Trên những trang sách phê bình và nghiên cứu từ trước đến nay, cái tên Tư Hải được nhắc đến khá nhiều, có lẽ nhiều hơn cả chàng thư sinh họ Kim, mối tình đầu của nhân vật chính. Cũng chung quanh nhân vật này, đã nảy sinh khá nhiều ý kiến mâu thuẫn gay gắt. Điều đó không phải là ngẫu nhiên, mà chính là do tính cách khá phức tạp và vị trí quan trọng của nhân vật ở trong truyện quyết định.
Trong bài này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du — và gắn liền vào đó là tìm kiếm tài năng, tư tưởng tình cảm của nhà thơ — trên cơ sở đối chiếu so sánh với nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện.
Nghiên cứu Kim Vân Kiều truyện, ta sẽ thấy rằng: từ một «lý lịch khá nặng nề của Từ Hải trong lịch sử Trung-quốc, Thanh Tâm tài nhân đã quan tâm đến việc đổi lốt cho nhân vật này.
Tác giả giới thiệu đó là một trang hảo hán «tâm tình khoáng đạt, độ lượng lớn lao, coi phú quý tựa lông hồng, nhìn người đời tựa cỏ rác, vả lại anh hùng rất mực, lược thao tinh thông » . Trong nhiều đoạn sau, Thanh Tâm tài nhân luôn luôn đề cao trí lực của Từ Hải. Những tình tiết, sự việc Nguyễn Du lược đi như những trận giao chiến giữa Từ Hải với quan quân triều đình, đã tôn sức mạnh và lòng dũng cảm của Từ lên rất nhiều.
Và nếu so sánh cái chết thảm hại « hoảng hốt đâm đầu xuống sông, quan quân vớt lên chém lấy đầu » của Từ Hải trong truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài thì hình ảnh chết đứng của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện đúng như Hoài Thanh nói là một sự sáng tạo độc đáo của Thanh Tâm tài nhân.
Việc lược bỏ tình tiết Lục Châu để tô điểm thêm mối tình tri kỷ thắm thiết thủy chung giữa Từ và Kiều cũng nâng cao tinh cách nhân vật lên.
Những dẫn chứng trên đây cho ta thấy là từ tên giặc « Nụy khấu » của Mao Khôn, qua Từ Hải là «tên gian hùng trộm cướp » của Dư Hoài đến Từ Hải « tâm tình khoáng đạt, độ lượng lớn lao » của Thanh Tâm tài nhân đã có sự biến đổi ở nhiều nét tính cách. Từ Hải ở Kim Vân Kiều truyện có cái tài và phần nào cái đức của người anh hùng.
Tuy nhiên, Thanh Tâm tài nhân cũng chưa xây dựng Từ Hải thành một người anh hùng toàn vẹn.
Về lai lịch, Từ Hải đã có một quá khứ không lấy gì làm vẻ vang lắm, nếu không muốn nói là tầm thường. Chàng ta nguyên là một tay học trò vì bất tài nên trở thành bất đắc chi, « lúc thiếu thời cũng có học tập khoa cử, vì không đỗ đạt mới bỏ đi buôn ». Rồi sau đó lại kết giao bè bạn, sống cuộc đời hảo hán.
Có lẽ vì đã nếm mùi thất bại trên trường đời nên đức tự tin của Từ Hải chẳng được bằng kẻ hậu thân của chàng ở trên trang sách Việt-nam. Lần đầu tiên gặp gỡ, khi Kiều tôn chàng là anh hùng thi Từ Hải chỉ nói:
«Khanh xem xét anh hùng ở chốn trần ai, chớ có nhận lầm nhé.
Ở Truyện Kiều, Từ Hải của Nguyễn Du chẳng hề kênh kiệu khi Kiều tôn chàng là anh hùng:
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già !
Và sau khi đã quyết định đầu hàng, Thanh Tâm tài nhân lại đề cho Từ Hải có những lời lẽ, cử chỉ rất tầm thường. Từ Hải nói với Kiều:
« Lúc mới bàn tới việc quy hàng, tôi thấy là bất tiện, sau nghe lời nàng khuyên mãi mới thi hành, nay lại thấy là tiện lợi lắm ! »
Rồi lúc thì « Từ Hải mừng rỡ mở tiệc khao quân », khi thi «Từ Hải mừng lắm » lo sai người bày hương án nghênh tiếp Hồ Tôn Hiến..
