Nguyễn Du

Loading...

Triển lãm 'Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn'

Ngày 25/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Triển lãm 'Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn'. Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với các nhà sưu tập cổ vật trong nước tổ chức.
 
Mọi người xem triển lãm cổ vật.
 
Triển lãm đã giới thiệu với công chúng và khách du lịch trong, ngoài nước hơn 70 cổ vật, là những tuyệt phẩm tinh hoa của dòng đồ sứ ký kiểu xuyên suốt các triều đại. Trong đó có hơn 30 cổ vật đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh đại diện cho thời kỳ đầu tiên trong lịch sử đồ sứ ký kiểu với các hiệu đề: Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị nam, Nội phủ thị bắc, Khánh xuân thị tả… của 2 nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Công Tuấn và Ngô Văn Trường đến từ thành phố Hà Nội trưng bày tại triển lãm.
 
Người xem triển lãm cũng đặc biệt chú ý đến bộ sưu tập các cổ vật đồ sứ ký kiểu hiệu đề "Thanh ngoạn" vẽ thắng cảnh vùng Thuận - Quảng, cùng những bài thơ vịnh cảnh của chúa Nguyễn Phúc Chu.
 
Cũng trong dịp này, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lần đầu tiên trưng bày những món đồ sứ ký kiểu tiêu biểu dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định tại triển lãm. Nhiều cổ vật được giới sưu tầm cổ vật đánh giá cao như: Bình hoa được sản xuất từ thời vua Khải Định, điếu hút thuốc lào được sản xuất từ thời vua Gia Long, bộ bát giác chân cao có từ thời Thiệu Trị...
 
Điếu hút thuốc lào được sản xuất từ thời vua Gia Long.
 
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đồ sứ ký kiểu là tên gọi của nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam, trong đó có vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa. Các cổ vật này được làm ra với yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt.
 
Bình hoa được sản xuất từ thời vua Khải Định.
 
Với triển lãm "Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn", công chúng ở Việt Nam và khách du lịch nước ngoài có cơ hội thưởng lãm những tuyệt phẩm tinh hoa của dòng đồ sứ ký kiểu xuyên suốt hơn 3 thế kỷ, hội tụ và tỏa sáng tại điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) - công trình kiến trúc gỗ đẹp nhất của triều Nguyễn, thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.
 
Triển lãm mở cửa từ ngày 25/4 đến hết ngày 30/5/2018.
 
 
Theo Quốc Việt/Baomoi.com
 
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.