Nguyễn Du

Loading...

Toạ đàm Quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản tài liệu Mộc bản tại các nước Châu Á”

Nhằm tăng cường sự hợp tác các nước đang lưu giữ Mộc bản và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn bền vững, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu Mộc bản. Sáng ngày 11/11/2017, tại Khách sạn Đà Lạt Palace Heritage, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ tổ chức đã diễn ra buổi Tọa đàm quốc tế với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản tài liệu mộc bản tại các nước châu Á”.
 
Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu khai mạc tọa đàm
 
Về phía đơn vị tổ chức Tọa đàm có Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
 
Về phía Đại biểu có ông Kim Kwi-bae, Phó Chủ tịch Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trợ lý Tổng Giám đốc Uỷ ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc; Bà Vũ Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Phó chủ tịch hiệp hội Mộc bản quốc tế, Nguyên Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; các báo cáo viên đến từ Viện Quốc học Hàn Quốc; Viện nghiên cứu Kiujanggak - Đại học Seoul; Bảo tàng tranh khắc cổ Hàn Quốc; Bảo tàng khắc in Dương Châu - Trung Quốc; Đại học Nara Nhật Bản; Đại học Ritsumei University và các nhà nghiên cứu về tài liệu Mộc bản, Lưu trữ và Hán Nôm trong cả nước. Bên cạnh đó còn có 40 đại biểu đến từ Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Cục Di sản Văn hóa, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Văn hóa giáo dục Văn miếu Quốc Tử Giám, Trung tâm Bảo tồn di tích Thăng Long Hà Nội, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Hồ Minh, Viện nghiên cứu Khoa học Tây nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Phủ Tuy Lý Vương các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đến tham dự và đưa tin.Phát biểu tại buổi Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Bộ Nội vụ đã ghi nhận và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Đại biểu cũng như các Báo cáo viên trong nước và quốc tế đã dành thời gian quý báu đến tham dự và tìm hướng giải quyết các vấn đề thách thức trong việc bảo tồn giá trị mộc bản ở các nước châu Á.Ban Tổ chức đã nhận được 21 tham luận từ các đại biểu Việt Nam và quốc tế. Cụ thể: 13 tham luận của Việt Nam, 4 của Hàn Quốc, 3 của Trung Quốc và 1 từ Nhật Bản.
 
2 Về nội dung các báo cáo đề cập chủ yếu đến các vấn đề:
 
1. Lý luận về bảo quản Mộc bản: Ban Tổ chức nhận được 5 báo cáo, gồm “Bảo quản các di sản tư liệu mộc bản ở Việt Nam - nhìn từ góc độ quản trị rủi ro” của PGS. TS. Vũ Thị Phụng; “Xây dựng hệ thống bảo quản mộc bản dựa vào cộng đồng” của PGS. TS. Lương Hồng Quang; “Nghiên cứu quy trình khắc in mộc bản truyền thống ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Sử; “Chiến lược và sứ mệnh của công tác hợp tác quốc tế trong việc bảo quản di sản tư liệu” của Mr. Kim Kwi Bae. Giới thiệu Đề án “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di  sản tư liệu thế giới” của Nguyễn Xuân Hùng.
 
2. Những giải pháp bảo quản Mộc bản trên cơ sở nghiên cứu về gỗ: Ban Tổ chức nhận được 4 báo cáo, gồm: “Điều kiện môi trường bảo quản tài liệu Mộc bản triều Nguyễn”của TS. Vũ Mạnh Tường và GS.TS. Phạm Văn Chương; “Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà – Khuyết tật trên mộc bản và giải pháp khắc phục” của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc; “Các tác nhân dẫn đến tình trạng cong, vênh của mộc bản – Những giải pháp hạn chế và xử lý” của GS.TS. Phạm Văn Chương; “Những giải pháp khắc phục tình trạng nứt vỡ của Mộc bản triều Nguyễn” của TS. Nguyễn Trọng Kiên.
 
