Nguyễn Du
VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG VĂN HỌC VIỆT - NAM
Từ khi tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời đến nay, đã ngót 150 năm. Đối với các nước trên thế giới, đó là một thời gian quá đầy đủ để dư luận có một nhận xét và đánh giá dứt khoát về những tác phẩm xuất sắc của những văn hào cự phách. Dĩ nhiên, trong dư luận đó cỏ nhiều phe phái. Mỗi phe phái hiếu giá trị của tác phẩm theo quan điểm xã hội và lập trường giai cấp của mình. Đối với những thi hào vĩ đại như Hô-me, Đăng-tơ, sếch-xpia, Gơ-tơ, Pu-skin, những nhà phê bình tư sản, những nhà phê bình dân chủ tiểu tư sản, và những nhà phê bình mác-xít có những sự nhìn nhận và đánh giá căn bản khác nhau. Tuy nhiên, về tính chất vĩ đại, về ảnh hương xã hội và nghệ thuật lớn lao của những tác phẩm thiên tài của họ thì không một phe phái nào có thể phủ nhận.
Ở ta, về Truyện Kiều và tác giả của nó - nhà thơ Nguyễn Du thì không phải như vậy. Truyện Kiều ra đời một thế kỷ rưỡi rồi nhưng cho đến nay, trong một số người, ý kiến hãy còn phân vân, chưa dám dứt khoát về mặt này, hay mặt kia, hình như còn bị vướng mắc bởi một cái gì, nó khiến người ta dè dặt. Đây tôi muốn nói đến dư luận của công chúng Việt-nam chân chính, chứ không kể đến bọn bồi bút, tay sai cua thực dân Pháp trước đây và của đế quốc Mỹ ngày nay ở miền Nam, chúng cố tinh «thanh lâu hóa» Truyện Kiều cũng như bao nhiêu giá trị văn hóa dân tộc. Tôi cũng không nổi đến bọn tờ-rốt-kit ngụy trang « học giả », « nhà văn » đề bôi nhọ di sản của dân tộc hòng lung lạc tỉnh thằn thanh niên ta để tách họ khỏi con đường đấu tranh cách mạng chân chính, cả bọn này và bọn kia đều là bọn phản cách mạng, cho nên tiếng nói của chúng không thể có chỗ đứng trong dư luận.
Đối với Truyện Kiều ý kiến của số người đó chưa dứt khoát có phải vì ban thân Truyện Kiều, cả về nội dung lẫn nghệ thuật, không cố một giá trị rõ rệt không? Không phải như vậy. Nếu thế thi từ lâu, Truyện Kiều đã bị xếp vào thư viện rồi, từ lâu đã không ai nhắc nhở, đề ý đến nó. Ở ta, về Truyện Kiều, có hiện tượng mâu thuẫn này, là trong khi một phần dư luận đối vớ nó chưa dứt khoát, thì nó vẫn cứ sống, và hình như càng ngày người ta càng để ý, càng thích thú nó, sức sống của nó hình như ngày một dồi dào thêm. Và cũng hình như càng đi xuống, càng đến các tầng 1ớp trình độ văn hóa thấp chừng nào, thi cơ sở của sức sống đó càng rộng và sâu chừng nấy. Là vì những người đọc truyện, hoặc nghe truyện, tìm thấy trong các tình thế, trong các nhân vật của truuyện hình ảnh của bản thân mình. Hơn nữa, người ta có ý tìm ở trong truyện câu trả lời về những uất ức thống khổ của tâm can, hoặc về những khó khăn, những cảnh ngộ éo le mà người ta gặp phải trên đường đời. Nếu không phải tìm cách giải quyết, thì ít nhất người ta cũng muốn tìm rạ một sự an ủi về tinh thần, một sự thông cảm nào đó đối với những tầm hồn đau khổ. Đó là một nhu cầu, hơn nữa, là một quyền lợi chính đáng của quần chúng trong các xã hội có giai cấp khi mà các thế lực thống trị biến cuộc sống của họ ở trần gian thành bể khổ. Đó là một hình thái của giai cấp đấu tranh ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người. Đó là một nhu cầu hơn nữa là một quyền lợi chính đáng của quàn chủng trong cắp, khi mà các thế lực thống trị biến cuộc sống của họ bể khổ. Đó là một hình thái của giai cấp đấu tranh ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.
Tìm thấy được một vật gỉ, một dấu hiệu nào, một người nào có thề an ủi mình, thông cảm với mình, là cái, là nơi, là người mà mình có thể gửi gắm những nỗi đau tủi, cái ý muốn gần gũi với những cảnh, những người chung một số phận, cùng hội cùng thuyền, những người mà :
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ít ra cũng để được thấy rằng trong cơn hoạn nạn mình không lẻ loi, có thêm sức để chèo chống, để vượt qua thử thách, đó há chẳng là một qui luật trong cuộc vật lộn hàng nghìn năm giữa con người và những sức tự nhiên và xã hội hay sao? Nhu cầu đó bao giờ cũng bắt đầu biểu hiện dưới hình thức thô sơ, đơn giản nhất của nó, bằng những tin hiệu xuất phát từ cơ thể của con người — âm thanh, cử động bằng tay, chân, v<v... do sự phản ứng của conI người đối với ngoại cảnh mà tạo nên, và là nguồn gốc của mọi hình thức của nghệ thuật - ca hát , nhảy múa , hội họa , tạo hình ...
Có thể nói thơ ca là hình thức tổng hợp, đã được trừu tượng hóa của các hình thức nghệ thuật khác.
Vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật, nhất là một áng văn chương, đặc biệt là sáng tác thơ ca, hoặc nhiều hoặc ít, phản chiếu nỗi niềm tâm sự của. những người đọc hay là những người nghe. Nếu tác phẩm đi vào trái tim cua số đông người thì có nghĩa là nó đã diễn đạt được hoài bão chung của số đông người đó ; mà nếu từ thời đại này qua thời đại khác, bất chấp bao nhiêu cuộc tang thưorng dâu bể, nó vẫn rung cảm tâm hồn của người đời, thời giá trị nhận đạo của nó lại càng to lớn.
Cần nói rằng hoài bão chung đó trước hết phải bắt nguồn từ trong lẽ sống của con người (condition humaine) trong thể thống của con người, phải có một ý nghĩa xã hội chung và phải đại diện cho chính nghĩa, hợp với chiều hướng tiến lên của lịch. sử. Nếu chỉ là hoài bão của một số nhỏ, đại diện cho quyền lợi hẹp hòi, ích kỷ của một lớp người nào đó mà sự tồn-tại đã hoặc đang bị lịch sử lên án, thời những tác phẩm tư tưởng nghệ thuật tiêu biểu cho nó, mặc dầu về hình thức có thế rất hào nhoáng/ lộng lẫy. cũng không thề đứng vững trước thử thách của thời gian. Hoặc giá nếu nó chỉ phù hợp với tâm tư, tình cảm ủy mỵ, ốm yếụ của một số người nào, những kẻ «để tâm hồn treo ngược ở cành cây, khóc rả rích như ve sầu tháng hạ . Vì cặp mắt của người yêu , theo chủ nghĩa lãng mạn của các nhà văn Pháp như Sa-tô-bri-ăng , la- mác- tin , nó là cái biểu hiện xấu xa của chủ nghĩa cá nhân tư sản hưởng lạc và thoát ly thực tế, thời nó cũng không tránh khỏi số phận của những người thứ cỏ hoang dại mọc dưới chân cây cổ thụ " muôn thuở xanh tươi của cuộc sống"(Gơ-tơ).
Muốn có một sức sống phong phú bà bền bỉ , một tác phẩm văn nghệ phải thỏa mãn hai điều kiện :một là nội dung của nó phải phản anh thực tế có quan hệ trực tiếp đến số phận của số đông người trong xã hội đó. Hai là phải có một nghệ thuật điêu luyện . Hai điều kiện đó mật thiết gắn bó với nhau. Trong văn thơ, nghệ thuật điêu luyện đặc biệt quan trọng. Điêu luyện trước hết nghĩa là tế nhị. Vì nó xuất phát từ tình cảm của con người, và tác động lại tình cram đó, mà đã là tình cảm thì phức tạp. Một tác phẩm khoa học, nói về một vấn đề khoa học, có thể rất cao xa, sâu sắc về mặt phân tích lý luận. Nhưng dù cao xa, sâu sắc đến thế nào đi nữa, những sự việc, những hiện tượng, những ý kiến trình bày và đề xuất, không thể ra ngoài phạm vi của ngành, của môn khoa học đó. Người nào có một trình độ kiến thức nhất định về vấn đề, vẫn hiểu được.