Những khẩu khí, cử chỉ ấy làm giảm sút tính cách anh hùng của nhân vật.
Nhưng điểm chúng ta cần lưu ý hơn hết là lý tưởng chiến đấu của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện. Từ Hải ở đây cũng khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng, chàng cũng vì Kiều mà thực hiện công lý, nhưng bên cạnh đó, chàng lại cũng có những hành động ý nghĩ để lộ tính cách « gian hùng trộm cướp ». Đây là lý do chủ yếu làm cho tính cách Từ Hải thiếu sự nhất trí và giả trị tư tưởng của hình tượng nhân vật bị giảm sút. với Thanh Tâm tài nhân, Từ Hải bị pha tạp bởi tính cách của một tên tường cướp tầm thường. Chính Thúy Kiều đã phải hạ lệnh cho quân lính của Từ khi họ đến đón nàng: « Dân cư miền này đều là láng giềng của ta. Các người không được cướp, giết, giam dân, kẻ nào trái lệnh sẽ bị chém đầu răn chúng làm gương ». Một lần khác Kiều cũng khuyên Từ Hải :" Chớ nên đốt phá nhà cửa của dận, gian dâm phụ nữ và giết hại già trẻ". Sau đó, qua lời của nhiều nhân vật, kể cả Hồ Tôn Hiến, Thanh Tâm tài nhân còn ba lần nhấn mạnh tính chất bừa bãi, hung bạo đối với nhân dân của quân đội Từ Hải. Đặc biệt, có lần do chính miệng Từ Hải phát biểu khi Từ phân tích lợi hại của việc đấu hàng hay không đầu hàng. Theo Từ, nếu không hàng thì « vàng lụa đàn bà con gái tùy ý ta muốn là một điều tiện » và nếu đầu hàng tất « những miền sông biển bị quân ta tàn sát, hầu hết quan phủ, huyện và nhân dân thảy đều oán giận ta, hàng thì bọn ấy đều muốn báo thù ta là năm điều hại ».
Xem như vậy thì thấy nhân vật của Thanh Tâm tài nhân tuy là một tay hảo hán nhưng cũng chưa thoát ra khỏi được tính cách «giặc cỏ ». Nhân vật này còn mang nhiều nét tính cách phản diện. « Vàng lụa đàn bà con gái » cũng là một mục đích hành động có sự nhận thức tự giác của bản thân nhân vật.
Đi vào trang sách. Việt-nam, dưới ngọn bút ký tài của thi hào Nguyễn Du, Từ Hải đã trở thành một nhân vật anh hùng với nhiều màu sắc lý tưởng hơn. Sự biến đổi ấy có nhiều mức độ. Có thể vẫn là những tính cách, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, tâm tư ấy nhưng bằng ngôn ngữ nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Du đã nâng cao nhân vật của mình lên. Nhưng cũng có những sự việc, tình tiết chung quanh nhân vật này mà hoặc Nguyễn Du lược bỏ, hoặc Nguyễn Du thêm vào để xây dựng một nhân vật anh hùng theo cảm xúc, nhận thức chủ quan của nhà thơ.
Người anh hùng của Nguyễn Du phi thường về diện mạo, hành động, ý nghĩ, tình cảm... và cả đến quá khứ sự nghiệp. Nếu Thanh Tâm tài nhân đưa Từ Hải lên sân khấu bằng những lời lẽ giới thiệu khiến lai lịch Từ Hải trở nên tầm thường thì Nguyễn Du lại lược bỏ những chi tiết thi trượt, đi buôn mà chỉ giời thiệu đó là một khách biên đình vốn có một cuộc sống « giang hồ quen thói vẫy vùng, gươm đàn nửa gánh non sông một chèo ». Nguyễn Du cũng đã tiếp thu kết qua sáng tạo của Thanh Tâm tài nhân tô điểm thêm cái cốt cách đa tình cho kẻ anh hùng. Từ Hải quả có một tấm lòng đặc biệt: đi tìm một tình yêu, một tâm hồn tri kỷ ở chốn lầu xanh. Trong xã hội cũ, người ta đến đó chỉ để tìm lạc thú vật chất. Thúc sinh chẳng hạn, lần đầu tiên rung động vời Kiều cũng là do :
Trướng tô giáp mặt họa đào
Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chằng ưa ?
