Truyện Kiều là kiệt tác văn học bậc nhất của văn chương Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc tôn vinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Nhưng do trong nội dung có nhiều chỗ phạm đại huý (Lan tên mẹ của Gia Long, Chủng tên vua Gia Long lúc nhỏ) nên từ khi tác phẩm ra đời - khoảng thời Tây Sơn - đến khi Thi hào từ trần rồi qua tiếp hai đời vua Minh Mệnh. Thiệu Trị truyện thơ này chủ yếu chỉ được truyền khẩu hoặc chép tay. Đến nay văn bản gốc có thủ bút của tác giả vẫn chưa tìm được. Hàng trăm năm qua, việc sưu tầm, hiệu đính, đính ngoa để phục nguyên văn bản Truyện Kiều vẫn là công việc được nhiều bậc thức giả quan tâm. Mấy năm gần đây việc sưu tầm các văn bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ đã đạt được nhiều kết quả rất đáng mừng. Các bản Liễu Văn Đường 1866, 1871, Nguyễn Hữu Lập 1870. Duy Minh Thị 1872. 1891, Thịnh Mĩ Đường 1879, Thuận Thành 1879, Nguyễn Hữu Đắc 1894,Ấn Như Hội 1896, Quan Văn Đường 1911. Bản Kinh Bắc.. tìm được đã nâng tổng số bản Kiều Nôm từ 23 bản năm 1965 lên thành 43 bản và hi vọng trong tương lai còn sưu tầm được nhiều bản Kiều Nôm cổ hơn nữa.
Nhưng có một điều là, nhiều khi các bản chép chữ Nôm đã thông nhất về mặt chữ, nhưng cách phiên âm lại sai khác nhau. Đúng như học giả Hoàng Xuân Hãn đã nói: “Cái thứ 4 nữa là có bản Nôm mà không biết đọc bản Nôm, nhiều khi đọc sai mất nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì... Rồi sau những người có Tây học, phiên âm ra để in thành sách, thì họ lại không biết đọc Nôm nữa... (Tạp chí Văn học 3/1997),
Tại hội nghị Thông báo Hán - Nôm Việt Nam 2005, tôi đã trình bày cách đọc của mình với các chữ Nôm của bản Nguyễn Hữu Lập 1870 mà các nhà nghiên cứu lão thành đã đọc khác nhau.
Nay chúng tôi xin trình bày cách phiên âm một vài mặt chữ Nôm mà các bản Kiều Nôm chép thống nhất nhau, nhưng cách phiên âm chưa thống nhất và chưa đúng sau đây:
Trường hợp 1:
Câu 915: Dặm khuya tạnh mù khơi. Chữ Nôm (thượng Vũ, hạ Ất.) được Trương Vinh Kí 1885, A. Michel 1884, Norđemanl 1897 phiên âm là.Ngớt. Nguyễn Văn Hoàn 1965, Thạch Giang 1972, Đào Duy Anh 1979 phiên là: Ngất; Đào Duy Anh 1974. Nguyễn Tài Cẩn 2004; Đào Thái Tôn phiên là: Ngắt
Học giả Đào Duy Anh giảng : Ngắt tạnh chỉ tình hình lặng ngắt, vắng tanh.
Nguyễn Văn Hoàn giảng: Ngất tạnh. Bầu trời cao ngất mà tạnh ráo.
Chúng tôi nhận thấy câu 915 này, 4 từ cuối được viết theo thể tiểu đối tương tự như các câu Kiều sau:
Câu 2165: Lần thâu gió mát trăng thanh.
Câu. 111: Dù khi gió kép mưa đơn
Câu 1242: Đòi phen gió tựa hoa kề.
Câu 1955: Thẹn mình đá nát vàng phai
Câu 1975: Dẫu rằng sông cạn đá mòn.
Trong đó: Gió đối với trăng, mưa hoặc hoa; đá đối với vàng; sông đối với đá...
Vậy từ thứ 3 phải đối với từ thứ 5. Nhưng cách đọc là Ngớt (động từ). Ngất (tính từ), Ngắt (phụ từ) lại không đối với: Mù (danh từ): (thượng Vũ :hạ Mậu) là “Sương mù, hơi nước ngưng tụ lại thành hạt màu trắng rất nhỏ hay lơ lửng trong không khí gần mặt đất " (Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt 2204, tr.646, 879, 880).
Vả lại chữ ngất trong các câu
Câu 517: Trông chừng khói ( ngất) song thưa
Câu 2251: (ngất)trời sát khí mơ màng (Thượng Sơn, hạ Ất) và chữ Ngắt trong các câu;
Câu 71; Buồng không lạnh (ngắt) như tờ
Câu 758: Một hơi lặng (ngắt) đôi tay lạnh đồng. (ThượngSơn, hạ Ất )
Lại có những chữ Nôm khác chữ đang bàn.
