Nguyễn Du

Loading...

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đề xuất lập Viện Nguyễn Du

Lâu nay, Truyện Kiều được công nhận là tác phẩm văn học lớn của Việt Nam, nhưng trong dân gian và giới trí thức, không thiếu người cho rằng, mức độ vay mượn Truyện Kiều từ cốt truyện và tình tiết của Kim Vân Kiều truyện (tác giả Thanh Tâm Tài Nhân) là quá nhiều.

 

Giá trị "Truyện Kiều" của Nguyễn Du không dừng lại ở một tác phẩm vay mượn

Hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” được tổ chức tại Hội Nhà văn Việt Nam sáng 13/10, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015).

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Ảnh hưởng của Truyện Kiều, Nguyễn Du đối với các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam hiện nay là điều hiện hữu trong đời sống văn học nhưng từ trước đến nay chưa có một hội thảo nào nhìn nhận điều đó”. Nguyễn Du được cho là ảnh hưởng đến văn học hiện đại qua 2 điều: nhân cách sống và tư tưởng tác phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, nhà thơ Vũ Quần Phương nhắc đến quan niệm cho rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm vay mượn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông không đồng tình với quan niệm này vì sự sáng tạo Nguyễn Du thể hiện qua thi phẩm là rất lớn.

Vũ Quần Phương lấy đoạn cuối của tác phẩm để phân tích về sự tinh tế của Nguyễn Du trong việc nắm bắt tâm tư tình cảm của tất cả nhân vật để ví dụ cho nhận định của mình. Đó là đoạn Kiều về đoàn tụ với gia đình. “Chương này Nguyễn Du viết rất tài tình về tâm lý, còn trong văn Thanh Tâm Tài Nhân thì như biên bản” – nhà thơ nhận xét.

Cả văn và thơ đều kể những sự việc giống nhau nhưng qua thơ Nguyễn Du trĩu nặng tâm trạng, khác với Kim Vân Kiều truyện. Kiều qua thơ Nguyễn Du như run lên trong cuộc đấu tranh nội tâm. “Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!” – nàng nhìn Kim Trọng không giống như những người khác mà đầy hoài niệm.

Viết về tâm sự của Thúy Vân, Nguyễn Du cũng có câu thơ “lợi hại”: “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”. Tình này là của Thúy Kiều nhớ Kim Trọng, của Kim Trọng khóc nhớ Thúy Kiều, của Thúy Vân chăm Kim Trọng bao nhiêu năm trời. Vân vừa nói cho Kiều, cho Kim Trọng và cho thân phận mình.

Việc Kiều cự tuyệt lời đề nghị đoàn tụ của Kim Trọng vì nàng nhận ra tình yêu của Kim Trọng chỉ cháy bỏng trong giây phút ấy, còn lúc bình thường, sẽ có lúc chàng vướng bận vì quá khứ “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của nàng. Đó là suy nghĩ rất hiện đại.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cũng cho rằng nỗi đau của nàng Kiều năm Gia Tĩnh triều Minh “đồng dạng” với nỗi đau của Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao sau này. Nhưng đoạn kết của hai nhân vật là khác nhau: Nguyễn Du chỉ an ủi Kiều bằng tiếng thở dài, còn Nam Cao để Chí Phèo giết Bá Kiến. Đó là cách giải quyết của hai thời đại cho cùng một thân phận.

Trong hội thảo, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đề xuất lập một Viện Nguyễn Du ở Việt Nam, vì “tiếng Việt trong Truyện Kiều rất kỳ diệu, cần được lưu giữ và truyền bá”.

 

Theo Hạ Huyền/Thể thao & Văn hóa

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.