Nguyễn Du

Loading...

Trưng bày Mộc bản triều Nguyễn khắc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 3-7, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
 
Mặt khắc 6, quyển 50, sách mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” kể việc vua Gia Long sai đội Hoàng Sa
do Phạm Quang Ảnh dẫn đầu ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thủy trình năm 1815. 
 
Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu phiên bản Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn tiêu biểu, được chia làm 4 nội dung chính gồm: Giới thiệu các văn bản chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các bản đồ Việt Nam thời quân chủ và bản đồ xuất bản tại phương tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ chứng minh lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam; tư liệu, hiện vật liên quan tới quá trình xác lập thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Lần đầu tiên 9 phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn khắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đưa ra trưng bày phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của người dân, tiêu biểu như: Mặt khắc 5, quyển 6, mộc bản sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi rõ “Phía đông của tỉnh Quảng Ngãi có đảo Hoành Sa (tức Hoàng Sa)”. Mặt khắc 6, quyển 50, mộc bản sách “Đại Nam thực lực chính biên đệ nhất kỷ” kể việc vua Gia Long sai đội Hoàng Sa do Phạm Quang Ảnh dẫn đầu ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thủy trình năm 1815. Mặt khắc 25, quyển 165, mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ” ghi việc vua Minh Mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc, vẽ bản đồ Hoàng Sa năm 1836...
 
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV cho biết, hiện nay trung tâm đang bảo quản 34.619 tấm, với 55.320 mặt khắc tài liệu mộc bản được bảo quản theo công nghệ hiện đại nhất. Mục đích của cuộc triển lãm lần này là nhằm tuyên truyền sâu rộng đến du khách trong nước và quốc tế hiểu, tiếp cận dưới góc độ pháp lý một cách cơ bản nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
 
Theo Vũ Đình Đông/qdnd.vn
 
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.