Nguyễn Du

Loading...

Trải nghiệm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam"

Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018" là tổng hòa các nội dung hoạt động mang tính chất giới thiệu và các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
 
BTC họp báo thông tin về sự kiện
 
Nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp và các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018".
 
Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản văn hoá đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Đây cũng là hoạt động xã hội sâu rộng nhằm tăng cường nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời, quảng bá tiềm năng văn hóa, thương mại và du lịch, liên kết phát triển du lịch di sản bền vững giữa các vùng miền...
 
Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018" là tổng hòa các nội dung hoạt động mang tính chất giới thiệu và các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
 
Khu vực Triển lãm chung "Hành trình di sản văn hóa Việt Nam" do Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Văn phòng Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Tạp chí Heritage thực hiện cho thấy một bức tranh tổng quát về lịch sử văn hóa, di sản, vẻ đẹp đất nước, cuộc sống con người Việt Nam.
 
Không gian văn hóa tạiTriển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018"
 
Tại Triển lãm, Hội Di sản văn hóa Việt Nam giới thiệu 100 bức ảnh đẹp về di sản Việt Nam của 89 tác giả được lựa chọn từ 4.753 tác phẩm dự thi của Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2018. Đây là cuộc thi do Tạp chí Vietnam Heritage tổ chức, nhằm tìm kiếm những tác phẩm và câu chuyện bằng hình ảnh về thiên nhiên, đời sống, văn hóa, di sản...
 
Khu vực trưng bày của các tỉnh, thành phố với chủ đề "Di sản văn hóa các vùng miền" sẽ trình diễn nghệ thuật và thao tác tay nghề tại khu trưng bày như: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan- Phú Thọ; Cao nguyên đá Hà Giang; Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình; Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hải Phòng; Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Lễ hội Cầu ngư, Lễ Hội yến sào Khánh Hòa; Hò ví dặm Nghệ An; Cồng chiêng Tây Nguyên...
 
Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, lễ hội tại Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam, 2018" cũng là mảng không gian sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, những nét đặc trưng di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO tôn vinh như: Hát Xoan, quan họ, diễn xướng Nhã nhạc cung đình, đờn ca tài tử, hò ví giặm, hát Then cổ, diễn xướng dân gian, các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng.
 
"Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018" diễn ra từ 23-25/11/2018, khai mạc lúc 19h30 ngày 23/11 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam./.
 
 
Theo Hạ Vân/toquoc.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.