Hai đường mơn mơn cành tơ,
Ngày xuân càng gió ,càng mưa, càng nồng !
Từ Hải thì không như vậy. Ở Kim Vân Kiều truyện, chàng tìm đến Thúy Kiều và ngỏ lời kết bạn vì mến cái cốt cách «hào hiệp khẳng khái » của nàng :« Nghe đồn khanh ở đây đã một năm rồi, mà chưa một ai lọt được vào mắt, có phải thế không ?»
Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, nội dung ấy đã trở thành một lời nói đậm đà, ý vị, một lời tỏ tình vô cùng hấp dẫn :
Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không ?
Chính vì trái tim Từ Hải đã có những giây đàn độc đáo ấy nên sau này, “Thúy Kiều của Nguyễn Du thương nhớ chàng sâu sắc hơn nhiều so với Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân. Từ Hải ở Kim Vân Kiều truyện ra đi nhưng tình như chẳng để lại một niềm lưu luyến nào cho người ở lại :
« Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi... »
Rồi một hôm bỗng có một toán quân đến đón Kiều :
«Lại nói Thúy Kiều thấy Từ Hải đi luôn ba năm, tuyệt nhiên không có tin tức gì cả, một ngày kia bỗng có tin quân giặc kéo đến... ».
Ngược lại,ở Truyện Kiều, nỗi lòng thương nhớ của Thúy Kiều mênh mông như chuỗi ngày đợi chờ không tin tức :
Cảnh hồng bay bổng tuyệt vời,
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.
Quả là Nguyễn Du đã để cảm xúc của một tâm hồn đa tình, đa cảm chi phối cả lúc xây dựng một nhân vật anh hùng khiến màu sắc nhân vật này thêm phần đặc sắc.
Về lý tưởng, lòng khao khát tự do và ham chuộng công lý là hai nét cơ bản trong tính, cách nhân vật, nhưng ở Từ Hải khát vọng tự do vẫn nổi bật hơn lòng ham chuộng công lý. Trong lời giới thiệu Từ Hải, Nguyễn Du chỉ nhấn mạnh yếu tố đó:
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
Và khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng, Từ Hải chỉ băn khoăn vì đầu hàng có nghĩa là phải khuôn minh vào một cuộc sống gò bó, từ bỏ cuộc sống ngang tàng
... Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đã dễ làm gì được nhau !
Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai !
Điểm này có sự nhất trí giữa hai tác phẩm nhưng nếu Thanh Tâm tài nhân để Từ Hải phát biểu « Thà làm mỏ gà, chớ làm đuôi trâu.,.» thì Nguyễn Du đã vận dụng các phương pháp tu từ đặc sắc nhất để biến hiện nội dung ấy : « chọc 'trời, khuấy nước, đội trời, đạp đất, dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi... ». Tinh cách nhân vật do đó có phần sinh động, mạnh mẽ hơn.