Do vậy, nếu chữ ( thượng Vũ + hạ Ất) phiên là: Ngất - Ngắt đều không thể hiện sự thống nhất trong cách viết, cách phiên âm các bản Kiều Nôm. Vì chữ thứ 5 là loại ‘sương mù’ thì chữ thứ 3 cùng phải là một loại: “khí. hơi nước” nào đó mới hợp phép tiểu đối.
Chúng tôi thấy cách tạo các chữ " ất" + tiểu; Út: =quý + ất và Ụt= ất+ thỉ; theo Trần Văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt. Nxb Thuận Hoá 1999 tr. 918). nghĩa là chữ “ất” dùng để hài thanh âm “út”. Do vây chữ thứ 3 (vũ+ ất) có thể đọc là: “Ngút” được.
Theo Bá đa lạc Bỉ nhu trong Tự vị An nam La tinh 1772-1773 thì:
Ngút: mây, khói cuồn cuộn (tr.31)
Ngút mây: làn sóng khói
Quên mây rẽ ngút.
Huỳnh Tịnh Của trong Đại Nam Quốc Âm tự vị in 1895 cũng giảng:
Ngút: khí mù mù, ví dụ: Vén mây ngút mới thấy trời xanh.
Ngút mây: vời mây (tr.114)
Genibrel trong Từ điển Việt - Pháp (1898) cũng có sưu tầm các ví dụ:
Vén mây rẽ ngút, quén mây rẽ ngút (tr 540).
Đến Vương Lộc trong cuốn Từ điển từ cổ (2001) cũng giảng:
Ngút: gợn mây hay khói: và nêu các ví dụ: Muốn cho thức trăng, phải ra tay vén ngút (Tuồng Tam nữ đồ vương)
Khói tan ngút sạch như giời (Dương Từ Hà Mậu) (tr.118)
Do vậy, nhìn vào mặt chữ Nôm có “Vũ” chỉ ý là loại “hơi nước”, có chữ “Ất’ gợi âm là “út”, nên chúng lôi nghĩ rằng nên đọc là: Ngút (danh từ) với nghĩa là một loại: khí mù mù, hơi nước, đảm bảo tiểu đối với chữ thứ 6 là Mù (danh từ) sương mù hơi nước ngưng tụ.
Tiếc rằng nét nghĩa cổ của từ Ngút này đến nay Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ 2004 lại bỏ sót không lưu trữ được.
Như vậy câu 915 theo thiển ý của tôi nên đọc là:
Dặm khuya ngút tạnh mù khơi để phù hợp với cả tiểu đoạn Mã Giám Sinh chở Kiều trong đêm trăng mùa thu từ Bắc Kinh chạy về Lâm Tri.
Bạc phau cầu giá đen rẩm ngàn mây
Vi lau san sát hơi may
Một trời thu để riêng say một người
Dặm khuya ngút tạnh, mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
Như vậy cả đoạn thơ này thi hào đã tập hợp được tới 4 loại hơi nước trong đêm mùa thu là: mây, hơi may. ngút, mù. Thật là một vốn sống phong phú và vốn từ ngữ dồi dào, sát thực tế.
Từ những lập luận đã nêu trên, chúng tôi cùng đề nghị câu Kiều 2524 cũng không nên đọc là:
Ù ù sát khí ngất trời ai đang
Mà nên đọc là: Ù ù sát khí (ngút ) trời ai đang
cho thông nhất cách phiên âm cùng một mã chữ Nôm mà về nghĩa lí cũng vẫn thông mạch của câu thơ. Ở câu 2524 này thì Ngút mới có nghĩa là:. “Bốc lên liên tục và ngày càng cao như vượt ra ngoài tầm mắt (thường nói về lửa, khói)" như Từ điển tiếng Việt 2004 giải nghĩa.