Hiểu một tác phẩm văn nghệ, mà hiểu đây là theo một ý nghĩa đặc biệt, không phải hiểu theo ý nghĩa của từng chữ, từng câu, của từng công thức, phương trình, định lý, mà hiểu tính tình, tâm lý, tư cách qua hình ảnh và gợi cảm, lại không theo những qui luật ấy. Hiểu một tác phẩm văn nghệ không phaỉ là một vấn đề chuyên môn mà thuộc về đời sống tinh thần và tinh cả của con người. Trước hết là « vấn đề con người » theo ỷ nghĩa đầy đủ, rộng rãi của danh từ đổ, con người sống trong xã hội, con người có vai trò tích cực đối với lịch sử. Văn thơ là hình thức khái quát, tổng hợp của các mặt biểu hiện của đời sống tinh thần và tinh cảm của con người, cho nên nghệ thuật của nó phải tinh vi, tế nhị. Nhưng, cái đặc sắc của nó là càng tinh vi, tế nhị thiì nó lại dễ gần gũi với quần chúng, dễ làm cho quần chúng yêu chuộng nó, tất nhiên là khi mà nội dung của nó phù hợp với hoài bão của quần chúng. Vì ở đây, vấn đề không phải cỏ hay không có kiến thức văn hóa, hoặc chuyên môn, mà là vấn đề có sống hay không sống những cảnh đời mà tác phẩm văn nghệ diễn tả, và không phải sống trong cảnh:
Êm đềm trướng rủ màn che,
mà là cuộc sống trong đó :
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau!
và:
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, một cuộc sống đầy rẫy mâu thuẫn trong quan hệ giữa người và người, khi mà mỗi một cảnh đời gợi lên từ đáy lòng của những người trong cuộc một lời tố cáo những sức đen tối nó dày vò, chà đạp, hủy hoại cái tốt, cái đẹp, cái lành mạnh, những sinh lực xã hội :
Phũ phàng chi bấy Hỏa công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha!
Nó phải tế nhị ở chỗ khi nó diễn tả tình cảnh, tâm tư của một cá nhân, người đọc, người nghe không cần nghĩ ngợi tìm tòi lâu, không cần phân tích ao sánh, thấy rằng chính mình đã hoặc đang sống trong tình cảnh đó, cũng có một tâm tư như thế. Hoặc khi diễn tả một bức tranh thiên nhiên, một hành động, cử chỉ của một nhân vật, làm cho người ta liên tưởng một cách tự nhiên đến những cảnh, những người có thật trong tự nhiên và trong xã hội, và có thể nói, giúp cho người ta phát hiện được những cảnh, những nhân vật đó. Bút pháp tài tình của một nghệ sĩ ưu việt là bằng những lời lẽ rất bình thường, bằng lời nói của hàng vạn, hàng triệu người, và lấy những hành động rất bình thường của người đời mà tạo nên những điển hình.
Về mặt này, nền văn học dân gian Việt-nam là một kho tàng vô giá. Trước cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của ta, người dân ta, từ bao nhiêu thế kỷ trước đây đã tả một cách rất tài tình mà rất giản dị bằng những câu hát câu hò, đại khái như :
Non xanh xanh, nước xanh xanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Không cần phải đi tìm những từ cầu kỳ, xa xôi, mà chỉ sắp xếp, kết hợp một cách khéo léo, thông minh những từ rất chung, rất thông thường — non, nước, xanh, biếc—mà tạo nên một bức tranh vừa rất chung, vừa rất đặc sắc đối vời phong cảnh Việt-nam : nước ta, từ Hữu-nghị quan đến mũi Cà-mau, qua vịnh Hạ-Long, đèo Ngang, đèo Hải-vân, vịnh Sơn-trà, sông Cầu, cửa Cam-ranh, Vũng-tàu đến vịnh Thái-lan, tuy mỗi nơi có những nét riêng, nhưng cùng có một bản sắc chung, là non xanh nước biếc, nhìn chỗ nào cũng non nước xanh tươi, cũng bao la mặt biển chân trời, vừa hùng vĩ, vừa thuần hậu. Nghe câu hát đó. bất cứ người dân nào trên đất Việt — người Tày Nùng, người Hoa các tỉnh Lạng-sơn, Móng-cái, người thợ mỏ Hồng-gai, người ngư dân Quảng-bình, người Chàm Nha-trang, Phan-thiết, người nông dân đồng bằng sông cửu-long, người Thượng rừng núi Tây-nguyên, lại không thấm thía rằng đó là hình ảnh của quê hương mình, đồng thời cũng là hình ảnh chung của cả Tồ quốc Việt-nam? Những cảm giác, những tâm tư, những hình ảnh mà hàng nghìn hàng vạn người dân bình thường có và tạo nên trong cuộc tiếp xúc với ngoại giới đã bao đời trở thành một dòng sữa đầy chất dinh dưỡng của một người mẹ có sức sống dồi dào, nuôi dưỡng tài « nhả ngọc phun châu » của ngay cả những nhà thơ thuộc lớp quý tộc:
Dừng chân ngoảnh lại: trời, non, nước...
Thiên tài của một nghệ sĩ thề hiện ở chỗ có nhiều lúc, dưới hình thức của một tấn hài kịch tác giả đã làm cho tác phẩm có giả trị của một thiên bi kịch của xã hội. Trong văn học Pháp, Mô-li-e, Ban-zắc, nhất là A. Frăng-xo là những thí dụ điển hình. Nhìn bề ngoài thi có vẻ hình như tác giả tâng bốc đời sống phù hoa, lộng lẫy của bọn thống trị, nhưng qua ý nghĩ, tâm tư, hành động của các nhân vật, người ta thấy cả một sự trống rỗng trong cuộc sống tinh thần của xã hội đó. Không phải chỉ là một sự trống rỗng, mà là một nọc độc do một con ác thú phun ra, con ác thú đó là chủ nghĩa ăn bám, nó là con đẻ của chế độ bóc lột. Những yến tiệc, dạ hội linh đình, những lễ cưới với sự có mặt của các bậc vua chúa, Vương tôn, công tử, các nhà ngoại giao của cả một đại lục, những buổi khai mạc long trọng của nghị viện với những bộ lễ phục sặc sỡ, đầy sao của các nghị sĩ, nhà đương cục và quan khách, những bộ xa-lông trang hoàng bằng những tác phẩm mỹ nghệ vô giá, đưa từ bốn phương trời đến, những bộ áo nhảy của quí phu nhân đày kim cương, vàng ngọc, không che đậy nổi hàng trăm nghìn cái -vòi nhơ nhớt của con bạch tuộc, nó là cái nhà băng, nó là hầm mỏ, lò máy, công ty đường sắt tư bản chủ nghĩa, nó là lừa đảo, bóc lọt, buôn gian bán lậu, róc hết xương, hút hết máu của những kẻ bần cùng đói khổ, nó là cha từ con, vợ bỏ chồng, anh hại em,dối thầy phản bạn, nó là sự tinh toán lạnh lùng của quyền lợi ích kỷ, no là đạo lý của xã hội tư sản.
Cái nghệ thuật cao tay của nhà văn, nhà thơ còn ở chỗ có lúc mượn một điền tích, một câu chuyện, một nhân vật nước ngoài để sáng tác, nhưng sau khi tác phẩm đó đã đến tay người đọc, đã lọt vào dân gia’, thời nó hoàn toàn trở nên sản phẩm của đất nước, cũng như những giá trị ưu việt về văn hóa và tinh thần của một dân tộc là thuộc kho tàng chung của loài người.
Sở dĩ phải nhắc lại những điểm chung như đã trình bày ở trên để cố gắng giải thích hiện tượng mâu thuẫn ở ta về Truyện Kiều và về nhà thơ Nguyễn Du, là một mặt Truyện Kiều có khả năng sống lâu và ngày, càng được người ta ham thích, mặt khác, một phần dư luận vẫn còn phân vân trong khi đánh giá nó.
Ở đây chúng ta nên tìm hiểu vì sao có sự phân vân đó. Phải chăng là vì trong phương pháp suy luận, chúng ta còn những chỗ chưa chính xác, chưa thỏa đáng, nhất là đối với những sáng tác văn học nghệ thuật? Hay là ta chưa đi thật sâu vào những điều kiện, những đặc điểm của quá trình phát triển lịch sử của dân tộc ta ? có thể vì những lý do đó. Nếu như vậy, thì có lẽ vì chúng ta còn có một thiếu sót chung, là chưa xây dựng một lý luận vững chắc về văn học hợp với hoàn cảnh của Việt-nam và có một khái niệm đúng đắn về lịch sử văn học Việt-nam.
Về lịch sử văn học, thì từ trước đến nay, chúng ta thường làm quen với cách nhìn nhận và phương pháp làm việc của các nước phương Tây, họ chia lịch sử văn học ra thành những thời kỳ có ranh giới rõ ràng, và mỗi thời ký có một môn phái, một học thuyết nổi bật, chủ đạo : như thời Trung cổ khi chế độ cát cử phong kiến lấy chiến tranh lẫn nhau và tinh thần thượng võ làm lý do tồn tại, thì những bài anh hùng ca được thịnh hành.. Sau đó là thời kỳ Phục hưng, là sự phản ứng đối với các giáo lý của Nhà Chung, rồi đến thời kỳ cổ điển, thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, và thời kỳ cách mạng tư sản, lấy «lý trí » với những phạm trù như « hợp với lẽ tự nhiên », « công bằng», « bình đẳng >> làm gốc ; rồi đến thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và chủ nghĩa hiện thực phê phán, và cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thơì kỳ suy vi, nhưng đồng thời đã chớm nở nền văn học của một giai cấp xã hội đang trỗi dạy — chủ nghĩa hiện thực xã hội chảủ nghĩa.