Mặt chiến đấu vì công lý, chính nghĩa cũng có sự khác nhau ở giữa hai tác phẩm. Có ý kiến cho rằng về cách xử lý đối với Hoạn thư, Hoạn bà Thanh Tâm tài nhân có phần quyết liệt hơn Nguyễn Du. Đây cũng là một điểm cần lưu ý. Nhưng nếu phân tích toàn bộ màn « báo ân, báo oản » ta sẽ thấy Thanh Tâm tài nhân đã để quả nhiều trang mô tả những cực hình có thề gọi là "man rợ" mà Kiều dùng để trả thù những kẻ gian ác. Quan điểm yêu ghét phân minh, là đúng, nhưng mô tả những cực hình này cũng không phải là điều cần thiết để biểu hiện chủ đề. Đọc đoạn này, cảm giác rùng rợn thường lấn át những cảm xúc khác và điều đó đặc biệt ảnh hưởng đến sự xây dựng tính cách Thúy Kiều. Nguyễn Du thường lại lưu ý đến những khía cạnh khác. Ngoài việc tô đậm tâm lý, tính cách Thúy Kiều, Thúc sinh, Hoạn thư qua các đoạn đối thoại thủ vị ở phần này, Nguyễn Du còn đặc biệt chú trọng mô tả cảnh tượng nơi Kiều và Từ Hải ngồi ở ghế quan tòa. Thanh Tâm tài nhân chỉ viết Từ Hải đóng quân ở sát Lâm tri và khi tướng tá đã đem về đủ cả ân nhân lẫn tội nhân thì « Từ sai mời phu nhân tới dinh » và bắt đầu cuộc xử án. Ở Truyện Kiều, với những hình ảnh uy nghi, hùng dũng, với những từ ngữ Hán Việt trang trọng, Nguyễn Du miêu tả quang cảnh đó như sau :
Quân trung gươm lớn, giáo dài,
Vệ trong thị lập. cơ ngoài song phi.
Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi.
Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân.
Và nổi bật lên giữa khí thế của binh lực hùng hậu ấy là cái cảnh thay bậc đổi ngôi tiêu biểu cho ước mơ lãng mạn của quần chúng :
Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.
... Hoạn thư hồn lạc, phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Điểm tập trung của Nguyễn Du chính là hình ảnh lãng mạn giàu chiền đấu tình ấy. Cảnh báo ân, báo oán mô tả như vậy đã góp phần nâng cao địa vị, giá trị của công lý, do đó cũng nâng cao tinh cách Từ Hải.
Ngoài việc tô đậm ý nghĩạ chiến đấu tính đó, Nguyễn Du còn lược bỏ hết những chi tiết làm hại đến tính cách Từ Hải. Những «vàng lụa, đàn bà, con gái» và các chi tiết khác đều không có trong Truyện Kiều. Nguyễn Du cũng có gọi Từ là «giặc», nhưng cũng không nói gì cụ thê hơn về các hành động nhũng nhiễu. Nguyễn Du lại có để Kiều nói:
Ngẫm từ dấy việc binh đao,
Đống xương Vô-định đã cao bằng đầu.
Nhưng ý nghĩa của hai câu thơ này cũng khác với các đoạn đã trích trên kia trong Kim Vân Kiều truyện. Người ta rất có quyền hiểu rằng vì đương đầu với triều đình, Từ Hải đã gây ra đau khổ cho sỉnh linh mà thôi.
Cuối cùng, ở cả hai tác phẩm, Từ Hải đều đi đến chỗ đầu hàng và chết vì sự lừa lọc của Hồ Tôn Hiến. Nhưng lời nói của Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện xin Hồ Tôn Hiến «thương cái điểm thành khẩn » của Từ « mà cho một nắm đất chôn lấp thi hài» làm cho Từ Hải, tuỵ đáng thương, nhưng quá thảm hại. Còn Nguyễn Du thì lại mượn lời của Kiều để một lần nữa sảng khoái ca ngợi khí phách ngang tàng yà trí dũng phi thường của Từ:
Rằng :Từ là đấng anh hùng,
Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi !
Tin tôi nên quá nghe lời,
Đem thân-bách chiến làm tôi triều đình.
Ngỡ là phu quý phụ vinh,
Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
Năm năm trời bể ngang tàng,
Đem mình đi bỏ chiến trường như không.
Tất cả những sự so sánh, đối chiếu đó có thể đưa ta đến nhận xét sau đây:
Trước hết, phải khẳng định là nhờ dựa trên cơ sở nhân Vật Từ Hải của Thanh Tâm tài nhân mà Nguyễn Du đã xây dựng nên nhân vật anh hùng trong Truyện Kiều. Một số nét trong tính cách Từ Hải như sức mạnh phi thường, chi khí ngang tàng, tình cảm đối vời Thúy Kiều, cái chết đầy dũng khìvà uất hận... đều là những nét có sự thống nhất giữa hai tác phẩm. Ở những điểm đó Nguyễn Du đã tiếp thu phần thành công trong sáng tác của Thanh Tâm tài nhân.
