Nguyễn Du

Loading...

UNESCO trao bằng cho bài chòi và hát xoan: Vinh danh hồn cốt Việt

Việc UNESCO công nhận nghệ thuật bài chòi Trung bộ là di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) và hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là sự kiện văn hóa quan trọng năm 2018.
 
Trước thực tế mâu thuẫn trong quan niệm bảo tồn di sản, nhất là những công trình có sự tham gia của những người trẻ, các chuyên gia trong lĩnh vực này có những lý giải khác nhau.
 
Cộng đồng địa phương đã làm nên kỳ tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của hát Xoan. Ảnh: Nguyễn Hiền.
 
Hiện nay đang có hai xu hướng về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể: một là đề cao tính nguyên gốc và một xu hướng khác, khuyến khích các nghệ sĩ sáng tạo thêm chất liệu và cách biểu đạt mới để những di sản hòa nhập vào đời sống đương đại. Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, sự khuyến khích này có làm biến dạng các di sản và có nên mở rộng?

Như vậy, với tính chất “không ngừng được tái tạo”, đối với Di sản văn hóa phi vật thể không thể áp dụng biện pháp bảo tồn “nguyên gốc” hay bảo tồn “tính xác thực” như đối với Di sản văn hóa phi vật thể, mà bảo vệ cần tiếp cận mang tính tổng thể hay phải tuân thủ “nguyên tắc chỉnh thể”, hay giữ nguyên hiện tượng văn hóa cụ thể trong bối cảnh và hoàn cảnh sinh tồn của nó để bảo vệ mà  không để di sản thoát ly khỏi người sáng tạo và người hưởng thụ.
- Di sản văn hóa phi vật thể được hình thành thông qua việc nắm giữ và thể hiện liên tục của một nhóm người cụ thể nên nó tạo ra đặc trưng của Di sản văn hóa phi vật thể là biến đổi liên tục . Do đó, việc thực hành di sản, duy trì sự tồn tại của di sản là do nhu cầu của chủ thể văn hóa và để bảo vệ một loại hình Di sản văn hóa phi vật thể, nhất thiết phải có sự tham gia của chủ thể di sản đó để quyết định hình thức, mức độ bảo tồn.
 
Việc các nghệ sỹ hay các khách thể văn hóa “sáng tạo thêm chất liệu và cách biểu đạt mới để những di sản hòa nhập vào đời sống đương đại” là không đúng với tinh thần Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. và quyền quyết định những yếu tố cũng như mức độ bảo vệ đối với di sản của họ. Cách làm đó, theo một số nhà nghiên cứu, là “ngụy giá trị” và làm mất đi đặc trưng, bản sắc của di sản và biến dạng di sản của cộng đồng.
 
Các chuyên gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể có gợi ý nào đối với những người trẻ muốn tham gia vào công việc này?
 
-Có nhiều cách để tham gia vào việc bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể mà cha ông đã sáng tạo và để lại cho chúng ta. Trước hết, những người cần có nhận thức đúng đắn và hiểu biết đầy đủ về các mặt giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản; nhận thức được vai trò quan trọng của di sản trong việc hình thành nên bản sắc dân tộc và sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng các dân tộc. Từ đó, càng cảm thấy trân trọng và có ý thức để cùng cộng đồng, xã hội chung tay bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể.
 
Với Hát Xoan thì như một sự thần kỳ, không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới vì đây là di sản đầu tiên, duy nhất cho đến nay từ chỗ được UNESCO công nhận là DSVHPVT trong danh sách khẩn cấp đã bước ra khỏi danh sách đó và được công nhận là di sản đại diện của nhân loại.
 
Giới trẻ năng động và nhiều sáng kiến, họ nên tham gia bảo vệ và phát huy DSVHPVT có thể bằng các dự án hỗ trợ nghệ nhân có không gian thực hành, truyền dạy hay giúp họ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Tìm đầu ra cho sản phẩm của nghệ nhân, giới thiệu khách tiếp cận các di sản văn hóa phi vật thể như: các làng nghề truyền thống, các buổi trình diễn của các câu lạc bộ, những nghệ nhân có khả năng chữa bệnh bằng tri thức y học dân gian hoặc tự tham gia theo học các lớp, các câu lạc bộ truyền dạy Di sản văn hóa phi vật thể….
 
