Cách đây tám năm, trong một bài viết về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tôi đã đề cập từ " gươm đàm và trình bày từ "đàn" đồng nghĩa với từ "cung", không phải đồng nghĩa với từ «cầm». Nói một cách khác, khác,"đàn" ở đây là một vũ khí, không phải là một nhạc cụ.

 Mới đây, trên Tạp chí văn học số 3, trong bài Gươm đàn hay Gươm cung, đồng chí Trần Khuê đã bác bỏ quan điểm nói trên và khẳng định "đàn" trong gươm đàn chỉ là cây đàn, chỉ là nhạc cụ. Đồng chí Trần Khuê cho rằng "phát kiến" của tôi không nhưng gieo rắc sai lầm trong nhận thức nhiều người, mà còn làm cho nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo,v.v .. vốn hiểu rất đúng, rất hay lại từ bỏ cái đúng, cái hay để chấp nhận cái sai, cái dở. Thật ra, đây không phải là một phát hiện mới mẻ gì của tôi.

Các thế hệ trước chúng ta hiểu  " gươm đàn" là « kiếm   cung" một cách thông thường, đơn giản, tự nhiên. Chính sự giải thích " đàn" trong "gươm đàn" là cây đàn, xuất hiện cách đây mươi, lăm năm mới có thể gọi là một "phát kiến" nếu quả sự giải thích đó là chính xác.

Đọc bài Gươm đàn hay Gươm cung và suy nghĩ nghiền ngẫm thêm, tôi vẫn hiểu "gươm đàn" là đồng nghĩa với " kiếm cung ", và "đàn" đây là vũ khí, không phải là nhạc cụ.

Để tránh lắp lại tỉ mỉ những điều đã nói tám năm trước, tôi xin khái quát lại mấy ý cơ bản đã trình bày, và bồ sung một số điểm cần thiết.

1. Về điển tích: "Gươm đàn nửa gánh, no sông một chèo" rõ ràng bắt nguồn điển tích   từ câu thơ " bán kiên cung kiếm.." nhất trạo giang sơn" của Hoàng Sào  đời Đường bên Trung Quốc. Đương  nhiên, khi dùng điển tích Hán văn, Nguyễn Du cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ khác của ta không phải cứ dịch y nguyên. Nhưng nếu cho rằng Nguyễn Du dùng điển tích nào cũng có những thay đổi quan trọng so với nguồn gốc thì là tuyệt đối hóa một cách võ đoán và chủ quan. Kết hợp với những điểm khác. tôi thấy trong trường hợp sử dụng điển tích này nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện không phải ở ý nghĩa mà là ở thanh điệu của từ

2.  Về từ ngữ: trong các từ gốc Việt thuần túy, không có từ đàn nghĩa là một thứ vũ khí, cũng  không có từ đàn nghĩa là một loại nhạc cụ. Đàn là một từ Hán Việt nghĩa là một từ gốc Hán được Việt hóa. Theo nguồn gốc chữ Hán, từ  có hai thanh: khi là danh từ, nó đồng ầm với những từ Việt hóa thành "đạn". Khi là động từ, nó đồng âm với những từ Việt hóa thành "đàn". Nhưng chuyển sang-từ vựng tiếng Việt, trong nhiều trường hợp, dù là danh từ nó cũng thường đọc là "đàn". Tất cả các từ điển chữ Hán (từ cuốn từ điển Khang Hi đời Thanh cho đến những cuốn từ điển mới xuất bản ở Trung Quốc ngày nay) đều định nghĩa "đạn " hoặc "đàn" là một thứ đạn, hoặc một thứ cung để bắn kiểu đạn ấy. Cuốn Từ nguyên xuất bản năm 1947 còn nói rõ: đàn cũng là cung, hình dáng giống cung, chỉ khác cung ở chỗ dây nó làm bằng tre. Động từ "đàn" nghĩa là "bắn", "bật","gãy", "gõ", v.v... Do một, bước chuyển nữa từ động từ trở thành danh từ khác trong tiếng Việt "đàn" vốn nghĩa là "bật", "gãy" một nhạc cụ có dây, lại được dùng để chỉ bản thân các nhạc cụ ấy. Không nắm ý nghĩa đầy đủ của danh từ "đàn" như trên, nhiều người—nhất là trong các thế hệ ngày nay — cho rằng "đàn" chỉ là và chỉ có thề là một nhạc cụ mà thôi. Điều đó đã làm điểm xuất phát cho những sự suy diễn không có cơ sở vững chắc về mọi vấn đề chung quan điển tích ‘gươm đàn nửa gánh".

