Nguyễn Du

Loading...

Sách mới: Chùa cổ Hà Tĩnh.

Nhà Xuất bản Đại học Vinh vừa liên kết  xuất bản cuốn sách "Chùa cổ Hà Tĩnh" của tác giả Thái Kim Đỉnh. Xin được trân trọng giới thiệu.
 
 
Sách dày 346 trang, khổ 15 cm x 24 cm. Phần 1, giới thiệu 417 ngôi chùa cổ Hà Tĩnh. Phần phụ lục gồm ảnh tư liệu về một số chùa cổ; thơ đề vịnh các ngôi chùa ở Hà Tĩnh, một số bài vè kể chuyện làm chùa đúc chuông và bước đầu tìm hiểu phật giáo xứ Nghệ.
 
Sách được xuất bản với sự liên kết của Tạp chí Văn hóa Nghệ An.
 
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh (1926-2017), quê ở làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là tác giả và đồng tác giả 94 cuốn và bộ sách, trong đó có:
 
* 34 cuốn  và bộ sách viết riêng và chủ biên, tiêu biểu là: Có một - Nhịp cầu - Thơ (1975); Truyện dân gian Nghệ Tĩnh (2 tập, 1981-1985); Cặp kính thần (dịch từ tiếng Pháp, 1998); Năm thế kỷ văn nôm người Nghệ (1994, tái bản 2011-2013; Làng cổ Hà Tĩnh (2 tập, 1995, tái bản 2000, 2006, 2007); Chuyện kể về Bác Hồ (3 tập, đã tái bản lần thứ 8 (1996-2008);   Tác gia Hán Nôm Nghệ Tĩnh (1996); Thơ văn quanh Truyện Kiều (2005); Hà Tĩnh đất văn vật Hồng Lam (2013); Thơ văn Thanh Minh (2014); Bách thần sự tích (dịch từ chữ Hán, 2015); Địa chí huyện Kỳ Anh (1996); Địa chí huyện Đức Thọ (2004); Địa chí huyện Thạch Hà (2015); Địa chí huyện Hương Sơn (đồng chủ biên, 2015); Bốn thi sĩ trong phong trào thơ mới (2016); Tuyển tập thơ Thái Kim Đỉnh (tập I, tập V và tập VI, 2016).
 
* 25 cuốn và bộ sách viết chung, tiêu biểu là: Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ (4 tập, cùng Ninh Viết Giao (CB), Trần Hữu Thung, 1993-1995);  Di tích Danh thắng Hà Tĩnh (1997); Từ điển tiếng Nghệ (cùng Trần Hữu Thung, 1998); Danh nhân Hà Tĩnh (2 tập, 1998, 2013, 2016); Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (dịch chung, 1998); Thơ Hà Tĩnh thế kỷ XX (2000); Du lịch Hà Tĩnh (song ngữ Việt - Anh, 2000) Mặc Trai thi tập - Thơ Đinh Nho Hoàn (dịch chung, 2000); Tiếng Kiều đồng vọng (cùng Vũ Ngọc Khánh, võ Hồng Huy, 2010); Dưới chân núi Hồng  (Văn, 2 tập, 2012; Tân thanh quảng tập (Tuyện Kiều)  in chung với Hoàng Ngọc Hiến, 2013); Đức Thọ đất và người (Đoàn Tử Huyến (CB), 2015); Địa chí huyện Can Lộc (cùng với Võ Hồng Huy (CB), Chương Thâu, 1999, tái bản 2015).
 
* 35 cuốn và bộ sách in chung, tiêu biểu là: Truyện Hoa Tiên (1993); Ca Trù Cổ Đạm (1997); Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình văn học Nghệ An thế kỷ XX (Từ Sơn (CB), 2000); Người Nghi Xuân (2 tập, 2000); Ca Trù nhìn từ nhiều phía  (Nguyễn Đức Mậu (BS), 2003); Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu (Chương Thâu (BT), 2005); Người Xứ Nghệ (2 tập, 2007); Phan Đình Phùng cuộc đời và sự nghiệp (Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu (BT), 2007); Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (Đoàn Tử Huyến (CB) 2008); Kỷ yếu Hội thảo Danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Oánh (2008); Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XX ( 2009); Đường về xứ Nghệ - Thơ Nghệ An - Hà Tĩnh xưa và nay (Gia Dũng, Nguyễn Hồng Oanh (BT), 2011); Đại thi hào Nguyễn Du và các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền với Thăng Long (2011); Tuyển tập thơ lục bát (Huy Phương biên soạn, 2011); Các tác gia dòng văn nguyễn Trường Lưu - Cuộc đời và tác phẩm (2012). 
 
Và một số sách chưa in: Hoa Trình tiêu khiển tiền hậu tập của Nguyễn Đề (400 bài, cùng dịch với Võ Hồng Huy); Địa chí huyện Cẩm Xuyên (cùng với Bùi Thiết (CB); Làng Trường Xá  (địa chỉ văn hóa).
 
 
V.A
-
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.