Nguyễn Du

Loading...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia.
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Tại buổi làm việc, GS.TS. Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã báo cáo với Phó Thủ tướng trong nhiệm kỳ 2010-2014, hội đồng đã thẩm định 52 hồ sơ công nhận di tích quốc gia đặc biệt; 79 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia; 6 di tích đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của nhân loại.

Hội đồng đã tổ chức một số hội thảo đáng chú ý về giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, văn hóa biển đảo; có nhiều đợt khảo sát thực tế tại một số địa phương trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn.

Theo GS.TS. Lưu Trần Tiêu, mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế nhưng các di sản văn hóa đã phát huy giá trị, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, người dân, cộng đồng đã cùng chung tay để bảo tồn, bảo vệ tốt các di tích, di sản. Không chỉ góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, ở nhiều địa phương các di sản văn hóa đã trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội.

Nhiều di sản như Hội An, Tràng An có cách làm, mô hình sáng tạo để đảm bảo quyền lợi và sự tham gia của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản từ đó tạo ra những hoạt động rất sinh động trong vùng di sản.

Đánh giá cao đóng góp của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia những năm qua, Phó Thủ tướng nêu rõ hoạt động của Hội đồng đã góp phần tăng thêm nhận thức và thống nhất của cộng đồng, các bộ, ngành, địa phương về bảo vệ, phát huy các di tích, di sản văn hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập, cùng với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Việt Nam cũng cần gìn giữ phát huy những giá trị tốt đẹp, hồn cốt của dân tộc.

Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, bên cạnh việc thẩm định, công nhận, xếp hạng các di tích, di sản hay tổ chức hội thảo về các vấn đề văn hóa, khảo sát thực tế..., Hội đồng phải là nòng cốt trong giáo dục, thông tin, tuyên truyền về các di tích, di sản văn hóa.

Hội đồng có thể nghiên cứu về lễ hội để khi tổ chức sẽ phát huy được giá trị truyền thống và có tính giáo dục cao. Người dân tham gia vào lễ hội không chỉ mang tính chất giải trí hay thu hút khách du lịch mà qua đây nếp sống, văn hóa của người Việt Nam được tôn vinh.

Việc thông tin, tuyên truyền về những di tích, di sản của quốc gia, kể cả các di sản được quốc tế công nhận đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đủ sâu. Cần làm sao để không chỉ các chuyên gia mà tất cả mọi người dân thấy được giá trị của những di tích, di sản được cha ông để lại. Từ đó mỗi người thấy có trách nhiệm để hiểu quá khứ, trách nhiệm với hiện tại và thế hệ mai sau trong bảo vệ, gìn giữ các di sản, giá trị văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng ghi nhận một số kiến nghị cụ thể của các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia như tăng cường nghiên cứu nội dung văn hóa biển đảo; mở rộng quy mô nghiên cứu một số di tích quốc gia đặc biệt phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại; tháo gỡ vướng mắc trong quy trình, thủ tục liên quan đến bảo tồn, trùng tu các di tích, di sản; bảo vệ bảo vật quốc gia; thành lập cơ quan khảo cổ học dưới  nước.
 
 
Theo T.H/cinet.vn
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.