Nguyễn Du

Loading...

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận bảo vật quốc gia năm 2018

Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7), năm 2018. Theo đó, 22 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, bao gồm:
 
 
1. Bình gốm Đầu Rằm (Niên đại: Văn hóa Phùng Nguyên muộn, 3.400 - 3000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
 
2. Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (Niên đại: C14: 3370 ± 40 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi).
 
3. Tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng (Niên đại: Thế kỷ IX - X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi).
 
4. Trống đồng Pha Long (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng 2.500 - 2000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai).
 
5. Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (Niên đại: Trống đồng: Thế kỷ II - I trước Công nguyên; chum gỗ được phân tích C14: 2.100 ± 40 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).
 
6. Tượng Phật Nhơn Thành (Niên đại: Thế kỷ IV - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).
 
7. Bình gốm Nhơn Thành (Niên đại: Thế kỷ V, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).
 
8. Bộ Linga - Yoni Đá nổi (Niên đại: Thế kỷ V - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
 
9. Tượng Thần Brahma Giồng Xoài (Niên đại: Thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
 
10. Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm (Niên đại: Khoảng thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long).
 
11. Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh (Niên đại: Thế kỷ VI - VII,  hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh).
 
12. Tượng Uma Dương Lệ (Niên đại: Thế kỷ IX - X,  hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
 
13. Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn (Niên đại: Thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Chùa Linh Sơn, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
 
14. Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (Niên đại: Thế kỷ XIX, hiện lưu giữ tại Chùa Mễ Sở (Diên Phúc tự), xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
 
15. Đài thờ Đồng Dương (Niên đại: Thế kỷ IX - X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
 
16. Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (Niên đại: Thế kỷ XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
 
17. Bia “Sùng Thiên tự bi” (Niên đại: Niên hiệu Khai Hựu thứ 3 thời Trần, năm 1331, hiện lưu giữ tại Chùa Dâu (Sùng Thiên tự), xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).
 
18. Tháp gốm men chùa Trò (Niên đại: Thế kỷ XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc).
 
19. Ấn Tuần phủ Đô tướng quân (Niên đại: Năm Hồng Thuận thứ 6 - 1515, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình).
 
20. Kim sách “Đế hệ thi” (Niên đại: Niên hiệu Minh Mạng năm thứ 4, năm 1823, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
 
21. Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng (Niên đại: Năm 1947, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh).
 
22. Xe ô tô “Quốc tế” (Niên đại: Năm 1949, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hậu Cần).
 
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 164 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ./
 
 
Theo Thúy Hà/Cuc di sản van hóa

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.