Nguyễn Du

Loading...

Số hóa tài liệu thư viện: Vấp phải rào cản bản quyền

Việc đẩy mạnh số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin được xem là giải pháp tối ưu giúp ngành thư viện nâng cao chất lượng phục vụ cũng như vượt qua thách thức do đại dịch Covid-19 mang lại. Tuy nhiên, tốc độ số hóa hiện nay đang bị chậm lại bởi rào cản bản quyền.
 
Tốc độ số hóa tài liệu thư viện bị chậm lại do vấn đề bản quyền Ảnh: THỤY DU
 
Thực tế, quy định về bản quyền đang ảnh hưởng lớn đến việc các thư viện số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin. Thư viện chỉ được số hóa tài liệu với mục đích bảo quản hoặc nghiên cứu.
 
Số hóa xong... cất đi?
 
Theo ThS Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội), đa phần bản quyền sách, tài liệu… đang thuộc về các nhà xuất bản nên việc đàm phán để sở hữu bản quyền gặp nhiều khó khăn. Vất vả đàm phán được, hay có người chủ động tặng thì lại vướng quy định thư viện không được số hóa với mục đích cung cấp cho bạn đọc, do đó, các tài liệu số hóa hiện nay chỉ được sử dụng nội bộ, không được chia sẻ rộng rãi... “Số hóa tài liệu xong, bạn đọc chỉ có thể tra cứu thông tin cơ bản là thư mục trên hệ thống. Nếu muốn đọc toàn văn, độc giả vẫn phải đến thư viện. Điều này khiến họ mất thêm thời gian trong tiếp cận tài liệu. Chúng ta đang đẩy nhanh tốc độ phát triển văn hóa đọc nhưng chính sách lại đang khiến bạn đọc bị chậm trong tiếp cận thông tin”, bà Thủy thông tin.
 
Ông Đỗ Bình Nguyên, Giám đốc Thư viện tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Thời gian tới khi xây dựng thư viện số, Thư viện tỉnh Thái Nguyên chắc chắn sẽ gặp những vấn đề về số hóa tài liệu do vướng mắc về bản quyền. Không muốn số hóa tài liệu chỉ để bảo quản, nghiên cứu, chúng tôi đang tính đến phương án xin “share” lại những tài liệu đã được số hóa, công khai. Với chính sách hiện nay, các thư viện không nên đặt nặng việc phải số hóa bằng được một tài liệu nào đó”.
 
Ngoài những thư viện nêu trên, Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng đã số hóa các luận án tiến sĩ, tài liệu nghiên cứu, thế nhưng, thông tin đầy đủ của các tài liệu số này lại không được cung cấp trực tuyến. Thực trạng tương tự cũng xảy ra tại Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ).
 
Thiếu chính sách đặc thù
 
Thiếu nguồn tài liệu số hóa nên dịch vụ đọc trực tuyến khó có thể đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Thêm vào đó, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng người sử dụng dịch vụ thư viện và đăng ký làm thẻ giảm sút mạnh. Thay vì sử dụng các dịch vụ thư viện, họ đã chuyển sang đọc các tài liệu được cung ứng từ các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, cá nhân…
 
Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) cho hay, Điều 22 chương II Nghị định số 22/2018/NĐ-CP nêu rõ: “Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số”. Quy định này đang là rào cản rất lớn khiến các thư viện gặp khó trong việc số hóa tài liệu. “Quy định bản quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ, khuyến khích sự sáng tạo của tác giả đối với các tác phẩm, trong khi đó, thư viện lại là thiết chế phục vụ miễn phí cho cộng đồng. Khi số hóa tác phẩm mà đưa ra phục vụ miễn phí, quyền lợi của chủ sở hữu sẽ bị ảnh hưởng. Chính những điều này đang không cho phép thư viện phân phối bản sao tác phẩm đến công chúng”, ông Phạm Quốc Hùng nêu.
 
Bên cạnh đó, bà Vũ Dương Thúy Ngà (nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL) cũng chia sẻ: “Đã có trường hợp một số thư viện, nhà cung cấp dịch vụ tài liệu số ngang nhiên sử dụng tài liệu có bản quyền mà không hề xin phép hoặc liên hệ với tác giả. Điều này đã gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích của tác giả và đơn vị nắm giữ tác quyền. Vậy nên, việc quy định về tác quyền được siết chặt, khiến các thư viện gặp khó cũng là điều dễ hiểu. Để tháo gỡ, rất cần những quy định ngoại lệ về bản quyền cho thư viện trong việc số hóa và đưa ra phục vụ rộng rãi”.
 
Để bản quyền không còn là rào cản trong số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin thư viện, ông Phạm Quốc Hùng thông tin, hiện Vụ Thư viện - Bộ VHTTDL vẫn đang phối hợp chặt chẽ với Cục Bản quyền tác giả trong việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật và hướng dẫn các thư viện thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bản quyền tác giả trong thư viện. Việc khắc phục sẽ được triển khai theo hướng bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả gắn với quyền tiếp cận thông tin của cộng đồng.
 
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Thủy đề xuất, trước mắt các thư viện cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn tài liệu, tài nguyên thông tin số. “Thay vì mua bản cứng tài liệu, các thư viện có thể mua bản mềm, hình thành cơ sở dữ liệu số. Bài học từ các nước trên thế giới cho thấy, các nhà xuất bản, thư viện hợp tác với nhau trong xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu chứ không phải một mình thư viện cứ cố gắng “đổi bản cứng thành mềm. Các thư viện vì thế sẽ dễ dàng trong đa dạng hóa nguồn tài liệu số và cung cấp đến bạn đọc”.
 
 
Theo Báo Văn hóa

 

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.