3. Về hình tượng nhân vật : Chăm chú tìm tòi, tôi không thấy một nét bút nào của Nguyễn Du phác họa Từ Hải là một nhạc sĩ hay là một anh hùng hảo hán kiêm nhạc sĩ phiên lưu. Kim Trọng, trong buổi sơ ngộ cũng như trong ngày tái ngộ Thúy Kiều, đã thưởng thức tiếng đàn của Kiều với biết bao tình tứ thâm trầm, mê li ! Thúc Sinh, anh chàng quen thói bốc trời, cũng hứng thú "đường tơ họa đàn " trong cuộc truy hoan với Kiều. Cả đến Hồ Tôn Hiến cũng " nhăn mày, rơi châu" trong lúc " bắt nàng thị yến dưới màn " và lắng nghe- " nghìn sầu muôn oán ". Từ Hải nếu quả là một người mang cả thanh gươm và cây đàn đi vẫy vùng khắp nơi thì tại sao khi "thiếp danh đưa đến lầu hồng" và khi " buồng riêng sửa chốn thanh nhàn ", cũng như " nữa năm hương lửa đương nồng " và cả đến " năm năm hùng cứ một phương " lại không hề có một lúc nào thưởng thức tiếng đàn của Kiều hoặc họa đàn với Kiều ? Nếu muốn trình bày hình tượng nhân vật Từ Hải theo chiều hướng đó, Nguyễn Du nhất định viết ra những đoạn, những câu tài tình lý thú lắm, đâu phải chỉ thay một từ " đàn " có nhiều nghĩa vào một điền tích cũ mà nhiều người đã biết rõ ? Dẫn ra mấy chữ " trúc tơ nổi trước ", đồng chí Trần Khuê cho rằng như thế là Nguyễn Du cũng đã miêu tả Từ Hải chú ý đến âm nhạc, đến tiếng đàn, tiếng sáo rồi. Suy diễn như thể quá dễ dãi. Thật ra, đây chỉ là một tiết mục về nghi lễ, nói lên vẻ đường bệ của một vị " đại vương " và một vị " phu -nhân", không phải là một nét phác họa con người yêu đàn. yêu nhạc nào cả. Trong xã hội cũ, bọn vua chúa, bọn công hầu, khanh tướng, cho đến cả bọn tổng lý, kỳ hào có bao giờ tổ chức đình đám, rước xách mà không có tiết mục bát âm. Nhưng không thể vì thế mà nhận xét tất cả bọn chúng đều có tài hoa nhạc sĩ hay là tâm hồn yêu nhạc. Không miêu tả Từ Hải về mặt này, Nguyễn Du không phải lo ngại có ai xem nhân vật của mình là một kẻ " võ biền " thô lỗ. Cả đến những chuyện ngâm thơ, chơi cờ’, vẽ tranh hoặc uống rượu, với Từ Hải, Nguyễn Du có hề đề cập ít nhiều gì như với Kim Trọng và Thúc Sinh đâu. Chẳng qua là Nguyễn Du tập trung ý tứ vào mặt chính, mặt điển hình nhất của con người anh hùng mà mình xây dựng bằng những nét:

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đánh quen trăm trận sức dư muôn người
Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi
Chọc trời quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

       ...

Theo tôi, khi xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thường nghĩ đến hình mẫu Hoàng Sào, mặc dù không phải là chỉ rập theo khuôn cũ. Hai câu thơ của người anh hùng lãnh đạo một cuộc nổi dậy lớn bậc nhất của nông dân Trung Quốc trở thành một điển tích được Nguyễn Du sử dụng về cơ bản theo đúng nguyên chất của nó. Có lẽ đây là một trong trong nét điển hình cơ bản nhất, bao quát nhất. Và có lẽ Kiều đã là người phát ngôn của Nguyễn Du trong một chừng mực nào đó khi ví Từ Hải với Hoàng Sào. Tôi nghĩ chúng ta không nên coi Từ Hải là Hoàng Sào cộng thêm một cây đàn, hoặc Từ Hải là một phần Hoàng Sào cộng với một phần Thạch Sanh. Nếu khẳng định rằng Từ Hải đi đâu vùng vẫy cũng mang cả thanh gươm và cây đàn thì không thể giải thích được tại sao, sau khi gặp Kiều rồi lại " động lòng bốn phương" ra đi chuyến nữa, Từ  đã vứt cây đàn đi đâu mà chỉ còn "thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng dong". Và cả đến lúc " hùng cứ một phương " trong năm năm trời, Từ cũng không màng gì đến cây đàn nữa mà chỉ " phong trần mài một lưỡi gươm ". Tôi nhận thấy có thể và cần phải khẳng định rằng: dưới ngồi bút của Nguyễn Du, nhân vật Từ Hải không hề sờ đến cây đàn bao giờ.

