Nguyễn Du

Loading...

Phải gắn du lịch và di sản

Du lịch là ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với di sản văn hóa và thiên nhiên cả về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong sự phát triển du lịch và di sản cũng nảy sinh không ít mâu thuẫn.
 
Trình diễn nghi lễ hầu đồng trên sân khấu.
 
Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực, du lịch di sản còn có tác động tiêu cực đến di sản. Tất cả các di sản khi muốn trở thành sản phẩm du lịch đều phải trải qua một quá trình đặc biệt. Đó là quá trình “hàng hóa hóa” di sản. Một tấm thổ cẩm mặt chăn của người Thái muốn bán được cho du khách thì phải chế biến thành các túi đeo, túi đựng điện thoại, vỏ gối…Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, người Dao muốn trở thành sản phẩm du lịch cũng phải được sân khấu hóa, cắt gọt phần nghi lễ, bỏ không gian thiêng, tách phần nhảy lửa khỏi tổng thể tín ngưỡng mà chỉ còn tiết mục văn nghệ nhỏ lẻ là diễn xướng nhảy lửa.
 
Như vậy, quá trình “hàng hóa hóa”, “thương mại hóa” di sản đã quy định sự “sản xuất”, biến di sản thành các sản phẩm du lịch. Quá trình này diễn ra không theo mùa vụ, chu kỳ hoạt động của di sản mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì thế, các trích đoạn lễ cưới được diễn ra thường xuyên, quanh năm ngày tháng, trích đoạn lễ hội Té nước không chỉ diễn ra trong ngày Tết người Lào, người Lự mà thường xuyên tổ chức quanh năm. Quy trình “hàng hóa hóa” làm vừa lòng du khách, đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách đã dẫn đến sự biến dạng của di sản.
 
Đơn cử như nghi lễ hầu đồng diễn ra ở Phố cổ Hà Nội mà không phải thực hành ở các đền, phủ, không gian thiêng đã mất, thời gian thiêng không còn thì di sản cũng bị giải thiêng, không còn vai trò của di sản. Một số điểm du lịch có giá trị về tâm linh, giá trị về nghệ thuật trở thành quá tải khi lượng khách đến đông. Các lễ hội của thôn bản xưa chỉ đón khách ở thôn bản hoặc một số khách không nhiều của cả vùng. Nhưng hiện nay, các di sản này không tính đến sức chứa của điểm du lịch, phát triển quá nóng dẫn đến luồng khách hành hương ồ ạt đổ về một điểm du lịch có không gian hẹp. Các du khách không tuân theo chuẩn mực, quy tắc ứng xử của thôn làng đối với các vật thiêng. Họ tranh cướp vật thiêng dẫn đến lễ hội không tổ chức được.
 
Quá tải tại các lễ hội.
 
Một số lễ hội chưa chuẩn bị sẵn sàng (hoặc không dự báo được lượng khách tăng đột biến quá lớn) dẫn đến tình trạng quá tải, hệ thống dịch vụ bị phá vỡ hoặc không đáp ứng nổi nhu cầu của du khách. Lễ hội tổ chức chưa đến đỉnh điểm đã “vỡ hội”. Sự quá tải của các điểm du lịch tâm linh còn gây ra nhiều hậu quả về môi trường, về nếp sống văn hóa đối với cư dân bản địa. Nghiêm trọng hơn, một số quần thể di tích tâm linh đã sảy ra hiện tượng làm chùa giả, tượng giả,… và chỉ có hòm công đức là thật.
 
Trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch trải nghiệm,… vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đề cao vai trò của chủ nhân di sản, nhưng hiện nay ở các làng bản, đồng bào dân tộc thiểu số giàu tài nguyên du lịch nhưng là người dân nghèo, lại thiếu vốn để kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp đã đổ xô đến các điểm giàu tài nguyên chỉ đầu tư một ít cho dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Họ thu nguồn vốn rất lớn nhưng người dân - chủ nhân của di sản chỉ được hưởng lợi với tỷ lệ rất thấp.
 
Điển hình như làng Cát Cát (Sapa, Lào Cai) mỗi năm họ lập trạm kiểm soát bán vé thu khoảng hơn 10 tỷ đồng, nhưng số tiền người dân được hưởng lợi chỉ có vài trăm triệu đồng, sản xuất các sản phẩm du lịch. Sự chia sẻ lợi ích không công bằng giữa doanh nghiệp và cộng đồng ở nhiều điểm du lịch diễn ra thường xuyên gây mâu thuẫn giữa người dân và các đối tác.
 
Việc lập các trạm thu phí tại làng Cát Cát (Sapa) đã gây nên mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp.
 
Để giải quyết mâu thuẫn này, các chuyên gia cho rằng cần có quy hoạch phát triển và kế hoạch quản lý điểm đến du lịch di sản văn hóa bền vững, có trách nhiệm. Trong đó, cần xác định đúng, đủ vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch và quản lý quy hoạch điểm du lịch di sản văn hóa với kế hoạch cụ thể từng thời gian để có cơ sở pháp lý hướng dẫn hoạt động hàng ngày trong điểm đến du lịch di sản văn hóa. Cân bằng việc duy trì và nâng cao tính thống nhất của giá trị di sản qua việc đưa đến một lượng khách không quá tải, đủ đáp ứng yêu cầu lợi nhuận bền vững.
 
GS. TS Từ Thị Loan, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, không thể vì mục tiêu phát triển du lịch, mục tiêu lợi nhuận mà không đếm xỉa đến các mục tiêu văn hóa, giữ gìn các giá trị văn hóa. Không thể hy sinh di sản, hy sinh văn hóa vì mục tiêu du lịch.
 
Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa hai quá trình bảo tồn và phát huy. Những ví dụ thất bại về giải quyết mối quan hệ này trong đại đa số trường hợp đều là do quá coi trọng về khai thác, lạm dụng quá mức di sản mà không quan tâm đến công tác bảo vệ, bảo tồn. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đến việc tính toán khả năng, sức chứa của di sản để khai thác đúng mức, “tới hạn”, điều tiết lượng du khách đến thăm.
 
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng không nên quá thận trọng, chỉ chăm lo bảo tồn, giữ gìn mà không biết khai thác, phát huy giá trị di sản. Như vậy, vô hình trung lại rơi vào cực trì trệ, thụ động, để lãng phí một nguồn tài nguyên nhân văn có thể phục vụ tốt cho phát triển du lịch.
 
 
 
Theo Minh Quân/daidoan

Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng

Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.