Nguyễn Du

Loading...

Sức hút của tiền cổ

Với lòng đam mê sưu tầm tiền cổ, ông Lưu Văn Tuyến (TP Hội An, Quảng Nam) đã đi cùng Nam chí Bắc để sưu tầm các loại tiền xưa. Hiện ông đang sở hữu hơn 200 loại tiền trên thế giới từ thời Đông Dương (1875) khi Việt Nam, Lào, Campuchia cùng sử dụng đồng tiền chung cho đến thời nay... Sau năm 1975, đất nước thống nhất, tiền cũng được thay đổi. Lúc đó, khá nhiều người không chịu đi đổi tiền mà vẫn giữ lại, nhưng lại không mua bán được. Ông Tuyến chia sẻ: “Khi tôi đi ngao du tìm kiếm tại các vùng miền, người dân họ nói, tôi mua được thì mua, nếu không thì... cho! Chợt nghĩ, những thứ tiền một thời đó hẳn còn nhiều trong dân cư, nên tôi ra sức tìm kiếm nhiều loại hơn nữa. Giờ tôi đã có bộ sưu tập khá phong phú”.

 

Ông Lưu Văn Tuyến bên bộ sưu tập tiền của mình

 

Ông Tuyến bắt đầu công việc đi tìm kiếm từ những năm thập niên 90, bằng các nguồn tin trong sách báo và bạn bè, ông đi khắp các vùng miền từ Bắc chí Nam để truy tìm, lục lọi. Có nhiều chuyến đi mất cả hàng tháng trời và chi phí cho những chuyến đi này mất rất nhiều công sức và tiền bạc. Ông nói: “Sau gần 20 năm nhìn lại, mỗi tờ tiền xưa mà tôi tìm kiếm đều có kỷ niệm đẹp với vùng đất, con người đã đến, đã gặp. Không chỉ tiền trong nước, tôi còn sưu tập thêm nhiều loại tiền trên thế giới. Hiện tôi đang sở hữu hơn 200 loại tiền trên thế giới”. Trong “ngân hàng” của mình, ông Tuyến có những đồng tiền rất thú vị,  mang giá trị lịch sử. Năm 1875, Đông Dương Ngân hàng phát hành một loại tiền giấy được lưu hành trong 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Nó như tờ ngân phiếu gồm 3 mệnh giá 5$, 20$, và 100$ (loại này chỉ phát hành Gia Định-Sài Gòn). Đặc biệt, người ta phảiviết tay vào những tờ giấy này các thông tin ngày, tháng, năm và nơi phát hành mỗi khi dùng và nếu hủy bỏ thì đóng dấu vào đó. Đối với tiền của chế độ cũ, ông Tuyến đang sở hữu gần như đủ bộ (gần 50 loại do nhà in Security Bank Note phát hành). Ngoài ra, còn có các  tờ  2USD được phát hành từ những năm 1917, 1928, 1953, 1963, 1976.

 

Ông còn cho chúng tôi xem  tiền Zimbabwe mà người bạn ông từ TPHCM gửi ra biếu. Đây là tờ tiền  lưu hành nội bộ tại đất nước Zimbabwe, do lạm phát và đỉnh điểm năm 2009 với tờ 100 ngàn tỷ chỉ mua nổi 4 ổ bánh mỳ, cho đến năm 2015 chính phủ nước này quy đổi 75 triệu tỷ chỉ  bằng 5USD. Ông cho biết thêm: “Những năm trước, chủ nhân của các nhà trong khu phố cổ khi người ta trùng tu và sửa lại, họ tìm thấy tiền cũ trên trần và ngói (tất nhiên tiền này bây giờ không còn sử dụng được)  họ cầm tờ tiền lên không biết làm gì nên đem đến bán lại cho tôi. Văn hóa người xưa  có thói quen giấu tiền ở trên trần  nhà, mái ngói. Bởi thế tôi càng phải lưu lại những gì mà Hội An xưa từng có, đặc biệt là tiền cổ. Năm nay tôi ngoài 60 tuổi rồi, không còn sức để đi xa nên mở quầy trưng bày để du khách trên thế giới khi đến Hội An có thể xem và biết đến lịch sử tiền xưa. Qua đó, cũng góp phần nhỏ bé làm khu phố cổ trở nên ấn tượng và đặc sắc đến với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, tôi còn sở hữu và trưng bày hơn 10 vạn con tem qua các thời kỳ Việt Nam”.

 

Những  năm gần đây, Hội An thu hút hàng triệu khách du lịch trên thế giới đến tham quan, việc trưng bày giá trị hiện vật xưa của ông Tuyến đã góp phần làm cho phố cổ trở thành điểm đến nhiều sắc màu, lý thú hơn.

 

 

TheoTrần Chánh/CADN Online

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.