 9 bản Kiều mà chứng tôi cũng có, thì thấy Giáo sư đã in phần Quốc ngữ sai với phần nôm có khi sai cả với phần chữ Quốc ngữ của bản Trương Vĩnh Kí 1875 (TVK 75).
1.Câu 899: Từ đây góc bể chân trời
Trong khi 8 bản Nôm đều là bên trời
Còn bản Trương Vĩnh Kí 1875: ven trời
2.Câu 1221: Xót mình cửa các buồng khuê
Trong khi 7 bản nôm viết đọc là: tủi mình... (so chữ tủi ở câu 857)
Chỉ có bản Trương Vĩnh Kí 75 và KOM 02 viết là: xót mình.
3.Câu 1943: Sụt sùi kể nỗi đoạn trường.
Trong khi 7 bản Nôm viết thì phải đọc là: giọt rơi, hai chữ Nôm này ở câu 782 bản DMT 72, GS đọc: Giọt rơi. Chỉ có bản TXK 75 và KOM 02 viết là: sụt sùi.
4. Câu 3116: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Trong khi 8 bản Nôm đều viết và bản TVK 75 đã viết là : dường. Vậy câu thơ nguyên tác phải là:
Chữ trinh kia cũng có ba bảy dường (Chữ này chính âm là: dạng, nghĩa là: 1291, 1699, 2009... cũng đọc là: dường)
2. Các chữ phiên âm sai do “chủ quan" không?
1. Câu 52: Chị em (thơ) thẩn dan tay ra về: Nên phiên: tha thẩn.
2.Câu 376: Ngẫm cơ hội ngộ đã ( dành) hôm nay: nên phiên: đã đành.
3.Câu 767: Bởi cha làm ( lỗi) duyên này: nên phiên: rối duyên.
4.Câu 1101: Lặng ngồi (thấm thía ) (gật) đầu.
Nên phiên là: Lặng ngồi tủm tim ngấc đầu.
5. Câu 1135:hung hăng) chẳng nói chẳng tra.
Nên phiên: hưng hành, nghĩa là: đứng dậy và xốc tới.
6.Câu 1250: Ngẩn ngơ trăm nỗi ( dùi) mài mọt thân.
Nên phiên là: dồi mài, nghĩa là: đầy vơi.
7.Câu 516: Mà lòng rẻ rúng đã ( dành) một bên.
Trương Vĩnh Kí 1875 và A. Michels 1884 đã phiên là:
Đã trình một bên - Nên phiên là: đâ triềng một bên
(Triềng: từ cổ: Huỳnh Tịnh Của giảng là: nghiêng, trang 483.)
3.Phiên ra Quốc ngữ sai dấu giọng
1. Câu 548: Nhịn ngừng nàng mớì (giải) lời trước sau.
Câu 876: Rỉ tai nàng mới (giải) lòng thấp cao.
Nên phiên là: giãi lời , giãi lòng ; so các câu1574, 2133, 3062 vẫn chữ Nôm ấy đã được phiên là: giãi.
2.Câu 1374: Cậy tay thầy thợ, (mượn) người dò la.
Cầu 2143: ( mượn) người thuê kiệu rưdc nàng.
Câu 2827: Biết bao công ( mượn) của thuê.
Trong ba trường hợp trên đều phải trả tiền công cả thì phải phiên là: Mướn (Xem Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, tr.59) còn ở các câu: 204 (mượn bút hoa), 838 (Mượn màu chiêu tập)„ 1371 (Mượn điều trúc viện thừa lương), 1414 (Mượn màu son phấn), 1834 (Mượn chén giải phiền), 2784 (Mượn con em nó...) không phải trả tiền công thì mới phiên là: mượn.
3.Câu 1650: Đem vào để đó ( lẫn) sòng ai hay.
Trương Vĩnh Kí 1875 và A. Michels 1884 đã phiên là: lận sòng. Hùynh Tịnh Của giảng: lận: làm gian, ăn gian, gạt gẫm; VD: Cờ bạc gian lận.
Lẫn: hay quên hay lú vì tuổi già: VD: Lú lẫn (tr. 534 và 540).
Vậy hành động của bọn Khuyển - Ưng nên phiên là: lận sòng.
4.Câu 2298: ( nghiêm) quân chọn tướng sẵn sàng (Nghiêm: từ Hán - Việt — tính từ)
Chữ Nôm trên nên phiên là Nghiềm (động từ) có nghĩa là:
Sắm sẵn, để sẵn, để chự hờ. VD: Nghiềm binh: Dàn binh ra chờ sẵn, để binh hờ, Nghiềm quân đối với chọn tướng mới là tiểu đối.
(Nghiềm và chọn đều là động từ và cùng là chữ Nôm, theo Huỳnh Tịnh Của tr.93).