Ớ các nước phương Tây, sự phân chia các thời kỳ như vậy là đúng, vì nó hợp với các giai đoạn phát triển sang một phương thức sản xuất khác, ở các nước đó, nói chung là khá rành mạch, do đó mà trong mỗi thời kỳ, về mặt giai cấp đấu tranh, tuy phức tạp hơn thời kỳ trước, nhưng sự bố trí lực lượng cũng rõ ràng hơn.
Ở ta, trong việc nhận định về lịch sử văn học, nếu căn cứ vào những tiêu chuẩn, rập theo một khuôn khổ như các nước phương Tây, thi không đúng. Dĩ nhiên, quy luật giai cấp đấu tranh là chung cho toàn thể loài người, và lịch sử văn học, nó là một hình thái của lịch, sử tư tưởng, của những nước đã có một nền văn học lâu đời, cũng có những môn phái, học thuyết như ở những nước khác, và mỗi một môn phái, học thuyết đại diện cho hệ ý thức của một giai cấp, một tầng lớp xã hội nhất định. Song, con đường phát triển lịch sử của các dân tộc là rất phức tạp, vì vậy mà việc xây dựng đời sống tinh thần và văn hóa của họ không thể không có những sắc thải khác nhau.
Việt-nam là một nước ở châu Á, ở đấy chế độ phong kiến xuất thiện rất sớm và cũng tồn tại rất lâu. vả lại, khi chế độ phong kiến đã tồn tại rất lâu rồi mà nhưng tàn dư của các thứ quan hệ sản xuất trước nó, như gia trưởng, công xã nguyên thủy, cũng còn nặng.
Ngoài những nét chung của các nước châu Á ra, Việt-nam lại còn có những đặc điểm của mình trong quá trình phát triển lịch sử. Dân tộc Việt-nam là một trong các dân tộc mà từ đầu, luôn luôn phải chống đỡ, đấu tranh với sự xâm nhập, âm mưu thôn tính, của ngoại bang: thôn tính về lãnh thố, đồng hóa về tư tưởng học thuật, phong tục tập quán. Sự đe dọa thường xuyên đó đã sớm rèn luyện cho dân tộc ta cải ý chí tự lập, xây dựng một đời sống vật chất và tinh thần riêng cua mình, ý chí đó thể hiện tập trung trong đức tính nổi bật, kiên cường nhất của dân tộc ta, là tinh thần quật khởi. Cho nên bất cứ lĩnh vực nào mà dân tộc ta xây dựng trong mấy nghìn năm lịch sử đều mang dấu ấn của một tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm : chính trị, kinh, tế, văn hóa. Trừ nhà Nguyễn ra, còn trước đó, mỗi triều đại vượn lên, duy trì và phát triển, được là nhờ đã biết bảo vệ thắng lợi nền độc lập của nước nhà. về kinh tế, từ đời xửa đời xưa, dân ta cũng đã biết tìm ra trên đất nước mình những thứ cần thiết cho đời sống, và rút ra những kinh nghiệm sản xuất quý báu, nêu lên thành những nguyên lý mà ngày naỵ, khoa học còn phải tiếp tục giải quyết, như về nông nghiệp, thì từ xưa dân ta đã có những câu ví, câu phương ngôn vô cùng sắc bén — « tấc đất tấc vàng », « nước, phân, cần, giống ». Từ thời Lý, Trần, những nghề thủ công ta — thêu, dệt, đúc, làm đồ gốm, chạm, trổ, kiến trúc...— không thua kém .các nước láng giềng, và sự phân công xã hội về lao động đã có hàng nghìn năm về trước: sự chia những đô thị lớn như Thăng-Long thành phố, phường, là một bằng chứng.
Sự xây dựng và phát triển văn hóa của dân tộc ta lại có những nét rất đặc sắc của nó. Khi quan hệ phong kiến đã hình thành và củng cố trong người Hán, ít nhất là ở vùng dân cư của họ — lưu vực sông Hoàng-hà — đại khái sau thời Xuân thu Chiến quốc, - thời nó có xu hướng bành trướng ra. Đó cũng là một xu hướng lịch sử tất yếu. Vào lúc đó, về phía nam sông Trường-giang đã có những dân tộc tương đối tập trung, có nơị cư trú ổn định, đời sống đã có một sắc thải riêng. Trong đó, người Giao-chỉ tức là tổ tiên của dân Việt-nam ngày nay, là một bộ tộc lớn. Vì vậy mà sự xâm nhập từ phương Bắc, ngay từ đầu, đã gặp phải một sức chống cự mạnh mẽ. Từ Tần đến Hán, nhất là từ Đông Hán sắp đi cho đến Đường, là một quả trình phụ thuộc lâu dài, trong đó, tuy về địa lý, trở thành quận huyện của Trung-quốc, tuy về văn hóa, ảnh hưởng của Trung-quốc thâm nhập ngày một sâu, nhưng không đồng hóa được Việt-nam. Có thề nói, nó còn đẻ ra một quá trình ngược lại, là làm cho sắc thái riêng cua nền văn hóa đó ngày càng đậm nét. Điều đó chúng ta thấy rất rõ trong tiếng Việt và trong nền văn học dân gian Việt-nam.
Sự du nhập tư tưởng học thuật Trung-quốc vào Việt-nam chủ yếu là qua chữ Hán. Thường thường, một dân tộc chưa có chữ viết, bị một dân tộc khác có chữ viết chinh phục, thì nói chung là dân tộc bị chinh phục tiếp thu chữ viết của dân tộc chinh phục mình. Dĩ nhiên, Việt-nam dưới thời Bắc thuộc, cũng không ngoài lệ chung đó Nhưng, chữ Hán đã không thành một quốc ngữ đối với cả dân tộc ta, mà chỉ có một số người, trước hết là giai cấp quí tộc người Việt, chịu ảnh hưởng. Vì chữ Hán khó cho nên khó lòng phổ biến trong quảng đại quần chúng nhàn dân. vả lại, chinh ngay ở Trung-quốc, chữ Hán cũng vẫn là sở trường của giai cấp thống trị, với mục đích của việc học là đề thi cử ra làm quan. Du nhập vào thực tế Việt-nam, nó không thể đổi bản chất giai cấp của nó.
Song nguyên nhân chính, có lẽ là trước Bắc thuộc, người Việt đã có một cơ sở sinh hoạt vật chất và tinh thần tương đối ổn định, đồng nhất. Mặc dầu chưa có chữ viết, tiếng Việt đã vượt ra ngoài phạm vi của những bộ lạc rời rạc. . .
Nói như vậy không phải là ta phủ nhận ảnh hưởng và tác dụng tích cực của việc du nhập văn hóa và chữ Hán vào Việt-nam. Nhờ có sự du nhập đó, và kết quả tất yếu của nó là sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc —ở đây không nói đến tính chất của sự giao lưu đó— mà tiếng Việt được bổ sung, phong phú thêm, và những từ gốc Hán ngày càng nhiều. Song, những cái đó không thay đổi được cấu trúc cơ bản của tiếng Việt mà nguồn gốc của nó là ở trong cuộc sống tự tồn tự tại của người Việt.
Sau ngót một nghìn năm Bắc thuộc, Việt-nam giành lại độc lập. Muốn giữ và cũng cố độc lập, mà trách nhiệm đó trong điều kiện của thời đại ấy, không thể thuộc một giai cấp nào khác ngoài giai cấp phong kiến, thì phải tổ chức nước thành một quốc gia phong kiến có qui củ, vững chắc. Trong công cuộc xây dựng chính quyền nhà nước lúc đó, giai cấp thống trị Việt-nam cũng không còn biết lấy chính thể của nước nào làm mẫu mực, ngoài Trung-quốc ra. Vì vậy nên lúc Việt-nam giành được độc lập và củng cố nền độc lập, nghĩa là từ Lý, Trần và nhất là từ Hậu Lê, tư tưởng học thuật phương Bắc, mà Nho học là biểu hiện chính thống nhất, lại được thịnh hành, ở Việt-nam hơn bao giờ hết. Tuy vậy, những sự thâm nhập và phổ biến đó, không những không lấn át nổi tiếng Việt, mà ngược lại, đã tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển của tiếng Việt. Vì rằng, nước nhà độc lập thời ý thức dân tộc được nâng cao, nhất là như ở Việt-nam, việc giành lại quyền độc lập là kết quả của một cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài, và nền độc lập đó lại luôn luôn bị uy hiếp. Hai là một dân tộc độc lập phải tự mình xây dựng lấy tất cả những cái gì cần cho việc bảo vệ độc lập và cho đời sống của nhân dân — quân sự, kinh tế, văn hóa, v.v... Cho nên nhu cầu về phát triển ngôn ngữ và văn học tặng nhanh, điều đó không có gì lạ.