Nhưng từ nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm tài nhân đến nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du đã có một sự phát triển, biến đổi về phương diện tính cách. — có khi là những nét khá quan trọng. Nguyễn Du đã tô đậm những nét lý tưởng và lươc bỏ những nét pha tạp ở tính cách nhân vật. Từ Hải trong Truyện Kiều đã trở thành một nhân vật chính diện, một người anh hùng có tính chất lý tưởng hơn ở Kim Vân Kỉều truyện. Vì thế có thể kết luận rằng ngòi bút của Nguyễn Du trong khi xậỵ. dựng đã có sáng tạo, chứ không phải đơn thuần chỉ có tiếp thu.
Vấn đề thứ hai đặt ra ở đây là tìm hiểu vì sao có sự khác nhau giữa hai tác phẩm ? Sự sáng tạo Nguyễn Du thể hiện ở những phựơng diện nào?
Trước hết, đặc điểm của thể loại đã góp phần quyết định sự khác nhau đó. Giữa tiểu thuyết bằng thơ và tiểu thuyết bằng văn xuôi hay nói cụ thể hơn giữa thể truyện thơ nôm của ta và thê tiểu thuyết chương hồi của Trung-quốc, có những yêu cầu, đặc điềm khác nhau về phương diện kết cấu, bố cục, v.v..., ví dụ tiểu thuyết chương hồi thường lưu ý đến sự việc, hành động... vì thế mức độ tả tính, tả cảnh có thể khác. Còn một truyện thơ dù sao cũng không chòo phép Nguyễn Du gói ghém đầy đủ mọi chi tiết tỉ mỉ, mọi sự việc cụ thể vào trong mấy nghìn câu lục bát. Mặt khác, cũng cần lưu ý đến sự khác nhau giữa ngôn, ngữ thi ca và ngôn ngữ văn xuôi. Chính đặc điểm thể loại này đã góp phần làm cho khi xây dựng nhân vật Từ Hải, có sự khác nhau ở một số vấn đề nào đó trong hai tác phẩm.
Căn nguyên thứ hai là do ngôn ngữ nghệ thuật. Ở đầy chúng tôi chỉ dẫn chứng và đánh giá một số trường hợp cụ thê. Như trên đã nói, ta gặp trong hai tác phẩm khá nhiều chỗ cùng một nội dung, ý tứ, nhưng do tài năng vận dụng, chọn lọc ngôn ngữ nên Nguyễn Du miêu tả nhân vật sinh động, sâu sắc hơn. Giữa lời nói của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện : «Thà làm mỏ gà, chớ làm đuôi trâu... Còn hàng thì phải nhận cáo mệnh nhà vua, quan có phép quan, hơi sai một chút sẽ bị tội... Hàng thì phải chịu sự sai khiến của bọn quan văn, hơi không vui lòng, thì họ đàn hặc mình ngay... » với những câu thơ đầy ý khí ngang tàng biểu hiện bằng những hình ảnh tu từ:
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành !
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu !
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ?
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này, đã dễ làm gì được nhau !
Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai !
thì có lẽ phần hấp dẫn lòng người vẫn thuộc về tài thơ họ Nguyễn. Chúng ta cũng có thể thấy những hiện tượng tương tự khi đối chiếu so sánh các nhân vật khác trong tác phẩm. Tuy cũng đều là si tình như nhau, nhưng chàng Kỉm Trọng :
Hoa hương càng tỏ thức hồng,
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu,
Sóng tình dường đã xiêu xiêu,
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
vẫn dễ mến hơn chàng Kim Trọng « nguồn tinh lai láng, lửa dục khôn cầm, liền ôm ghì lấy Thúy Kiều vào lòng ». Màu sắc nhân vật Thúy Kiều cũng có khác nhau, nếu ta so sánh lời nói kín đáo :
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
với lời nói bạo miệng đến trắng trợn : « Ngoài việc cầu hợp ra, chàng sai bảo gì thiếp cũng xin vâng ».