5, Câu 2453: ( dẫy) xe vâng chi đặc sai.
Ở câu 1181 đã phiên: đem người ( đẩy) xuống giêng thơi, thì ở câu 2453 cùng nên phiên là: đẩy xe, vi chính Trương Vĩnh Kí 1875 và A. Michels 1884 cũng đã phiên là : giẩy xa theo chính tả thời bấy giờ.
4. Khảo cứu theo sự phiên âm ai của Nguyễn Bá Triệu và Nguyễn Quảng Tuân nên cũng bị sai theo
Kể ra phải đọc và khảo cứu cả 8 bản Kiểu Nôm thì cũng tốn nhiều công sức, nên GS Nguyễn Tài Cẩn đã khảo bản Nôm Nguyễn Hữu Lập 1870 theo sự phiên ra Quốc ngữ saicủa ông Nguyễn Bá Triệu và ông Nguyễn Quảng Tuân.
Chúng tôi nêu tạm 21 trường hợp Nguyễn Tài Cẩn phiên sai bản Nguyễn Hữu Lập 1870 do quá tin vào phần phiên âm của hai người đi trước, tạo thành bộ ba cùng sai. Mong nhận được sự thẩm định của độc giả.
Có một điều thật khó hiểu là 2 bản Nôm của ông Nguyễn Bá Triệu và ông Nguyễn Quảng Tuân cùng sao chụp từ bản Nôm của ông Đàm Quang Hưng nhưng lại có 1 số câu chữ khác nhau, tạm nêu vài ví dụ để đọc giả cùng “giải mã” vì sao có sự sai khác nhau trong quá trình sao chụp ấn ảnh và cách “đọc chữ Nôm” của ông Nguyễn Quảng Tuân ỏ các câu: 1950, 2305 và 2319:
Như vậy ta thấy giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã vô tình khảo theo phần phiên âm Quốc ngữ sai của ông Nguyễn Bá Triệu và ông Nguyễn Quản Tuân mà không để tâm đến phần Nôm “khó hiểu của bản Nguyễn Hữu Lập.
Đấy là một điều đáng buồn, vì người đi sau dựa nhầm vào công trình còn sai sót của người trước. Hơn nữa chúng tôi đã được GS. Nguyễn Tài Cẩn khuyến khích: “Vậy rất mong các nhà nghiên cứu trẻ tiếp tục làm thêm cho mấy việc như sau: - Kiểm tra lại kết quả điều tra của chúng chữa lại những chỗ sai lầm
Tìm thềm những bản Kiều thê kì 19 mà chỗ tôi hiện chưa có, để điều tra bổ sung"
Vậy nền trước đây tôi đã có hai bài góp ý cuốn: Tư liệu Truyện Kiều bán Duy Minh1872, đăng trên tạp chí NN&ĐS số 5 và 12/2003. Và cũng có ít nhiều phấn khởi vì giáo sư đã có bài trả lời trên tạp chí NN&ĐS số 8/2003 nay trong công trình đang bàn, GS cũng đã tiếp thu chỉnh sửa một số câu.
Trong công trình Tư liệu Truyện kiều bản Duy Minh Thị năm 2002 còn in là:
Câu 780: Quản huyền đẫu đã giục người sinh li
Câu 1932: Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên
Câu 2128: Mách tin họ Bạc tức thì náy sinh.
Câu 2314: Bác đồng chật đất tinh kì vầy sân.
Câu 2612: Có ngày nào cũng dư ngày ấy thôi.
đến công trình 2004 GS đã sửa lại, để đọc bản Duy Minh Thị 1872 là “Ngày sinh li, lò lòng, sắm sanh, rợp sân, còn ngày nào”.
Do vậy, với mục đích góp phần nhỏ bé vào việc phục hồi nguyên tác Truyện Kiều, chúng tôi đã thực hiện được việc "tìm thêm những bản Kiều thế kỉ 19 và các bản Kiều từ đời Thành Thái đến đời Bảo Đại”, tổng số đã được 43 bản. Việc đóng góp về phần phiên âm chữ Nôm như trình bày trong bài mới chỉ là ý kiến của cá nhân, rất mong nhận được sự phủ định của chính tác giả và những bạn đọc quan tâm đến chữ Nôm và Truyện Kiều.
Nguyễn Du
Loading...
VÀI Ý KIẾN :TƯ LIỆU TRUYỆN KIỀU TỪ BẢN DUY MINH THỊ ĐẾN BẢN KIỀU OÁNH MẬU
NGUYỄN KHẮC BẢO (Bắc Ninh)
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa
Thư viện phim tư liệu
Bộ đếm lượt truy cập
Liên kết Website
Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599 Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599 Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.