Nhưng còn có một đặc điểm này nữa, là việc thâm nhập và phổ biến tư tưởng học thuật của phương Bắc và Hán học vào Việt-nam tron.g giai đoạn nước nhà độc lập, vẫn đeo đuổi mục đích chật hẹp là để củng cố quyền lợi và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, nó không thể trở thành công cụ. đấu tranh của nhân dân được. về mục tiêu cũng như hình thức chữ Hán, nếu không phải là độc quyền thời cũng là sở trường của một thiều số thống trị. Như vậy là dân tộc ta, khi đã là một dân tộc độc lập rồi, đã trưởng thành, mà vẫn chưa có chữ viết; do đó mà trong cuộc dấu tranh hàng ngày người dân phải tìm ra một hình thức nào dễ diễn đạt ý nghĩ, tâm tư và ước vọng của mình.
Từ lâu, khi đất nước mới độc lập, những sĩ phu có học vấn rộng, có tinh, thần dân tộc cao, cũng đã nghĩ đến cách làm cho nước nhà có một văn tự riêng. Việc nghĩ ra chữ Nôm cũng là một sự cố gắng về mặt đó, và nó phản ảnh cải ý thức dân tộc chung nói trên, trước hết là nó dựa trên một thực tế khách quan, là tiếng Việt đã phong phú, thì tại sao lại cứ phải suy nghĩ bằng tiếng nước ngoài? Nhưng, tác dụng của chữ Nôm bị hạn chế ngay từ gốc, là phải có sẵn một vốn Hán học mới sử dụng nó được, vì trong chữ Nôm, nghĩa là chính mà âm là phụ. Mà dư âm là phụ đi nữa thi cũng phải biết trong chữ Hán, có chữ tương đương nào để diễn được âm đó. Vì thế, nó cũng chỉ để cho một thiểu số Nho sĩ, dùng để làm thơ bằng quốc văn. Còn một kho tàng văn hóa mà nhân dân đã tạo nên thời nó ít có tác dụng để diễn đạt và phổ biến.
Vì thiếu cái đó, cho nên nhân dân đã tạo nên nhiều thề văn truyền miệng—ca dao, hò, hát, ví, đố—và để có thề truyền lại mãi mãi về sau, và phổ biến rộng rãi trong dân gian, thì nó có hai đặc tính, là hình tượng và âm điệu, nghĩa là trong văn học dân gian Việt-nam, về nghệ thuật, có hai nhân tố cơ bản tạo thành, là họa và nhạc.
Nói tóm lại, sở dĩ đối với Truyện Kiều, một số người còn có ý kiến phân vân, có lẽ một là vì chưa gắn liền Truyện Kiều vời thực tế Việt-nam cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nét đặc sắc nhất của Truyện Kiều, có phải tính tả thực của nó không? Nếu phải, thì phải biết rằng nếu không thông cảm, không trải qua và không nếm phải mùi vị của cuộc sống thực tế thì ngòi bút nào mà vẽ ra được những bức tranh sống về người, về tình, về cảnh mà Truyện Kiều là một kho tàng vô giá ? Hai, là có phải một nét đặc sắc nữa của Truyện Kiều là sức mạnh, tố cáo của nó không? Nếu phải, thì phải nhận rằng sự cảm tức, oán ghét chỉ có thể hiện lên được trong lòng người nghệ sĩ, khi mà những cảnh, những tình, những người mà họ chỉ tên vạch trán là những cảnh, những tình, những người mà chính họ đã trông thấy, đã tiếp xúc, và với nó ít nhiều đã ràng buộc. Một nguyên nhân nữa, là vì khi chúng ta nghiên cứu văn học Việt-nam nói chung, và Truyện Kiều nói riêng, chúng ta chưa gắn chặt nó với những đặc điểm của quá trình phát triển của lịch sử Việt-nam, một quá trình phát triển mang những đặc điểm, những sắc thái riêng của nó. Truyện Kiều, không những về ngôn ngữ và nghệ thuật, mà cả về cấu trúc và nội dung, là sự thể hiện ở một mức độ cao những đặc điểm ấy.
Và nguyên, nhân thứ ba, trong việc phê phán các tác phẩm văn học Việt-nam, chúng ta có phải đã quá thiên về cách đánh giá -các tác phẩm văn học như kiều các nước phương Tây, hoặc những nước có một nền văn học gọi là chính qui phong phú và lâu đời hơn ta không ?
Do đó mà chúng tá có thể có sự nhận xét như sau: nói chung, văn học của bất cứ nước nào cũng bắt nguồn từ nhân dân, nhưng ở những nước những dân tộc có văn tự sớm, thời văn viết, đẻ ra từ khi xã hội chia thành giai cấp, dần dần lấn át văn truyền miệng và vì hệ ý thức của một nước trong xã hội có giai cấp, là hệ ý thức của giai cấp thống trị, cho nên phần nhiều văn truyền miệng, khi chuyển sang văn viết, bị đồng hóa và hoặc nhiều hoặc ít, đã mát những nét độc đáo của nó. Ở ta thì không thế. hoàn cảnh và đặc điểm phát triển lịch sử của dân tộc Việt-nam, như đã nhắc ở trên, vì thiếu văn viết, nên tự nhân vật phải tạo nên thứ văn riêng của mình» vì vậy mà nó vô cùng phong phú và có một "sứ mạnh vô son .Không những nó không bị thu hút, đồng hóa bỏi văn viết, mà ngược lại, nó lại thu hút và « cải tạo » văn viết, mặc dù khi văn viết dùng những thể văn rất kinh điển cua nước ngoài. Ảnh hưởng đó đặc biệt mạnh và sâu sắc trong thời kỳ đấu tranh kịch liệt chống ngoại xâm, như thơ Nguyễn Trãi, hoặc khi mà mâu thuẫn xã hội ở trong nước rất gay gắt, như thơ Hồ Xuân Hương thơ Nguyễn Du.
Vì sao vậy? Là vì nhà thơ, nhà văn có vận dụng kho tàng văn học của dân gian mới diễn tả được tất cả những khía cạnh, những chi tiết của tình trạng và tâm tư của những người đương thời, mới phản ảnh hết được bức tranh của xã hội và những mâu thuẫn của nó. Đồng thời nó cũng vạch mặt được, tố cảo cái ban chất bất nhân, bất nghĩa, sự mục nát của giai cấp thống trị và chế độ đương thời.
Truyện Kiều là một sự vận dụng thiên tài kho tàng văn học dân gian. Nó không chỉ nói lên tính phong phú của tiếng Việt, có thề dùng những lời rất thanh nhã để tả những sự việc rất tục, rất sỗ sàng:
Tiếc thay một đóa trà my
Con ong đã tỏ đường đi, lối về
Và ngược lại, cũng có thể dùng những tiếng rất tục, rất phàm mà câu văn và ý vẫn không mất tính chất thanh nhã:
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
hoặc như:
Vợ chàng quỉ quái, tinh ma
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau.
Đẹp không phải chỉ ở chỗ tác giả dùng toàn những tiếng nôm na mà bất cứ người dân Việt nào, lọt lòng mẹ ra, cũng quen tai thuộc mồm, nhưng còn ở chỗ nó thành những phương ngôn, tục ngữ, ca dao, câu ví, nó đã thành hình thức diễn đạt duy nhất và phổ biến nhất triết học bình dân của ta, đã bao đời cũng là hình thức phong phú nhất của nền văn học dân gian Việt-nam, và là một trong những lợi khí sắc bén của dân ta chống thiên nhiên cũng như chống thù trong giặc ngoài.
Vì vậy, tuy sự tích của Truyện Kiều là của Trung-quốc và là của nước Trung-quốc cách Nguyễn Du ba bốn trăm năm, những điển cổ là của Trung-quốc một trăm phần trăm, nhưng Truyện Kiều lại là một áng văn chương Việt-nam hoàn toàn, mà sự tích và những điều cố của nước ngoài chỉ là phương tiện nghệ thuật, có một điều đáng chú ý, là dưới thời phong kiến, cũng như dưới chế độ thực dân, chế độ kiểm duyệt cực kỳ khắt khe. Hồng lâu mộng không quên tâng bốc vua, nào là hiếu thảo, nào là phúc đức, nào là sáng suốt, thế mà khi mới ra đời đã bị triều Thanh cấm.
Những phương tiện mà Nguyễn Du đã mượn của nước ngoài không những không lấn át, hoặc làm mờ nhạt tiếng và nếp suy nghĩ của người Việt-nam, mà còn bị « đồng hóa » để góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp, tế nhị.