Trở lại với Từ Hải, chúng ta thấy có khi do vận dụng có sáng tạo một điền cố « Mắt xanh Nguyễn Tịch», một hoán dụ «Một tay gây dựng cơ đồ » để đối với cũng một hoán dụ khác «Bó thân về với triều đình», một động từ có ngữ khí mạnh mẽ « chọc trời » « khuấy nước », một danh từ đích đáng «thân bách chiến »... mà Nguyễn Du đã tô điểm nhân vật của mình đẹp đẽ hẳn lên.
Nhưng đặc điểm thể loại hay tài vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật cũng không thể là những yếu tố có tác dụng căn bản quyết định thành công của Nguyễn Du được. Vì đặc điểm tiểu thuyết chương hồi cũng không đòi hỏi Thanh Tâm Tài nhân đi vào những chi tiết quá thừa thãi như đoạn Tú bà dạy nghề cho Kiều, đoạn Thúc sinh lập mưu chuộc Kiều. Và đặc điểm truyện thơ cũng không phải tự nhiên là đã tránh được cho Truyện Kiều một kết cấu rườm rà, tản mạn như một vài truyện nôm khuyết danh khác, nếu Nguyễn Du chỉ là một cây bút tầm thường. Nguyễn Du cũng không thể tạo ra chữ " ngồi tót " cho Mã giám sinh, chữ «lẻn » cho Sở Khanh nếu người nghệ sĩ giàu vốn sống thực tế ấy không tóm đúng được «tim đen » bọn lưu manh. Và cái tài biến đổi những câu thơ lục bát, vốn có đặc điểm êm đềm nhẹ nhàng về âm điệu thành những câu thư hùng dũng, mạnh mẽ trong những đoạn nói về Từ Hải, trước hết phải được quyết định bởi một cảm xúc sảng khoải vì khí phách, sức mạnh của nhân vật anh hùng lý tưởng trong đầu óc Nguyễn Du. Việc Nguyễn Du thay đổi, thêm bớt, lựa chọn tình tiết, sự việc, từ ngữ, cảnh vật này nọ không phải là ngẫu nhiên, hoặc do cái tài gieo vần, chọn chữ, mà trước hết là do thái độ tinh cảm, do cảm xúc, nhận thức của tác giả về nhân vật này quyết định. Và tìm hiểu đến cùng thì nhận thức ấy phải nảy nở trên những điều kiện lịch sử nhất định.
Chúng ta thấy Thanh Tâm tài nhân rất ít khi gọi Từ Hải là anh hùng. Ở những đoạn lại già họ Đô và Thúc sinh kể chuyên Từ Hải, tác giả Trung-quốc vẫn để họ gọi Từ là « ông tướng giặc » và « ông tướng » mà thôỉ. Nhiều lần, Thanh Tâm tài nhân mượn lời cảc nhân vật để nhấn mạnh là « nhờ cóông đửc của phu nhân » nên nhân dân mới đỡ bị đau khổ, vì những sự nhũng nhiễu cỉa quân tướng Từ Hải. Và nếu đọc «Lời bàn » ở đầu các hồi nói đến Từ Hải ta sẽ thấy tác giả « Lời bàn », tuy có trách bọn Hồ Tôn Hiến là thất tín, nhưng cũng lại cho rằng « Từ Hải là tên giặc lợi hại và việc dùng binh không hiểm gian dối thì giết đi cũng có thể được ». Hình tượng Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện chính đã nẩy nở từ một bối cảnh nhất định. Vốn chỉ là một tên cướp biển vùng Giang nam, Từ Hải là một nhân vật bị lịch sử Trung-quốc lên án.
Ở Truyện Kiều, rất nhiều lần, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là « anh hào », « đại vương», « anh hùng » và « đấng anh hùng ». Và chính khi xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du cũng tô đậm tính cách anh hùng lý tưởng. Có thể nói Nguyễn Du đã gửi vào Từ Hải một quan niệm về người anh hùng lý tưởng — tất nhiên quan điểm đó cũng còn nhiều hạn chế và mâu thuẫn. Việc nghiên cứu quan niệm anh hùng cửa Nguyễn Du và cơ sở, nguồn gốc xã hội của nó sẽ giúp ta cắt nghĩa được căn nguyên chủ yếu đã quyết định sự khác nhau giữa hai tác giả và do đó, giúp chúng ta phân tích đánh giá nhân vật, đánh giá Truyện Kiều, đánh giá Nguyễn Du một cách chính xác hơn.
