Nguyễn Du

Loading...

Phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa năm 2017

Ngày 19/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có công văn số 4209/BVHTTDL-VHDT gửi Sở VHTTDL và Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa năm 2017.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch Khmer Nam bộ lần thứ VII - năm 2017 sẽ được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu

Theo đó, để chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa đạt kết quả cao trong năm 2017, Bộ VHTDL dự kiến sẽ tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính khu vực và từng dân tộc như sau:

1. Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên (dự kiến  tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng).

2. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất (tổ chức tại Tuyên Quang).

3. Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam -Lào (tổ chức tại tỉnh Sơn La).

4. Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam -Campuchia.

5. Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch Khmer Nam bộ lần thứ VII (tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu).

6. Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI, năm 2017 (tổ chức tại tỉnh Quảng Nam).

Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố căn cứ đặc trưng văn hóa vùng, miền và dân tộc tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tham gia; đưa các hoạt động giao lưu văn hóa phù hợp với địa phương vào kế hoạch năm 2017 của ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Sau khi kế hoạch công tác năm 2017 được ban hành, Bộ VHTTDL sẽ có văn bản thông báo, hướng dẫn cụ thể.

Văn bản xác nhận tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số gửi theo địa chỉ: Vụ Văn hoá dân tộc - Bộ VHTTDL (51 Ngô Quyền, Hà Nội) trước ngày 05/11/2016 để tổng hợp./.
 
Theo Lan Phạm/Cinet.vn
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.