Có được sự «đồng hóa» đó là vì ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tiếng Việt đã là một thứ tiếng rất phong phú, giàu đẹp, đã được nhân dân, và chính là nhân dân sáng tạo và bồi đắp trong mấy nghìn năm đấu tranh dày dặn để tự lực, tự cường, bằng con đường tự lực cánh sinh. Nếu trong thực tế Việt-nam hồi ấy không sẵn có cái vốn kia, thi dù Nguyễn Du có tài giỏi đến đâu, trình độ Hán học của ông có uyên thâm đến đâu, cũng không thể sản sinh, ra được một tác phẩm như vậy.
Nói thế không có nghĩa là phủ nhận hoặc hạ thấp cái tài của Nguyễn Du. Trái lại, cái vĩ đại của Nguyễn Du là ở chỗ đã biết khai thác, một cách sâu sắc và ở một mức độ rất cao, nếu không nói là tuyệt vời, những khả năng tiềm tàng to lớn của tiếng dân tộc, và càng làm cho ta nhận thức rõ cái giá trị của nó. Dù ý muốn chủ quan của Nguyễn Du như thế nào, công trình đó về khách quan và có thể là gián tiếp, đã góp phần nâng cao tinh thần tự do dân tộc của chúng ta.
Về quan điểm văn học, Nguyễn Du, với Truyện Kiều, đã gỉai quyết một vấn đề mà cho đến nay, chúng ta còn tiếp tục giải quyết. Đó là sự phát triển không cân đối giữa văn vần và văn xuôi trong văn học ta. Ở các nước phương Tây, trừ các công trình về tư tưởng học thuật triết sử, địa lý, v.v... — không kể, còn về văn học thì từ thượng cổ cho đến trung cổ, nói chung là theo thể văn vần. Còn văn xuôi thì sau khi bắt đầu thời kỳ cận đại mới có. Là vì ở thời thượng và trung cổ, văn học dân gian, với những nghệ sĩ dân gian tay đàn miệng hát, như những ngươi hát vè, hát xẩm của ta trước đây, vào các lâu đài của bọn quý tộc, hoăc đến chỗ đông người như chợ búa đề hát, là chính. Bi kịch, hài kịch ở cổ Hy — La chủ yếu cũng viết bằng văn vần. Sang thời ký cận đại thời văn xuôi,. chủ yếu là tiểu thuyết, mới xuất hiện. Ở Trung-quốc trong văn học, văn xuôi xuất hiện rất sớm, sớm hơn cả các nước phương Tây.
Ở ta trừ những bài hịch, điều trần, văn tế, có từ đời Lý—Trần, mà loại văn này cũng gần với văn vần hơn là văn xuôi, còn thì loại văn như tiểu thuyết, viết bằng văn xuôi, xuất hiện muộn hơn, đặc biệt là văn xuôi tiếng việt thi mãi sau khi ta bị đế quốc Pháp xâm lược rồi mới bắt đầu có người viết. Điều đó cũng dễ hiểu. Có phải ta thiếu nhân tài không ? Hay là vì tình cảm của con người ta khăng sâu sắc, không chan chứa để có thể diễn đạt được một cách chi ly, tinh vi, toàn diện bằng văn xuôi? Hay là vì tiếng nói cua ta quả nghèo đến nỗi chỉ có thể sáng tác được bằng văn vần ? Hán học đã thâm nhập vào ta từ lâu, mà Trung-quốc có văn xuôi cũng từ lâu, tại sao ta lại không tiếp thu và tạo ra loại văn đó? Theo chúng tôi nghĩ, không phải vì những lý do đó, mà lý do chính, có lẽ như đã trình bày ở trên, là ở chỗ suốt trong quá trình lịch sử của dân tộc, cơ sở của văn học Việt-nam luôn luôn là văn học dân gian. Bọn quý tộc, các sĩ phu phong kiến, giỏi Nho học, phần nhiều chỉ mài miệt vào tứ thư ngũ kinh để thi cử và học nghề «trị dân ». Nếu có làm văn, và làm văn nôm đi nữa là đe tiêu khiền. Nếu có những người bất mãn vì công không thành danh không toại, muốn tỏ bày tâm sự bằng thơ thì nội dung thường là nghèo nàn, làm dăm ba bài thơ bốn hoặc tám câu theo luật Đường là hết chuyện. Nếu sự bất mãn của họ đến cao độ, thì họ hành động trực tiếp chống lại vua quan bằng những cuộc nổi loạn, khởi nghĩa, mà họ đơn độc làm hoặc dựa vào nông dân, và bọn thống trị thường gán cho cái nhãn hiệu chung là « làm giặc ».
Văn xuôi nhất định phải viết bằng tiếng dân tộc, mà tiếng dân tộc thì bị giai cấp thống trị coi thường, cho là nôm na, tục tằn, mộc mạc, không diễn đạt nổị cái cao xa, tinh vi, cái hay, cái đẹp. Có làm thơ bằng quốc văn đi nữa thì mối câu đầy rẫy danh từ chữ Hán, nào là : chí nam nhi, tang bồng hồ th.1, vầng nhật nguyệt, lộc cửu trùng, sơn hà xã tắc, thệ hải minh sơn, v.v...
Trước Truyện Kiều hoặc đồng thời với Truyện Kiều, cũng có những tác phẩm dài hơi bằng quốc văn để diễn tả tình cảnh và nội tâm của một nhân vật nào đó. Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm là những cố gắng về mặt đó. Đứng về khách quan, thế kỷ XVIII là thời kỳ có nhiều cuộc đảo lộn nhất trong đời sống xã hội Việt-nam, mâu thuẫn gay gắt, đấu tranh xã hội ác liệt thời kỳ tan rã của bộ máy phong kiến quan liêu Việt-nam, thời kỳ bùng nổ những cuộc khởi nghĩa nông dân mãnh liệt và dẻo dai, « đêm giao thừa » của khởi nghĩa Tây sơn. Đó là bối cảnh lịch sử đã đẻ ra những câu văn, tả một cách thống thiết và chi ly những đau khổ tủi nhục của con người, và tố cáo sự hủ bại thối nát của giai cấp thống trị, nguồn gốc của những đau khổ đó. Những lời văn đó còn biểu thị ý muốn của nhân dân có một cuộc sống yên no, hạnh phúc, công bằng, trong đó thể thống và phẩm chất của con người được tôn trọng.
Trong hoàn cảnh đó, nhân dân tự họ đã sáng tác nên những truyện có tính chất vè, với lối thơ hoàn toàn dân tộc, là điệu lục bát. Đó là thời kỳ xuất hiện rất nhiều tác phẩm văn học dân gian, đại loại như Phạm Tải — Ngọc Hoa, hay là những truyện ngụ ngôn — Trê cóc, Lạc súc tranh công.
Thực tế xã hội và sáng tác của dân gian nhất định đã ảnh hưởng đến lý tri và tâm tư của lớp Nho học, với mức độ khác nhau, nó thể hiện ở những tác phẩm của họ trong thời đại ấy. Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm đã biết vận dụng loại lục bát, nhưng vẫn chưa mạnh dạn, chưa triệt để, mà còn xen kẽ lục bát vời song thất. Đó cũng là một sáng tạo. Nhưng có phải vì thế mà những tác phẩm đó có nhiều hạn chế về nghệ thuật và về nội dung không? Hay là những hạn chế đó có. những nguyên nhân hoàn toàn chủ quan ? Điều đó cần phải tìm hiểu thêm. Nhưng có một thực tế này, là với Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm, viết theo thể song thất lục bát, Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm chưa làm cho người ta thông cảm sâu sắc, thấm thía với tấn bi kịch và với nhân vật, vì chưa làm cho chúng ta nhận thức được rằng những cảnh ngộ như vậy chỉ là những chi tiết của cả một tấn bi kịch chung của xã hội đương thời.
Cũng phải kể đến Hồ Xuân Hương về việc sử dụng tiếng dân tộc, và lấy những sự việc, những vật rất thông thường trong thực tế xung quanh làm đầu đề, Hồ Xuân Hương hơn hẳn bất cứ một nhà văn Việt-nam nào từ trước và đương thời, kể cả Nguyễn Du nữa. Nhưng Xuân Hương lại chỉ “dùng lối thơ theo luật Đường, về nghệ thuật, thơ Xuân Hương lần đầu tiên đã đả phá cái thành kiến ăn sâu trong giới trí thức chịu ảnh hưởng của Hán học, rằng thơ theo luật Đường là diễn đạt những cái gì cao quí, tế nhị, cho nên hoặc nó phải làm bằng chữ Hán, hoặc nếu dùng tiếng dân tộc, thì phải dùng nhiều tiếng Hán — Việt mới được. Trong khi số lớn nhà văn thời đó buộc tiếng Việt phải thích nghi vào lối thơ. Đường thì Xuân Hương lại buộc lối thơ này thích nghi vào tiếng Việt. Đó cũng là một sự thể hiện tính chất dồi dào, sinh động, tinh vi của tiếng Việt ở thơif đó. Nhưng thơ Xuân Hương, nếu gộp lại với nhau thì cũng cho ta thấy cái chủ đích, của tác giả, mặc dầu dưới hình thức châm biếm, diễu cợt, trêu ghẹo. Đó là vấn đề lễ giáo phong kiến, đạo đức giả của bọn thống trị, đưa người phụ nữ ra làm đồ chơi để thỏa lòng nhục dục. Thơ Xuân Hương cũng có tính chất tố cáo, nguyền rủa khá mạnh, khá táo bạo đối với xã hội cũ trong vấn đề tình yêu :
Chém cha cái kiềp lấy chồng chung...
