Nguyễn Du

Loading...

Tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hoá Việt Nam” (1943-2023).

Ngày 08-6, Sở Văn hoá Thế thao và Du lịch ban hành Công văn số 902/SVHTTDL-QLVH3  hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai công tác Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hoá Việt Nam” (1943-2023) và Tuyên truyền Kỷ niệm 319 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-2023), 280 năm Năm sinh Nguyễn Huy Tự (1743-2023), 240 năm Năm sinh Nguyễn Huy Hổ (1783-2023), đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.
 
Đề cương Văn hoá Việt Nam 1943 - Một di sản văn hoá quý báu (ảnh: Internet)
 
Theo đó, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Tuyên truyền khẩu hiện, tranh cổ động trên các pano, băng rôn, phướn, màn hình Led; treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc... ở các khu trung tâm, các tuyến đường chính, xung quanh khu vực tổ chức các sự kiện đảm bảo nội dung và mỹ quan.
 
Các đơn vị thuộc sở: Lãnh đạo, chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghiên cứu ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương Văn hoá Việt Nam”. Tuyên truyền về thân thế sự nghiệp và những đóng góp của 3 vị danh nhân văn hoá tiêu biểu dòng họ Nguyễn Huy (Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ) đối với lịch sử, văn hoá Việt Nam, Thế giới và  quê hương Hà Tĩnh .
 
 
B.K

 

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.