Ngoài ra, việc các bạn góp phần tuyên truyền, phổ biến cho bạn bè, người thân và cộng đồng để nhận diện đúng giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Kiên quyết không tham gia hoặc cần ngăn chặn những hành vi làm biến dạng di sản cũng là một trong những cách đóng góp thiết thực và gần gũi nhất để cả xã hội cùng chung tay, góp sức bảo vệ những giá trị cốt lõi của di sản văn hóa phi vật thể.
 
Đánh giá về hiệu ứng bảo tồn di sản khi giới trẻ được tiếp nối kế thừa, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai đưa ra hai ví dụ điển hình và đối lập là Nhã nhạc Cung đình Huế và Hát Xoan. Mặc dù được công nhận là kiệt tác của nhân loại nhưng Nhã Nhạc Cung đình Huế vẫn đứng trước nguy cơ mai một vì thiếu người được trao quyền gìn giữ. Chỉ có sự đồng lòng phối hợp của cộng đồng, các nghệ nhân, con em họ, chính quyền địa phương các ban ngành Trung ương như Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và cả sự hỗ trợ quốc tế (trước hết là UNESCO) thì Nhã nhạc Cung đình Huế mới có được vị trí vững chắc tại thành phố Huế, một trong những điểm đến văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.
 
Với Hát Xoan thì như một sự thần kỳ, không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới vì đây là di sản đầu tiên, duy nhất cho đến nay từ chỗ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách khẩn cấp đã bước ra khỏi danh sách đó và được công nhận là di sản đại diện của nhân loại. Ý thức được giá trị di sản mà mình nắm giữ, cộng đồng địa phương, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã kiên trì, bền bỉ và quyết liệt áp dụng các biện pháp để Hát Xoan phát triển một cách bền vững. Ngày nay bên cạnh những nghệ nhân Hát Xoan cao tuổi, đội ngũ đông đảo những người thuộc lứa tuổi trung niên, thanh niên, những đội Xoan nhí thành lập ngày một tăng trong tỉnh Phú Thọ. 
 
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO: Việt Nam nên đề nghị UNESCO công nhận Tết Nguyên đán và Phở Việt!
 
Trong 12 di sản của Việt Nam được UNESCO vinh danh, Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã phát huy tốt công tác bảo tồn và có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng kể từ ngày được tôn vinh. Lý do trước tiên là di sản này thực sự là của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng. Vốn là một di sản đã và sẽ có sức sống ngay cả khi không được UNESCO ghi nhận. Công tác thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn đúng hơn với tinh thần UNESCO và lan tỏa rộng hơn ở tầm quốc tế.
 
Thứ hai là Nhà nước đã tạo điều kiện về chính sách và hành lang pháp lý để di sản phát triển mà không cần đầu tư nhiều nguồn lực. Ba là, khác với các di sản thuộc loại nghệ thuật biểu diễn, di sản này thuộc loại nghi lễ nên nó ăn sâu vào đời sống của cộng đồng, dễ thực hành và ít đòi hỏi phải đào tạo sâu cho các thế hệ sau trừ các vị thủ nhang, thanh đồng... Trong khi đó các di sản phi vật thể UNESCO khác cần đầu tư của Nhà nước và các cấp chính quyền nhiều hơn.
 
Trả lời câu hỏi: Việt Nam còn có những di sản văn hóa nào nên được đề nghị UNESCO vinh danh, ông Sanh Châu cho rằng: Trên thế giới, Bỉ có cách làm bia Bỉ được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể và nước này đã tổ chức nhiều lễ hội bia Bỉ. Argentina có điệu nhảy Flamenco là DSVHPVT với nhiều lễ hội quốc tế được tổ chức trong và ngoài đất nước. Tổng thống Pháp Macron đang kêu gọi UNESCO vinh danh bánh mì baguette của Pháp sau khi bánh Pizza của Ý được vinh danh. Việt Nam nên làm hồ sơ vinh danh Tết Nguyên đán của người Việt và Phở Việt để vừa góp phần bảo tồn tốt hơn các di sản này, gìn giữ bản sắc văn hoá và ẩm thực dân tộc vừa quảng bá và thúc đẩy du lịch.
 
 
Theo An Ngọc - Đạt Nhi/hoinhacsi.vn
 
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.