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chịu đấm ân xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn mướn không công.
Nhưng sức tố cáo đó cũng còn bị hạn chế, chưa làm cho người ta thấm thía được tất cả sự thối nát của luân thường đạo lý của giai cấp thống trị đương thời. Sự hạn chế đó có lẽ một phần là do cá tính của Xuân Hương và thân phận của bà. Hai, là Xuân Hương, tuy phẫn nộ đối với xã hội cũ, nhưng chỉ trong vấn đề tình yêu, mà bản thân bà là một nạn nhân, Và vẫn còn có một sự tự ty nào đó đối vời những vấn đề lớn, cho rằng mình là phận gái, đó cũng vì ảnh hưởng Khổng giáo đối với bà còn nặng.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu !
Sự thành công của Nguyễn Du, với Truyện Kiều, là dùng thơ để viết ra một bộ tiểu thuyết với tất cả những yêu cầu của thể văn đó, không cần tạo nên cái gì mới, mà chỉ hoàn toàn dựa vào lối hình thức thơ ca của văn học dân gian ta, nghĩa là theo vần lục bát. Truyện Kiều tuy là thơ, nhưng vẫn nôm na, nôm na nhưng vẫn là thơ. Không bày đặt ra một cái gì mới, không đi tìm một hình thức gì đặc biệt mà chỉ dựa vào những truyền thống của dân tộc, Nguyễn Du đã có một sáng tạo độc đáo.
Thơ ca vẫn là tiếng nói. Sự phát triển của tiếng nói đi đôi với sự phát triển của đời sống xã hội, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội của con người. Nghệ thuật của Nguyễn Du ở Truyện Kiều làm cho chúng ta có thể đánh giá được trình độ của đời sống tinh thần của dân tộc ta hồi đó. Tất nhiên, không phải chỉ ở thời Nguyễn Du, nhân dân ta mới có một đời sống tinh thần cao và phong phú. Một dân tộc mà từ đầu, cuộc sống là một cuộc đấu tranh gay gắt chống ngoại xâm, luôn luôn vừa đánh giặc vừa dựng nước, tự tay mình tạo nên tất cả, nói tóm lại, lịch sử dân tộc ta trong mấy nghìn năm vừa là một tấn bi kịch vừa là một thiên anh hùng ca, thời tư duy và tình cảm của một dân tộc như vậy tất nhiên phải tiến rất nhanh và rất mạnh, được bồi dưỡng, rèn luyện một cách sâu sắc và toàn diện.
Thời Lý, Trần cũng đã chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa vật chất của dân tộc trong các mỹ nghệ, kiến trúc, trong tổ chức hệ thống đê điều. Về học thuật, đã có những công trình khoa học qui mô, như sử, ngôn ngữ và văn học, địa lý, khoa học quân sự, tổ chức cấp học cao (Thái học viện là một thư viên hàn lâm). Những nhân vật lỗi lạc của thời đại đó là Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Trần Quốc Tuấn, mà toàn diện nhất là nhà văn, nhà học giả, nhà chiến lược, nhà chính trị Nguyễn Trãi (1).
Cũng không phải Truyện Kiều là công trinh duy nhất chứng tỏ đời sống tinh thần cao cua dân tộc ta hồi đó về văn học, cuối thế kỷ XVII nhất là thế kỷ XVIII, đặc biệt là về thơ ca, là thời kỳ sản sinh ra nhiều nhân vật xuất sắc trong đó có Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du.
Nhưng qua tác phẩm của mỗi nhà văn kể trên, trừ Nguyễn Du ra, chúng ta chỉ nhìn thấy một khía cạnh nào đó của đời sống của xã hội đương thời, và về tình cảm, không làm cho người ta thấm thía sâu sắc, bởi vì một là tính chất tố cáo của những tác phẩm đó không sắc bén, hai là sơ dĩ không có tính chất tố cáo sắc bén là vì dựa trên những quan niệm trừu tượng về hạnh phúc nói chung, hạnh phúc gia đình, về tình yêu. Như Cung oán ngâm khúc tả số phận của mỹ nữ cung tần, nhưng không phải chỉ riêng thời Lê— Trịnh các cung tần mỹ nữ mới gặp phải cảnh đó, và nó không làm cho người ta liên tưởng đến chế độ xã hội đã đẻ ra những cảnh như thế, và có liên quan đến số phận của những hạng người khác, nhất là lối sống xa hoa đồi trụy, hưởng lạc một cách bỉ ổi của cả một lũ thống trị. Hồng lâu mộng mô tả đời sống hàng ngày trong các vương phủ cho người ta thấy rõ sự áp bức bóc lột tàn nhẫn của tập đoàn phong kiến đang tan rã, trong đó có cả triều đình, mặc dầu không trực tiếp đi kích vua chúa, và chính lối sống xa hoa, ăn bám đó đưa xã hội ấy đến chỗ tan rã.
Về Chinh phụ ngâm, nếu chỉ nghe tiếng than thở của một người vợ kẻ chinh phu, thời người ta cũng chỉ thấy đó là tâm tư chung của bất cứ người vợ nào khi chồng đi đánh giặc. Nếu chỉ thế thôi, thì mấy nghìn năm về trước, cũng đã có những cảnh xa lìa đứt ruột xé gan khi chồng ra mặt trận để lại con thơ vợ dại như trong I-li-át, Ăng-đrô-snac tiễn đưa Ec-to. Vấn đề là ở chỗ, qua tấn bi kịch cá nhân, người ta có thấy được hay không bức tranh của xã hội đương thời, cùng với cảnh liên miên chém giết lẫn nhau,, bọn ma vương ác bá của các tập đoàn phong kiến giày xéo lên cuộc đời của nhân dân, gây ra bao nhiêu tang tóc cho hàng triệu người, không phải vì chính nghĩa, vì độc lập dân tộc, mà vì tham quyền cố vị; giành giật ngôi thứ giữa bọn thống trị đang đi đến chỗ diệt vong, như trong thời buỗi hỗn loạn và bế tắc , trời nghiêng đất ngửa, cương thường đảo lộn thời Lê mạt, được mô tả rất sinh động trong cuốn Hoàng Lê nhất thõng chí.
Nhà thơ Nguyễn Du là vĩ đại ở chỗ, qùa cuộc đởi bi kịch cua một ngưòú con gái, đã vạch cho ta thấy tấn bi kịch của xã hội Việt-Nam hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nhưng, không phải nhà thơ mô tả tấn bi kịch đó theo chủ nghĩa tự nliiên, mà là theo quan điềm hiệtt thực phê phán, trên ý thức « những điều trông thấy mà đau đớn lòng », và từ tác phẩm, nổi lên một lời phản kháng, một sức tố cáo mạnh mẽ.
Nhà thơ có thông cảm một cách sâu sắc với những đau khổ vô ngần, cả một tấn bi kịch não nuột của thế hệ đương thời thi mới diễn tả ra nó một cách toàn diện, sâu sắc và thống thiết, và dĩ nhiên là sức tố cáo của tác phẩm mới mạnh mẽ. Về nội dung thời đó là tính nhân đạo của Truyện Kiều.
Những nhà thơ, nhà văn có tinh thần nhân đạo không phải là ít. Ở Việt-nam, hồi thế kỷ XVIII, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương vẫn có tư tưởng nhân đạo.
Quan điểm nhân đạo của Nguyễn Du có cơ sở vững chắc, luôn luôn được những thế hệ về sau hiểu và thông cảm, bởi vì nó có căn nguyên trong, thực tế xã hội đương thời, bởi vì nó là một tấm gương phản ánh những, mâu thuẫn của xã hội đương thời. Còn giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào ? Đó lại là chỗ hạn chế của Nguyễn Du và của Truyện Kiều. Thường thường, trong khi mà những mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt, nhưng lại chưa có, hoặc chưa đủ những nhân tố khách quan cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn đó theo những quy luật phát triển của xã hội, thời rất nhiều nhà văn, nhà thơ, hoặc những nhà tư tưởng có nhiệt tâm đối với vận mệnh của con người, hoặc đi chu du vào cõi không tưởng, hoặc quay trở về thời đại « hoàng kim ».
