Nguyễn Du

Loading...

Phát triển văn hóa đọc, học tập suốt đời cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng

Ngày 27- 5,  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thư viện) và Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam  đã ký kết Chương trình hoạt động phối hợp nhằm phát triển văn hóa đọc, học tập suốt đời  cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng.
 
 
Mục tiêu chung, xây dựng, hình thành thói quen đọc sách, thúc đẩy nhu cầu, phát triển văn hóa đọc trong gia đình, cộng đồng. Tăng cường nguồn tài liệu, các dịch vụ thư viện, hình thành môi trường đọc thân thiện góp phần nâng cao dân trí, đẩy mạnh xã hội học tập, chú trọng người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tạo cơ hội, khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
 
Đồng thời nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, hỗ trợ các thư viện trong xây dựng vốn tài liệu phục vụ đáp ứng với nhu cầu bạn đọc; phát triển văn hóa đọc trong giới nữ, gia đình, trẻ em, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa thông qua các cấp hội phụ nữ, hệ thống thư viện công cộng; hướng dẫn cha mẹ, phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhằm khơi dậy niềm đam mê, lòng yêu đọc sách từ sớm của trẻ em; trang bị kỹ năng, phương pháp đọc cho trẻ em, học sinh, sinh viên, phụ nữ, định hướng đọc lành mạnh, phù hợp nhu cầu, điều kiện của từng đối tượng người dân.  Huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ xây dựng phát triển các mô hình tủ sách, các loại thư viện phù hợp với điều kiện vùng, miền, phong tục tập quán địa phương để phụ nữ, trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách các cấp hội phụ nữ, cơ quan xuất bản và phát hành.
 
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là phụ nữ, trẻ em, học sinh, sinh viên nữ và gia đình. Đối tượng gián tiếp là Hội phụ nữ các cấp, cộng đồng dân cư, nhà nước, địa phương, xã hội.
 
Theo đó, hai bên sẽ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến đọc trong nhân dân; xây dựng thúc đẩy việc hình thành môi trường đọc thân thiện, tiện ích. Hàng  năm cùng trao đổi kinh nghiệm, tổ chức sơ kết 3 năm, tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp làm cơ sở để triển khai Chương trình hợp tác trong các giai đoạn tiếp theo.
 
 

Quỳnh Việt

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.