Nguyễn Du

Loading...

TIẾP TỤC SƯU TẦM TÀI LIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ PHAN BỘI CHÂU

Thực  hiện hiệp định hợp tác khoa học năm 1964 giữa Ủy ban khoa học Nhà nước ta và Viện khoa học Trung-quốc, tháng 7-1964 vừa qua Ủy ban khoa học Nhà nước và Viện Văn học đã cử đồng chí Nam Trân, tồ trưởng tố tư liệu và đồng chí Nguyễn Văn Hoàn, tổ phó tổ văn học cổ đại cận đại Viện Văn học sang Trung-quốc tiếp tục công việc sưu tầm các tư liệu về Nguyễn Du và Phan Bội Châu đã được tiến hành trong năm 1963, đồng thời học tập. trao đôi kinh nghiệm và đặt liên hệ với một số cơ sở nghiên cứu vấn học của Trung-quốc, đặc biệt là các cơ sở có nghiên cứu về vấn học Việt-nam.

Hai đồng chí nói trên đã đến công tác tại Thư viện Quốc gia của Trung- quốc, Thư viện sở nghiên cứu văn học Trung-quốc (Bắc-kinh), Nhà bảo tàng Vô-tích (Giang-tô) Thư viện Thượng - hải, Thư viện Chiết-giang (Hàng-châu), Thư viện trường Đại học Trung-sơn (Quảng-châu) và để tìm thêm được một số tư liệu có liên quan đến Nguyễn Du và Truyện Kiều như Gia tĩnh bình Nạy chỉ dịch kỷ lược, Thanh lâu tiểu danh lạc, Kỳ phụ tùng thư Kỳ nữ tử truyện, Tử thanh viên, Vô tích huyện chí v.v..., đã tìm đọc các bài báo của Phan Bội Châu viết, dựới các bút danh Sào-Nam, Thị Hán, V V... và một số bài báo ký các tên khác, có liên quan đến Phan Đội Châu, đăng trên hai tờ Vân nam tạp chí và Bình sự tạp chí trong khoảng thời gian 1906—1925.

Những tài liệu về Truyện Kiều tìm được lần này, cộng với số tài liệu đã tìm được trong lần trước, đã có thể cho phép chủng ta kết luận rằng: đứng về sự thực lịch sử Từ Hải chi là một thủ lĩnh giặc cướp, nhưng dần dần trong các tác phẩm nghệ thuật cổ đời Minh—Thanh của Trung- quốc, nhân vật Từ Hải sẽ biến hóa thành một loại anh bùng phong kiến, và nhà thi hào Nguyễn Du của chúng ta một lần nữa đã sảng tạo lại nhân vật Từ Hải trên cơ sở bối cảnh lịch sử nước ta với những ưu điểm và hạn chế trong thế giới quan của ông.

Những tài liệu liên quan đến Phan Bội Châu tìm thấy trong lần này và các lần trước gồm cỏ bản in các sách Việt-nam vong quốc sử, Việt- nam nghĩa liệt sử, Ngạc trung thư, Việt-nam dân tộc sử niên biểu, v.v... và một số khá lớn bài báo khác. Ở đầu bản in sách Việt-nam nghĩa liệt Sử, hiện còn lưu trữ tại Thử viện Bắc-kinh, có đề năm in là «Thành thái mậu ngọ hạ» và tên tác giả là «Nam định Đặng bác Đằng trước» (Đặng bác Bằng, chứ không phải Đặng đoàn Đằng như một số sách của ta đã lầm). Trên các số Binh sự tạp chí từ số 81 đến số 131 có đăng tiểu thuyết Trùng quang tâm sự ở dưới kỷ là «Hiến Hán dịch». Trên Văn nam tạp chi có các bài Ai Việt điều Điền ký tên «Việt nam Sào nam tử » Tang hải lê trần ký tên «Giao chỉ khách», Hòa lệ còng, ngôn kỷ tên « An nam phục quốc tang giả », v.v...

Trong thời gian ở Bắc-kinh, hai đồng chí nói trên đã được đồng chí  Hà Kỳ Phương, sở trưởng sở nghiên cứu văn học Trung-quốc tiếp và đã có những cuộc tiếp xúc, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ nghiên cứu và các giáo sư công tác tại Sở nghiên cứu văn học Trung- quốc, hệ Trung văn và hệ Đông phương trường Đại học Bắc-kinh và trường Đại học Ký-nam—Quảng-châu về công tác tư liệu và công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn học cổ điển Việt-nam và Trung-quốc.

Nhờ sự giúp đỡ tận tỉnh và chu đáo của Học bộ triết học và khoa học xã hội cua Viện khoa học Trung- quốc, sở nghiên cứu văn học Trung- quốc, các phân viện khoa học, phân Sở nghiên cứu văn học và Cục văn hỏa các địa phương Trung-quốc, và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ và phối hợp nghiên cứu của hai đồng chi Phạm Ninh, cán bộ nghiên cứa về văn học Minh—Thanh và đồng chí Lý Tu Chương, cán bộ nghiên cứa về vần học Việt-nam của sở nghiên cứu văn học Trung-quốc, công tác của hai đồng chí nói trên đã thu được kết quả tốt đẹp.

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.