Ở ta và nói chung là ở các nước châu Ả, vì sự phát triển xã hội có những nét đặc biệt của nó, cho nên ít có cơ sở để cho những nhà văn và những nhà tư tương lo đến thời thế tìm con đường gỉai thoát trong không tưởng. Một trong những đặc điểm đó là quan điểm phong kiến tồn tại rất lâu, dai dẳng trong hàng nghìn năm, cái đó cũng làm cho người ta dễ có ấn tượng rằng tôn ty trật tự. phong kiến là một cái gì có thể tồn tại lâu dài, hình như là tự thiên nhiên. Đạo Khổng đã có một tác dụng không nhỏ trong việc nuôi dưỡng và củng cố ấn tượng đó. Trong khi đó thì giai cấp đấu tranh vẫn ngày càng ác liệt, cho nên cái quan niệm kia không thể không bị lung lay. Song ở các nước châu Á nói chung, giai cấp đấu tranh trong một thời gian lịch sử lâu dài, tương đối đơn thuần hơn, căn bản là giữa nông dân và giai cấp phong kiến. Mà sự thống trị trong bao nhiêu thế kỷ thể hiện dưới hình thức duy nhất là nền quân chủ độc đoán tập quyền.
Ở các nước phương Tây, trong thời đại phong kiến, sự mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến vẫn là cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình diễn biểu của nó, do sự phân hóa xã hội tiến hành tương đối nhanh, sự bố tri lực lượng và tương quan lực lượng có những thay đổi phức tạp hơn, ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của giai cấp đấu tranh. Vì vậy mà ở đây có miếng đất thuận lợi hơn để đẻ ra những quan niệm ảo tương về một tương lai tươi đẹp với những khái niệm trừu tượng về hạnh phúc, công bằng, bác ái, v.v. Ở Việt-nam, cũng như các nước châu Á nói chung, sự tồn tại lâu dài cua quan hệ sản xuất phong kiến không gạt bỏ, mà còn xen kẽ với nhiều tàn dư của các chế độ cũ hơn, như gia trửong, công xã nguyên thủy. Trong những cái gọi là lời dạy của thánh hiền, thường cũng hay nhắc đến thời đại Nghiêu—Thuấn. Vì vậy mà những ai chống chế độ đương thời, khi đi tìm lối giải thoát, phần nhiều có xu hướng quay trở lại những tiêu chuẩn của cuộc sống của một quá khứ xa xăm, khi mà « mọi người ăn ở với nhau rất hòa thuận, đêm ngủ không phải đóng cửa, có thửa ruộng, miếng vườn không cần rào dậu, của rơi ngoài đường không ai nhặt».
Về tư tưởng, Nguyễn Du do hoàn cảnh xã hội Việt-nam, do sự giáo dục và do thành phần giai cấp, có lẽ đã chịu ảnh hưởng về phía này nhiều hơn.Đối với ông là người được thấm nhuần nhân sinh quan của Nho học, vấn đề chính thống hay không chính thống là một vấn đề lớn. Vì vậy mà cảm tình của ông đã ngừng lại ở chỗ thông cảm với những đau khổ của nhân dân, và làm người phát ngôn của những nỗi đau khổ đó, đồng thời tố cáo cái chế độ tàn ác đã gây nên tấn thảm kịch ấy. Và vì có sự thông cảm đó, cho nên ông đã thấy được cái đẹp, cái lành mạnh, cái hồn nhiên, sức sống dồi dào của những giá trị tinh thần của nhân dân. Nhưng còn sức mạnh chính của nhân dân như là kẻ sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra loài người, mà những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng là những lúc biểu hiện, thời Nguyễn Du không nhìn thấy và không thể nhìn thấy được. Thế kỷ XVIII có hai măt: một mặt, là sự suy vong của chế độ phong kiến và những thống khổ vô ngần của nhân dân ; một mặt là sự vươn mình của quần chúng nông dân, nó làm rung chuyển nền tảng của chế độ phong kiến, Nguyễn Du tiếp thu mặt thứ nhất rất thấm thìa. Còn mặt thứ hai thì lọt vào tư duy và tình cảm của ông một cách yếu ớt. Đó là cơ sở của thái độ của ông đối với khởi nghĩa Tây sơn.
Người ta cũng có thể lấy làm lạ rằng một người như Nguyễn Du, với những tác phẩm như vậy, không thể không phải là một ngừoi có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc. Nhưng tại sao lại có thể có thái độ thù địch, đối với Tây sơn trong khi mà công trạng hiến hách nhất, có tính chất lịch sử của Tây sơn là cứu nước thoát khỏi ách ngoại xâm ? Nguyễn Du chắc chắn là một người yêu nước, nhưng tinh thần yêu nứoc đó đã bị lệ thuộc vào lập trường giai cấp phong kiến của ông. Thuộc tầng lớp trên, lại bị cầm tù trong quan điểm về chính thống của trật tự và lễ giáo phong kiến, ông cho rằng trách nhiệm cứu nước chỉ có thệ thuộc về giai cấp thống trị truyền thống, và không thể quan niệm và thừa nhận rằng một giai cấp khác, nhất là một giai cấp từ bao đời luôn luôn là giai cấp bị trị, và thân phận bị trị của giai cấp đó hầu như là thiên kinh địa nghĩa, một điều nằm sẵn trong trật tự tất nhiên của sự vật, lại có thể đảm đương nối một sự nghiệp to lớn như vậy. Thậm chí khi thực tế đã chứng minh điều trái ngược lại, như lời dân hay hát:
Con vua thì lại làm vua,
Con nhà sãi chùa thì quét lá đa.
Khi nào dân nổi can qua,
Con vua thất thề lại ra quét chùa !
thì Nguyễn Du cũng không tin, cho đó là một đại họa, một việc ngẫu nhiên rủi ro, vì loạn lạc mà có, ở ngoài luân thường đạo lý, không thể tính được vào trong khuôn phép của trời đất:
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào !
Có lẽ tư tưởng định mệnh mà Truyện Kiều bị chi phối, cũng xuất phát, từ trên hệ ý thức đó.
Một tác phẩm văn nghệ vĩ đại bao giờ cũng phản ánh thực tế đương thời. Có cái tác phẩm đó phản ánh đúng, có cái phản ánh sai, đó là một việc đương nhiên. Ta phải đề cao và phát huy cái đúng, và phê binh cái sai, đó cũng là một việc tất nhiên. Lấy gì đề làm tiêu chuẩn cho việc đánh giá cái gì là đúng, cái gì là sai? Cái đó là quan điểm lập trường cách mạng, cái đó là tính đảng trong văn học nghệ thuật. Bởi vì trong lĩnh vực tư tưởng ý thức, một tác phẩm văn nghệ là một lợi khí đấu tranh giai cấp. Đó là vấn đề nghệ thuật vị dân sinh, chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật.
Chúng ta nhận Nguyễn Du là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, tác phẩm chính của Nguyễn Du, Truyện Kiều là một sảng tác thiên tài bất hủ. Trước hết, là vì ông đã phác họa ra được một bức tranh rất sinh động, rất đầy đủ, rất bao quát của những tai họa, đau đớn vô ngần mà nhân dân ta đã phải chịu đựng khi chế độ phong kiến bước vào buổi suy tàn của nó. Đó là một sự tổng hợp về số phận của con người nói chung, của nhân dân nói riêng». Dưới những chế độ người bóc lột người, khi mà bọn thống trị duy trì và củng cố quyền thống trị của chúng bằng áp bức, bằng lừa đảo, phản phúc, bằng tàn bạo, bằng tra tấn, nhà tù, bằng thế lực đồng tiền, bằng sự chà đạp lên thể thống và sinh mệnh của con người. Ngụyễn Du là một khối óc vĩ đại vì ông đã lấy những cảnh đau khổ tang tóc mà thế hệ của ông phải chịu, kết thành một bản cáo trạng lên án nền thống trị tàn ác, bất nhân bất nghĩa của tất các bọn bóc lột, kể cả bọn " trong tay sẵn có đồng tiền " và " làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền ".
Trong khi nói lên những nỗi thương tâm, không phải Nguyễn Du chỉ mô tả một cách « khách quan », mà trọng mỗi cảnh éo le, mỗi sự đày đọa đối với con người chứa đựng một sự phẫn nộ, một lời phản kháng đối với những kẻ đã gây ra những đau khổ đó, những bọn « mặt sắt đen sì» «thương gì đến ngọc tiếc gì đến hoa », « đưa người cửa trườc rước người cưa sau", « bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao ». Có thông cảm sâu sắc với những đau khổ của người đời mời thấy rằng thưorig cảm ở đây không phải chỉ là một vấn đề phúc đức, rủ lòng thương hay tỏ lòng từ bi bác ái, mong cầu Thượng đế cứu chúng sinh ra khỏi cảnh trầm luân khổ ải, mà là vấn đề bảo vệ thể thống và giá trị của con người, bằng cách vạch tên chỉ trán chế độ đương thời và những hạng người, cả cái xã hội làm rường cột cho chế độ đó. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là sự kết hợp của một khối óc bao la và một tâm hồn cao cả. Vì vậy mà chủ nghĩa định mệnh mà Truyện Kiều bị vấn vương đã không đứng vững trước thử thách của thực tế, mà chính. Nguyễn Du, ngay trong Truyện Kiều lại là kẻ phát ngôn, kẻ chứng nhận thực tế đó để nó bác cái thuyết định mệnh của bản thân mình. Mâu thuẫn đó cũng dễ hiểu, và những nhà văn trứ danh trên thế giới không tránh khỏi nó. Trong Chiến tranh và hòa bình, Li-ep Tôn-xtôi cho tất cả mọi sự việc xẩy ra trong lịch sử, như quân Pháp xâm lược nước Nga hồi 1812, kế hoạch của Cu-tu-zốp đánh bại Na-pô-lê-ông, là đã được qui định bởi một sức bên trên, siêu phàm, mà những hành động của các nhân vật lịch sử là chỉ thi hành cái ý chí tối cao đó. Nhưng mặt khác Tôn-xtôi lại thấy sức làm xoay chuyển lịch sử, chính là cuộc chiến tranh nhân dân tự vệ của người Nga, là tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của người Nga, biết dùng những biện pháp của chiến tranh nhân dân, dùng quả bầu (như gậy tầm vông của ta) đề đánh lên đầu giặc, làm vườn không nhà trống khi giặc đến, từ người nông dân mặc áo lính đến cô tiểu thư của một gia đình qúy tộc.
