Nguyễn Du

Loading...

Trò chuyện: Mộc bản – Hiện vật lưu giữ quá khứ

Vào lúc 19h ngày 20/12 tại Viện Goethe Hà Nội (56 Nguyễn Thái Học) sẽ diễn ra buổi trò chuyện mang tên: Mộc bản – Hiện vật lưu giữ quá khứ.
 
Một phần mộc bản triều Nguyễn.Ảnh: cinet.vn
 
Buổi nói chuyện “Mộc bản – Hiện vật lưu giữ quá khứ” – thuộc khuôn khổ triển lãm Tàn chỉ dưới sự dẫn dắt của diễn giả, nhà nghiên cứu Hán-Nôm Nguyễn Đình Hưng sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về mộc bản hiện đang còn tồn tại ở Việt Nam, cách thức chế tạo và sử dụng, cũng như giá trị của chúng trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
 
Mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ ngược, được sử dụng làm khuôn in sách vở ở khu vực Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng khi công nghệ in ấn của phương Tây chưa được du nhập vào.
 
Ở Việt Nam, mộc bản có thể mang văn tự Hán, Nôm, hoặc Quốc ngữ; và vẫn được chế tạo, sử dụng cho tới giữa thế kỉ 20. Khi công nghệ in ấn thay đổi, và các văn tự khối vuông (chữ Hán, chữ Nôm) mất đi vị trí chính thức trong xã hội Việt Nam, mộc bản không còn được sử dụng, nằm im lặng trong các thư viện, di tích rải rác khắp nơi. Từ chỗ chỉ là một khuôn in, chúng trở thành một hiện vật lưu giữ quá khứ. Chịu sự tàn phá của thời tiết, mối mọt cũng như tác động của con người, mộc bản dần dần hỏng nát và biến mất kéo theo việc một phần thông tin, tri thức bị xóa đi dấu vết.
 
Diễn giả Nguyễn Đình Hưng tốt nghiệp Đại học ngành Hán Nôm ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2015, sau đó công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dựa trên những tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ được và thông tin từ những chuyến điền dã, những nghiên cứu của Nguyễn Đình Hưng tập trung vào lĩnh vực phật giáo và tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam.
 
 
Theo Nhị Xuân/toquoc.vn

 

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.