Điểm đầu tiên cần lưu ý là những yếu tố phong kiến, những hạn chế về tư tưởng trong quan niệm anh hùng của Nguyễn Du. Quan niệm anh hùng ở đây không có tinh chất chống phong kiến triệt để, và cũng chưa hoàn toàn thống nhất với quan niệm anh hùng của nhân dân. (Vả cũng cần nhắc lại rằng: Dưới chế độ phong kiến, quan niệm anh hùng của nhân dân cũng không tránh khỏi có phần hạn chế phong kiến). Thái độ đầu hàng, hay cải tư tưởng « Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào » rõ ràng là một trăm phần trăm phong kiến, cả cái chủ nghĩa anh hùng lấy tự do cá nhân đặt lên hàng đầu, coi sức mạnh cả nhân là quyểt định thì cũng có phần thoát thai từ tư tưởng giai cấp thống trị. Từ Hải chưa phải là Nguyễn Huệ và cũng chẳng được như những anh hùng Lương-sơn-bạc (trong Thủy hử), Vì chưa đặt mục đích đại nghĩa lên hàng đầu. vấn đề thiết thân của Từ Hải chưa phải là vấn đề bị áp bức bởi tham quan, bạo chúa... mà chủ yếu là một sự tù túng về phương diện tinh thần. Khát vọng tự do thì mới chỉ là một ước' muốn tung hoành cho phỉ sức. Vì thế, coi Từ Hải là lãnh tụ nông dân khởi nghĩa, coi mục đích chiến đấu của Từ Hải, chủ yếu là vì đại nghĩa, đều không đúng. Và cũng cần phê phán thái độ đầu hàng của Từ Hải nghiêm khắc hơn. Không phải chỉ vì cuộc chiến đấu của chúng ta ngày nay không thể nào tha thứ những kẻ đầu hàng, mà ngay ở thời đại Nguyễn Du, con đường đấu tranh triệt để vẫn là con đường vẻ vang nhất vì có ý nghĩa tượng trưng cho sự bất khuất của kẻ bị áp bức và trong một mức độ nhất định, vẫn góp phần đẩy lịch sử tiến lên.
Nhưng những hạn chế đó không hề phả bỏ những mặt chống phong kiến trong quan niệm anh hùng của Nguyễn Du. Phải thấy rằng trong tư tưởng tình cảm của Nguyễn Du đối với chế độ, đối với trật tự phong kiến, đã có mâu thuẫn, trong tâm hồn Nguyễn Du đã có bi kịch nặng nề. Mặc dầu cuối cùng Nguyễn Du để Từ Hải đầu hàng, Nguyễn Du chịu khuất phục trước quan niệm chính thống « Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào », nhưng nhà thơ lại cũng thấy con đường « chính thống » không phải là con đường hạnh phúc, vì phải « vào luồn ra cúi», phải chịu áp bức một cách oan khốc như nàng Kiều. Cho nên có lúc Nguyễn Du đã đi vào những giấc mơ giải phóng, giấc mơ hạnh phúc bằng cách xây dựng nên hình ảnh Từ Hải của thời kỳ « Triều đình riêng một góc trời, Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà ». Trong quan niệm anh hùng của Nguyễn Du, đã có những yếu tố phản phong bên cạnh những yếu tố phong kiến.
Quan niệm anh hùng phong kiến coi trách nhiệm chính của kẻ làm trai là phò vua trị nước. Trang nam nhi phong kiến có thề lập mọi thứ chiến công hiển hách nhất ở trên đời, nhưng mục đích trước tiên và chủ yếu là đề phục vụ nhà vua, để củng cố tôn ty trật tự phong kiến. Còn ]ý tưởng tự do của Từ Hải dù có bị hạn chế về phương diện nhận thức, tư tưởng, nhưng đặt trong hoàn cảnh đương thời, nó vẫn có giá trị tiến bộ. Ước muốn tự do tung hoành đến mức « Dọc ngang nào biết trên đầu có ai» làm sao có thề tồn tại cùng với hệ tư tưởng của một chế độ mà tôn ty trật tự được quy định cả từ trong cách ăn mặc ? Dù có bị hạn chế, khát vọng tự do này vẫn không thề phù hợp vớỉ xã hội phong kiến rất phân minh về ngôi thứ, rặt chăt chẽ về tôn ty. Vì thế, nó vẫn cứ là một phản ứng, một quan niệm xúc phạm đến trật tự phong kiến Và thứ công lý để một tiểu thư quý phái« con quan lại bộ » « khấu đầu dưới trướng » một gái thanh lâu và một viên tướng giặc ấy chắc chẵn không phảỉ là thứ công lý của ngai vàng, bệ ngọc. Đó là thứ công lý đã lôi Trang vương ném thẳng vào vạc dầu trong Phạm Tải Ngọc Hoa.
