Nguyễn Du

Loading...

Tập trung hoàn thiện Đề án và Nghị quyết về phát triển văn hoá Hà Tĩnh

Chiều ngày 20/9/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 34 để cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Phát triển văn hoá, con người Hà Tĩnh đến năm 2030, định hướng những năm tiếp theo. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Thế Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
 
 
Theo đó, dự thảo nghị quyết phát triển văn hoá đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển toàn diện văn hóa, con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, bản sắc quê hương, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển văn hóa giữa các vùng miền, địa bàn dân cư. Xây dựng môi trường văn hóa trong từng gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. Tập trung đầu tư nguồn lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để văn hóa Hà Tĩnh phát triển toàn diện, trở thành động lực, sức mạnh nội sinh phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030.
 
Trên cơ sở mục tiêu, dự thảo nghị quyết đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển văn hoá, con người đến năm 2030; đề ra 4 nhiệm vụ, 5 giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu.
 
Cho ý kiến tại hội nghị, các đại biểu thống nhất cao việc ban hành Nghị quyết phát triển văn hoá, con người Hà Tĩnh đến năm 2030, định hướng những năm tiếp theo là hết sức cần thiết. Đồng thời, kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số mục tiêu, chỉ tiêu trong dự thảo nghị quyết phù hợp với thực tiễn của Hà Tĩnh (công nghiệp văn hoá, trường Cao đẳng Nguyễn Du thành trường chất lượng cao, tỷ lệ người tập luyện thể thao thường xuyên, câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hoạt động có hiệu quả); góp ý thêm một số giải pháp phát triển văn hoá như: xây dựng thêm các sản phẩm văn hoá; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ; bổ sung quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển văn học nghệ thuật vào nghị quyết và đề án; tên của Đề án và Nghị quyết...
 
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đối với nội dung Đề án và Nghị quyết về phát triển văn hoá Hà Tĩnh. Đồng thời, yêu cầu Ban soạn thảo nghị quyết, đề án tiếp thu, nghiên cứu và có sự bổ sung, sửa đổi phù hợp.
 
Đi sâu vào nội dung của dự thảo Nghị quyết Phát triển văn hoá, con người Hà Tĩnh đến năm 2030, định hướng những năm tiếp theo, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, việc phát triển văn hoá là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, thống nhất tên nghị quyết sẽ là phát triển văn hoá Hà Tĩnh trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh yếu tố con người. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, Ban soạn thảo cần làm rõ bản sắc con người Hà Tĩnh; phân tích rõ các nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong phát triển văn hoá thời gian qua, từ đó xây dựng các chỉ tiêu mang tính tổng thể, nổi bật và phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu, quan tâm đến các chỉ tiêu về dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh; có các giải pháp phát huy công năng các thiết chế văn hoá trong phát triển văn hoá cộng đồng.
 
Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu ở phần nhiệm vụ và giải pháp cần chú trọng đến cấp uỷ, chính quyền các cấp phải quán triệt, phổ biến sâu rộng các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về lĩnh vực văn hoá; chuẩn mực trong văn hoá quản lý; phát huy tình làng nghĩa xóm; quan tâm xây dựng văn hoá hiếu khách, thân thiện của con người Hà Tĩnh; xây dựng các sản phẩm văn hoá đặc sắc, tiêu biểu; bổ sung các nội dung liên quan lĩnh vực văn học nghệ thuật vào nghị quyết và đề án; chú trọng giáo dục thể chất và kỹ năng cho thanh, thiếu nhi…
 
Nguyễn Nga

 

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.