Nguyễn Du

Loading...

Phải gắn du lịch và di sản

Du lịch là ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với di sản văn hóa và thiên nhiên cả về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong sự phát triển du lịch và di sản cũng nảy sinh không ít mâu thuẫn.
 
Trình diễn nghi lễ hầu đồng trên sân khấu.
 
Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực, du lịch di sản còn có tác động tiêu cực đến di sản. Tất cả các di sản khi muốn trở thành sản phẩm du lịch đều phải trải qua một quá trình đặc biệt. Đó là quá trình “hàng hóa hóa” di sản. Một tấm thổ cẩm mặt chăn của người Thái muốn bán được cho du khách thì phải chế biến thành các túi đeo, túi đựng điện thoại, vỏ gối…Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, người Dao muốn trở thành sản phẩm du lịch cũng phải được sân khấu hóa, cắt gọt phần nghi lễ, bỏ không gian thiêng, tách phần nhảy lửa khỏi tổng thể tín ngưỡng mà chỉ còn tiết mục văn nghệ nhỏ lẻ là diễn xướng nhảy lửa.
 
Như vậy, quá trình “hàng hóa hóa”, “thương mại hóa” di sản đã quy định sự “sản xuất”, biến di sản thành các sản phẩm du lịch. Quá trình này diễn ra không theo mùa vụ, chu kỳ hoạt động của di sản mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì thế, các trích đoạn lễ cưới được diễn ra thường xuyên, quanh năm ngày tháng, trích đoạn lễ hội Té nước không chỉ diễn ra trong ngày Tết người Lào, người Lự mà thường xuyên tổ chức quanh năm. Quy trình “hàng hóa hóa” làm vừa lòng du khách, đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách đã dẫn đến sự biến dạng của di sản.
 
Đơn cử như nghi lễ hầu đồng diễn ra ở Phố cổ Hà Nội mà không phải thực hành ở các đền, phủ, không gian thiêng đã mất, thời gian thiêng không còn thì di sản cũng bị giải thiêng, không còn vai trò của di sản. Một số điểm du lịch có giá trị về tâm linh, giá trị về nghệ thuật trở thành quá tải khi lượng khách đến đông. Các lễ hội của thôn bản xưa chỉ đón khách ở thôn bản hoặc một số khách không nhiều của cả vùng. Nhưng hiện nay, các di sản này không tính đến sức chứa của điểm du lịch, phát triển quá nóng dẫn đến luồng khách hành hương ồ ạt đổ về một điểm du lịch có không gian hẹp. Các du khách không tuân theo chuẩn mực, quy tắc ứng xử của thôn làng đối với các vật thiêng. Họ tranh cướp vật thiêng dẫn đến lễ hội không tổ chức được.
 
Quá tải tại các lễ hội.
 
Một số lễ hội chưa chuẩn bị sẵn sàng (hoặc không dự báo được lượng khách tăng đột biến quá lớn) dẫn đến tình trạng quá tải, hệ thống dịch vụ bị phá vỡ hoặc không đáp ứng nổi nhu cầu của du khách. Lễ hội tổ chức chưa đến đỉnh điểm đã “vỡ hội”. Sự quá tải của các điểm du lịch tâm linh còn gây ra nhiều hậu quả về môi trường, về nếp sống văn hóa đối với cư dân bản địa. Nghiêm trọng hơn, một số quần thể di tích tâm linh đã sảy ra hiện tượng làm chùa giả, tượng giả,… và chỉ có hòm công đức là thật.
 
Trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch trải nghiệm,… vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đề cao vai trò của chủ nhân di sản, nhưng hiện nay ở các làng bản, đồng bào dân tộc thiểu số giàu tài nguyên du lịch nhưng là người dân nghèo, lại thiếu vốn để kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp đã đổ xô đến các điểm giàu tài nguyên chỉ đầu tư một ít cho dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Họ thu nguồn vốn rất lớn nhưng người dân - chủ nhân của di sản chỉ được hưởng lợi với tỷ lệ rất thấp.
 
Điển hình như làng Cát Cát (Sapa, Lào Cai) mỗi năm họ lập trạm kiểm soát bán vé thu khoảng hơn 10 tỷ đồng, nhưng số tiền người dân được hưởng lợi chỉ có vài trăm triệu đồng, sản xuất các sản phẩm du lịch. Sự chia sẻ lợi ích không công bằng giữa doanh nghiệp và cộng đồng ở nhiều điểm du lịch diễn ra thường xuyên gây mâu thuẫn giữa người dân và các đối tác.
 
Việc lập các trạm thu phí tại làng Cát Cát (Sapa) đã gây nên mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp.
 
Để giải quyết mâu thuẫn này, các chuyên gia cho rằng cần có quy hoạch phát triển và kế hoạch quản lý điểm đến du lịch di sản văn hóa bền vững, có trách nhiệm. Trong đó, cần xác định đúng, đủ vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch và quản lý quy hoạch điểm du lịch di sản văn hóa với kế hoạch cụ thể từng thời gian để có cơ sở pháp lý hướng dẫn hoạt động hàng ngày trong điểm đến du lịch di sản văn hóa. Cân bằng việc duy trì và nâng cao tính thống nhất của giá trị di sản qua việc đưa đến một lượng khách không quá tải, đủ đáp ứng yêu cầu lợi nhuận bền vững.
 
GS. TS Từ Thị Loan, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, không thể vì mục tiêu phát triển du lịch, mục tiêu lợi nhuận mà không đếm xỉa đến các mục tiêu văn hóa, giữ gìn các giá trị văn hóa. Không thể hy sinh di sản, hy sinh văn hóa vì mục tiêu du lịch.
 
Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa hai quá trình bảo tồn và phát huy. Những ví dụ thất bại về giải quyết mối quan hệ này trong đại đa số trường hợp đều là do quá coi trọng về khai thác, lạm dụng quá mức di sản mà không quan tâm đến công tác bảo vệ, bảo tồn. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đến việc tính toán khả năng, sức chứa của di sản để khai thác đúng mức, “tới hạn”, điều tiết lượng du khách đến thăm.
 
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng không nên quá thận trọng, chỉ chăm lo bảo tồn, giữ gìn mà không biết khai thác, phát huy giá trị di sản. Như vậy, vô hình trung lại rơi vào cực trì trệ, thụ động, để lãng phí một nguồn tài nguyên nhân văn có thể phục vụ tốt cho phát triển du lịch.
 
 
 
Theo Minh Quân/daidoan

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.