3. Thực trạng bảo quản các khối tài liệu Mộc bản và những giải pháp: Ban Tổ chức nhận được 7 báo cáo, gồm: “Thực trạng mộc bản Nhật bản, xử lý tài liệu trước khi số hóa và tu bổ - phục chế” của PGS. TS. Takaaki Kaneko; “Công tác bảo quản Mộc bản tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn Mộc bản triều Nguyễn” của TS. Phạm Thị Huệ; “Bảo tồn nghề khắc in truyền thống tại Dương Châu” của tác giả Xia Weikhai;“Nghiên cứu Mộc bản Thư viện Tô Châu lưu trữ tại Bảo tàng ván khắc in Dương Châu” của tác giả Tian Ye (Điền Dã); “Thực trạng Mộc bản Trường học Phúc Giang - Phương thức bảo quản và giải pháp” của GS.VS. Nguyễn Huy Mỹ; “Bảo quản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm bằng kinh nghiệm dân gian truyền thống” của ông Đỗ Tuấn Khoa; “Số hóa và xây dựng phòng trưng bày ảo 3D cho tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn” của ông Hoàng Nguyên Vân.
 
4. Giới thiệu một số khối tài liệu Mộc bản tiêu biểu: Ban Tổ chức nhận được 6 báo cáo, gồm:“Bảo vệ, bảo quản và phát huy Mộc bản cổ tại Bảo tàng ván khắc in Dương Châu - Trung Quốc” của tác giả Zhang Zhijun & Wang Xiaoxiao (Trang Chí Quân-Vương Tiêu Tiêu); “Sưu tầm và bảo quản Mộc bản Đông Á tại Viện bảo tàng Khắc in mộc bản Hàn Quốc” của ông HAN, Seon -Hak (Hàn Thiền Học); “Mộc bản chùa Khê Hồi trong bối cảnh văn hóa in ấn Phật giáo thế kỷ XIX” của TS. Nguyễn Tuấn Cường;“Quá trình hình thành và bảo quản Sưu tập Mộc bản Kyujanggak” của Dr. KWON, Ki-Seok; “Bảo quản và quản lý bộ ván khắc nho giáo Yugyochaekpan tại Viện Quốc học Hàn Quốc” của Dr. Park, Soon; “Di sản Mộc bản Phật giáo Huế - hiện trạng lưu trữ và giải pháp bảo tồn” của Đại đức Thích Không Nhiên.
 
Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, Hiệp hội Mộc bản Quốc tế sẽ tổ chức phiên họp toàn thể tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thảo luận, nghiên cứu mọi biện pháp nhằm bảo quản lâu dài khối tài liệu Mộc bản cho hôm nay và mai sau, đoàn sẽ thăm quan, khảo sát khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV và trao đổi kinh nghiệm về cách thức, biện pháp bảo quản và quảng bá, phát huy giá trị các Di sản tư liệu nhằm quảng bá hình ảnh Quốc gia ở trong nước và quốc tế.
 
Mộc bản là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm chỉ có ở một số nước thuộc khu vực Á Đông như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực Châu Á, phản ánh đặc trưng lịch sử văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.
 
Ở Việt Nam có 3 tư liệu Mộc bản đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Đó là, “Mộc bản triều Nguyễn” hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (2009); “Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm” (2012) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang quản lý;  “Mộc bản Trường Phúc Giang” thuộc sở hữu của dòng họ Nguyễn Huy tại tỉnh Hà Tĩnh (2016). Lịch sử hình thành tài liệu Mộc bản cách đây hàng trăm năm, bảo quản trong nhiều điều kiện khác nhau, tài liệu mộc bản đang ngày một xuống cấp về chất lượng và tình trạng vật lý. Đây là điều mà những người được giao nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản và phát huy giá trị mộc bản phải đối mặt và tìm cách khắc phục. Mục tiêu quan trọng là giúp thế hệ hôm nay được thụ hưởng những giá trị của di sản do tiền nhân để lại, nhưng cũng phải bảo tồn để nhiều thế hệ trong tương lai cũng được tiếp cận, thụ hưởng giá trị của những di sản ấy, bằng chính những bản gốc mà tiền nhân đã để lại
 
Qua một ngày làm việc, với những đóng góp thiết thực của các báo cáo viên, buổi Tọa đàm đã đạt được những mục tiêu quan trọng về công tác bảo quản tài liệu Mộc bản. Theo đó, những thông tin cần thiết và những vấn đề cấp bách trong việc bảo tồn tài liệu mộc bản tại các nước Châu Á đã được đề cập, chia sẽ và bàn luận đầy đủ, rõ ràng nhằm kéo dài tuổi thộ cho khối tài liệu tại các nước Châu Á./.
 
 
Theo Trần Thị Minh (Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)/archives.gov.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.