4. Về thái độ: đối với ngôn ngữ thời trước : Tình trạng một từ thay đổi, thêm bớt nghĩa và một sự vật thay đổi thêm bớt tên gọi qua các  thời kỳ lịch sử không phải là lạ lùng lắm. Ngày nay, chúng ta chỉ dùng từ " đàn " đế gọi một loại nhạc cụ. Thấy từ "đàn" ở đâu, nhiều người cũng chỉ hiểu theo một theo một nghĩa  ấy. Nhưng khi Nguyễn Du viết" gươm đàn nửa gánh", nhà thơ sống cách chúng ta hai trăm năm lại dùng từ đàn theo nghĩa gốc của nó mà mọi người tinh thông Hán học thời trước đều biết. Như đã nói trên kia, việc giải thích "gươm đàn " cũng đồng nghĩa với " kiếm cung" hoàn toàn không    phải là một  phát  hiện mới của tôi. Chẳng  qua vì có những " phát  kiến" không được  chính xác mà tôi đặt lại vấn  đề — kể ra cũng muộn màng thôi. Sự thật là sau khi cuốn Kiều ra đời, biết bao nhiêu lớp người có Hán học đều hiểu một cách tự nhiên rằng " gươm đàn " cùng với "kiếm cung", xét về nội dung, là không khác nhau. Các cuốn Kiều bằng chữ nôm thì không có chú giải, vì những người đã đọc thạo chữ Nôm đều đủ sức hiểu rõ một cách dễ dàng. Trong các cuốn in bằng chữ Việt, gươm đàn nửa gánh non sông một chèo, đều được chú giải 1à lấy điển tích từ hai  câu thơ của Hoàng Sào  mà thôi. Cụ Bùi Kỷ, trong một công trình làm chung với người khác cũng trình bày như thế. Không  thể nói rằng các thế hệ Hán học trước đây đều hiểu " đàn " là cây đàn song lại không thấy chỗ khác nhau giữa câu của Nguyễn Du và câu của Hoàng Sào. Trái lại, cần khẳng định rằng sự hiểu nhất trí của bao nhiêu lớp người học thức đã qua chính là có cơ sở vững vàng, vừa nắm chắc điển tích, vừa nắm chắc chữ nghĩa. Tôi cảm thấy một vài đồng chí trước đây " phát kiến" nhiều điểm lý thú chung quanh hai chữ "gươm đàn"trên cơ sở quan niệm" đàn" là nhạc cụ đã không dành đủ công phu tìm hiểu từ " đàn " cho đủ nghĩa và đúng theo gốc tích của nó. Về phương pháp luận, như thế là chưa khoa học. Đây không phải là một vấn đề lập trường tư tương và quan điểm chính trị. Đây là một vấn đề học thuật. Coi trọng kiến thức của các thế hệ đã qua và của những bậc tiền bối là có ích và cần thiết đề tìm hiểu vốn cổ dân tộc. Đương nhiên, chúng ta không nhắm mắt nói theo người trước. Nhưng phải có thái độ coi trọng như trên, phải có công phu tìm hiểu kỹ càng và phải có phương pháp khoa học thì mới có thể từ trong vốn cổ phát hiện được cái hay, cái đẹp mới mẻ. Tôi không cầu ký, lập dị khi nói quan điểm của mình. Tôi chỉ trình bày lại một sự lý giải đúng đắn và nhất trí rộng rãĩ đã có từ lâu. Không phải người ta chỉ  hiểu như thế mà người ta còn vận dụng lại hình ảnh ngôn ngữ của Nguyễn Du theo  cùng một ý nghĩa như thế. Tôi muốn nhắc đến hai câu trong bài văn ế Nguyễn Đức Công tức Hoàng Trọng Mậu. Nguyễn Đức Công, người huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một chiến sĩ yêu nước hoạt động chống Pháp vào quãng đầu thế kỷ này. Từ bỏ con đường văn chương thi cử, Nguyễn Đức Công chuyển sang con đường chiến đấu cứu nước, ra nước ngoài học tập quân sự, rồi đem vũ khí về cùng các chiến hữu đánh đồn Tà Lùng ở Cao Bằng năm 1915, cuối cùng thất bại và bị giặc Pháp bắt giết. Một số người trong phong trào Văn thân làm một bài văn tế Nguyễn Đức Công bằng tiếng Việt, trong đó có hai câu nêu ý tứ như sau: Anh đã từng đọ sức văn chương, ba bốn lần thi hỏng, trải qua mười năm gió bụi, nghĩ mà chán, mộng khoa giáp hư danh ; cùng với băm bảy người bạn chung một lòng yêu nước, anh mang vũ khí ra đi, lên đường xuất dương học tập. Lời văn là:

       " Văn chiến ba bốn lần bại bắc, trằn trọc mười năm gió bụi, giấc phù danh khoa giáp đã nguôi lòng ;
       Đồng tâm năm bảy bạn hoài nam, nhẹ nhàng nửa gánh - gươm đàn, đường du học thương mình bèn thẳng gót".


Tôi nghĩ rằng tài liệu này càng cho thấy rõ thêm " đàn " trong " gươm đàn " là vũ khí.

Tôi suy nghĩ còn nông cạn, tìm hiểu tài liệu chưa được bao nhiêu. Rất mong nhiều bạn góp ý thảo luận làm sáng tỏ vấn đề. Tôi tin rằng các bạn tán thành cũng như các bạn bác bỏ quan điểm của tôi đều mong muốn giúp đỡ nhau,  học tập lẫn nhau. Sự khiêm tốn, nhiệt thành trao đổi ý kiến trong các vấn đề học thuật chắc chắn tạo nên một không khí lành mạnh, hào hứng trong cuộc sống văn hóa của chúng ta.