Trong Truyện Kiều còn có mâu thuẫn nữa là Nguyễn Du đã biết phơi bày ra những mâu thuẫn gay gắt của xã hội đương thời, nhưng lại không nhìn thấy lối thoát, và bằng cách nào, với lực lượng nào, có thể giải quyết những mâu thuẫn đó. Cái đó thể hiện ở thái độ Nguyễn Du đối với phong trào nông dân thế kỷ XVIII nói chung và đối vời phong trào Tây sơn nói riêng.
Sự mâu thuẫn này cũng dễ hiểu. Lê-nin, khi đánh giá tác phẩm và sự nghiệp Tôn-xtôi, đã nói về nông dân Nga hồi cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX như sau: «Tất cả đời sống quá khứ của nông dân đã dạy họ ghét tên lãnh chúa và tên quan lại, nhưng đã không dạy cho họ và không thể dạy cho họ tìm đâu ra câu trả lời cho những câu hỏi đó ». Và về ý thức quan điểm của Tôn-xtôi, Lê-nin nói : « Những mâu thuẫn trong quan niệm và trong những lời giáo huấn của Tôn-xtôi không phải là kết quả của một sự ngẫu nhiên, mà là sự thể hiện những điều kiện mâu thuẫn nó chi phối đời sống ở Nga trong phần ba cuối thế kỷ XIX... Vì vậy cho nên phải phê phán những mâu thuẫn trong quan niệm của Ton-xtoi không phải trên quan điểm của phong trào công nhân và của chủ nghĩa xa hội hiện đại (tất nhiên phải có sự phê phán đó) mà phải theo quan điềm của sự phản kháng chống chủ nghĩa tư bản đang tiến lên, chống sự phá sản của nông dân bị cướp đất, một sự phản kháng từ nông thôn gia trưởng Nga mà ra ».
Trong hơn một thế kỷ, nhân dân ta, nhất là các tầng lớp nhân dân lao động, không ngớt ham chuộng Truyện Kiều, thậm chí những người không biết đọc, biết viết cũng thuộc ít nhất là vài đoạn Kiều.. Là vì từ sau khi nhà Nguyễn lên ngôi cho đến Cách mạng tháng Tám, bao nhiêu tai họa do thù trong giặc ngoài gây nên dồn dập đổ lên lưng nhân dân ta, về qui mô và tính chất tàn bạo, còn gấp bội so với những cảnh lầm than của nhân dân hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. nhưng về bản chất xã hội. về tính bi kịch của cuộc đời, đã được nêu lên trong Kiều.:
Cung cầm lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây !
Đọc Kiều, thấy ở Kiều cái hình ảnh sống của mình, người dân ta trước Cách mạng tháng Tám hoặc ngày nay, ở miền Nam Việt-nam, không phải tìm sự an ủi cho số phận của mình, mà để càng thấm thía hơn những đau đớn tủi nhục của mình, và để nuôi dưỡng cho mình một chí căm hờn sâu sắc và hành động đối với những kẻ và những chế độ chúng là những kẻ nối tiếp và dồn thêm những tội ác của bọn thống trị xã hội Việt-nam trong thời Nguyễn Du.
Tuân theo lệnh của giặc cướp nước, những bọn bồi bút, tay sai của chúng đã đưa Kiều ra làm món hàng buôn bán. Nhưng cái đê tiện, dễ ghét nhất là chúng đã lợi dụng những nhãn hiệu « bảo tồn quốc túy, quốc hồn » để mê hoặc lòng người, bào chữa cho chế độ tàn ác của chủ nghĩa thực dân và sự tồn tại của bọn vua quan phong kiến thối nát. Đó là thủ đoạn đê hèn, bịp bợm của bọn «học giả » do thực dân Pháp nuôi dưỡng và trả tiền công như loại Quỳnh, Vĩnh trước đây, hoặc như bọn du côn tay sai của giặc Mỹ ở miền Nam Việt-nam hiện nay, như hạng Ký, Thi, Thiệu. Chúng cũng bày trò hề kỷ niệm Nguyễn Du, đề cao Nguyễn Du.
Cái mà chúng đề cao ở Nguyễn Du, và ở Truyện Kiều là « số mệnh », là tam cương ngũ thường », là "lòng chân tu ». Mục đích của chúng rất rõ: Nếu bị thực dân áp bức bóc lột, nếu giặc Mỹ đến cướp nước, tàn sát đồng bào, đó là do số phận, đó là do mệnh trời, đó là vì kiếp trước tu chưa trót. Cho nên phải chịu đựng, không được phản khảng, không được chống đối.
Đối với thực dân Pháp và tay sai của chúng, nhân dân ta đã trả lời như thế nào, đối với bọn xâm lược Mỹ và lũ bù nhìn cua chúng, nhân dân ta cả hai miền Nam và Bắc đang trả lời như thế nào, cái đó toàn thế giới đã rõ. Chúng ta kỷ niệm Nguyễn Du theo tinh thần của nhân dân ta trong 35 năm naỵ, từ khi có Đảng để trên đất nước ta không còn hạng ngươif buôn bán và bôi nhọ di sản của dân tộc.
Trong gần một trăm năm, nhân dân ta đã rèn luyện chí “căm thù đối với giặc cướp nưỏc và tay sai của chúng. Cái mà Nguyễn Du không tìm ra và không thể tìm ra được, là đường lối giải quyết những mâu thuẫn, ba mươi lăm năm trước đây, chúng ta đã tìm ra; lực lượng để giải quyết những mâu thuẫn đó mà Nguyễn Du không tìm thấy, thời ba mươi lăm năm trước đây chúng ta đã nhìn thấy, đó là nông dân. Hơn nữa người mà sứ mạng lịch sử là đánh đố chế độ cũ và xây dựng chế độ mới trong đó con người được sống hạnh phúc ấm no, có thể thống, nếu không có sự dìu dắt, hướng dẫn của người đó thời không bao giờ giải phóng được cho nông dân ra khỏi lầm than đói khổ, người mà dưới thời Nguyễn Du không làm sao có được, thời ba mươi lăm năm trước đây chúng ta đã có, đó là giai cấp công nhân Việt-nam và Đảng tiền phong của nó.
Nhờ vậy mà trong 20 năm qua, chúng ta đã quét sạch trên một nửa nước tất cả những bọn gieo tai họa cho nhân dân ta, cho dân tộc ta, cho loài người. Nhờ vậy mà mặc dầu bọn quỉ khát máu là đế quốc Mỹ,— so với sự tàn ác dã man của chúng thì bọn thống trị Việt-nam thời Nguyễn Du chỉ là một lũ trẻ con tập đánh nhau —đang gây nên bao nhiêu tội ác trời không dung, đất không tha —so với nó thi những tai họa mà bọn phong kiến thống trị Việt-nam trước đây đã gây nên chỉ là những trò chơi —nhân dân ta, cả hai miền Bắc Nam, đang giảng cho chúng những đòn sấm sét để bảo vệ sinh mệnh và thể thống của con người, của dân tộc đang bị chúng chà đạp, và sẽ quét sạch chúng khỏi đất nước giàu đẹp của chúng ta.
Cùng với toàn cả loài người tiến bộ, Đảng ta, nhân dân ta đang phấn đấu bền bỉ, dũng cảm, triệt để, chí tính chí nghĩa, không những đối vời dân tộc, mà đối với cả loài người, vì những lý tưởng độc lập, dân chủ, hòa bình và xã hội chủ nghĩa của họ và của chúng ta mà chúng ta ở tuyến đầu bất chấp mọi gian khổ và thử thách:
Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng pha
Dấn mình trong áng can qua,
Vào sinh ra tử họa là thấy nhau.
Chúng ta đang thực hiện thắng lợi mơ ước của những người có tâm hồn nhân đạo trong đó có nhà thơ Việt-nam Nguyễn Du :
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Thư viện phim tư liệu
Bộ đếm lượt truy cập
Liên kết Website
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599 Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.