Trường hợp 2
Câu 1154. Từ bản Kiều do Trương Vĩnh Kí phiên âm đầu tiên năm 1875 đến các bản Kiều của A. Michel 1884, Nordemanl 1897, Nguyễn Văn Vĩnh 1923, Bùi Kỉ — Trần Trọng Kim 1927, Hồ Đắc Hàm 1929, Tản Đà 1941, Nguyễn Văn Hoàn 1965, Thạch Giang 1972, Đào Duy Anh 1974, 1979, Phan Ngọc 1989. Nguyễn Quảng Tuân 1995, 2004, và gần đây nhất là bản Truyện Kiều do Nguyễn Tài Cẩn in 2004 chọn lựa trong 9 bản Kiều cổ từ Nguyễn Hữu Lập 1870, Liễu Văn Đường 1871, đến Thịnh Mĩ Đường. Quan Văn Đường 1879, đa số đều chép 2 chữ thứ nhất và thứ 2 là nhưng lại phiên âm là:
Gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha
Chúng tôi thấy hai chữ đầu là (Đốn và Thu + Sừng hoặc Tâm + Sùng không cho gợi ý nào để đọc thành: Gạn gùng cả),
Trong khi đó các câu thơ sau đây cũng trong Truyện Kiều:
Câu 1725: Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra
Câu 2041: Gạn gùng ngành ngọn cho tường
Thì chữ Gạn là do (khẩu + kiện, thủy + kiện) hợp thành, còn Gùng là do(khẩu + cùng) hợp thành. Và trong hai câu thơ nêu trên thì đã có sự gạn gùng (hỏi gắn, hỏi cặn kẽ) thì bao giờ cũng phải tra hỏi liên tục từ "gốc rễ đến ngọn ngành”. Do đó câu thơ "gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha" chưa thật hợp với mặt chữ Nôm và hợp với cách dùng từ của tác giả
Vậv hai chữ Nôm này đọc là gì?
Chữ thứ nhất âm Hán Việt là Đốn nên có thể đọc là Đon
(Trần Văn Kiên : Giúp đọc Nôm và Hán Việt) tr.428).
Chữ thứ hai do (Thủ hoặc Tâm kết hợp với Sùng) nên đọc là Sòng
Từ Đon sòng khá xa lạ nhưng các từ tiếng Việt cổ đã giảng.
Theo Bá Đa Lộc Bỉ Nhu (1772 - 1773)
Đon: don ren, Tham lam tìm kiếm.
Sòng: liên tục; Sòng sã: liên tục.
Làm sòng: Kiên tri làm một cái gì.
Nói sòng: kiên tri nói cùng một điều gi.
Trong Đại Nam quấc ám tự vị của Huỳnh Tịnh Của in 1895 cũng giảng:
Đon: ngắn đón thăm chừng. Ví dụ: Đon ron.
Hỏi đon hỏi ren: hỏi thăm hỏi mót, dò đón, thường nói về người có tịt (có tỉ tích, có điều xấu hổ)
Sòng: luôn luôn không khi hở.
Sòng sã: luôn luôn. Ngồi sòng sã: ngồi miết dai.
Vậy câu thơ 1154: “Đon sòng đến mực nồng nàn mới tha” đúng theo mà chữ Nôm, diễn tả đúng giọng điệu, cử chỉ của Tú Bà trong khi vờ nói liên lục, sòng sã với Mã Kiều ở mức độ nồng nàn, để thắt buộc Mã Kiều vào bản chịu đoan lúc trước. Nhưng chính là lúc mụ ta “dò đón thăm chừng" thái độ của Thuý Kiều. Đến khi thấy Thuý Kiều tặc lưỡi chấp nhận theo mưu kế của mụ, bằng lòng làm gái lầu xanh thì mụ ta mới bằng lòng "tạm tha".
Trong các tác phẩm văn học trung đại cũng xuất hiện những câụ thơ cổ từ cố Đon và Sòng như:
Vườn riêng gióng giả kíp đon
Gặp nhau hớn hờ đon chào (Hoa Viên)
Hoa nguyệt đon chùng mấy phát lành (Quốc ảm thi tập)
Chẳng mấy ngay sòng những lận gian (Hồng Đức quốc ăm)
Cờ bạc ai là có ở sòng (Bạch Vãn quốc ngữ thi)
Nghĩ Lại thi trời vốn cũng sòng (Nguyền Công Trứ)
Ngay trong Truyện Kiều cũng đã có:
Rước mừng đon hỏi dò la (câu 191)
Đến nhà trước liệu nói sòng cho mình (Câu 1510)
Nhưng hai từ ghép thành Đon Sòng thì có lẽ duy nhất chỉ có thiên tài Nguyễn Du mới sáng tạo như vậy. Vì trong Truyện Kiều cũng đã có nhiều từ ghép sáng tạo lần đầu tiên xuất hiện trong văn chương như: Cẩm lành, cẩm cờ, cẩm thơ, cẩm trăng, bèo bồng, dồi mài...
Rất tiếc là từ cổ Đon sòng cũng như danh từ Ngút lâu nay đã không được các nhà ngôn ngữ học quan tâm và bảo lưu vào các từ điển đương đại.
Chúng tôi mong rằng các nhà ngôn ngữ trẻ sẽ tiếp nối công việc sưu tầm văn bản Hán Nôm cổ, phiên âm và dịch nghĩa chính xác để kho tàng ngôn ngữ của dân tộc ta không những hướng về phía trước, sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới cho phù hợp với cuộc sống hiện đại mà còn giữ được nhiều ngôn từ trong sáng chuẩn xác phong phú mà ông cha ta đã xây dựng từ hàng ngàn năm qua.