Thái độ sống « dọc ngang nào biết trên đầu có ai » của Từ Hại rất gần gũi với loại ngang tàng kiêu bạc đã nẩy nở khá nhiều — tẩt nhiên là vớị những mức độ và dưới nhiều sắc thái khác nhau — trong thế kỷ XVIII đầy biến cố lớn lao này. Riêng trong văn học thành văn, ta thấy phản ứng này thương xuất hiện ở một số người có tài năng, chí khí đặc biệt có ý thức về giá trị và nguyện vọng của cá nhân ở một số nho sĩ không chịu nổi cái xã hội luôn luôn bắt người ta phải quên cá nhân mình đi. Đó là « kiểu người » Hồ Xuân Hương, tác giả Chim trong lòng và cả Cao Bá Quát sau này nữa. Sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, trong đó có sự khủng hoảng về lý tưởng, về đạo đức, đã tạo nên những phản ứng này. Ờ thời kỳ phong kiến thịnh trị, nho sĩ phong kiến có con đường tiến thân rõ ràng, thuận lợi.. Họ sẽ thuộc lòng và thực hiện các thứ đạo lý«tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ », «thượng tri quân, hạ trạch dân » v:v... Nhưng ở cái thế kỷ chỉ rặt những phường như Lê Chiêu Thống, Trịnh Giang, Trịnh Sâm... thì giới nho sĩ tìm đâu ra « minh chúa » đề tôn thờ1? Ỡ cái thời đại mà Phạm Đình Hổ đã phải than thở là « thế đạo suy vi » ấy, trường ốc và khoa cử cũng chẳng phải là nơi, là cơ hội để tu thân và lập nghiệp.
Bên cạnh đó, sự phát triển của yếu tố thị dân và lối sống phóng túng của nó cùng với những luồng tư tưởng chống đối và những yêu cầu sống chính đáng cua quần chúng, cũng đã tác động mạnh đến họ. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất vẫn là một cơ sở đấu tranh, giai cấp: phong trào nông dân khởi nghĩa bùng lên dữ dội ở thời ký này . Đã làm tan vỡ mọi thứ đạo lý, tôn ty trật tự phong kiến và khiến tầng lớp nho sĩ không chỉ dừng ở lối sống phiêu diêu nhàn dật kiểụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI mà đã đi xa hơn nữa vào những quan niệm vi phạm đến đạo lý phong kiến. Có những người trong bọn họ sẽ xa rời con đường mòn của thanh niên phong kiến, để đi vào tình yêu — như Kim Trọng, hoặc đi vào thái độ sống vi phạm đến đạo tôn quân tuyệt đối — như ở Từ Hải. Đây chính cũng là ý chí phóng túng của tác giả Chim trong lồng, là những hoài bão «ngang ngược» kiểu Hồ Xuân Hương và tiếp đó, ở thế kỷ sau, là thái độ ngạo mạn của Cao Bá Quát. Cho đến cả một con người mang trong lòng lý tưởng trung quân sâu sắc như Nguyễn Công Trứ, có thể gọi là người phát ngôn nhiệt tình sôi nổi nhất cho quan niệm anh hùng phong kiến, cũng vẫn chịu ảnh hưởng của dư âm ấy ít nhiều và biểu hiệu một khát vọng tung hoành ngang dọc không được “ thuần ”cho lắm :
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong.
Chí những toan sẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ !
Chính thế kỷ XVIII đã làm nẩy nở những khát vọng tự do kiều nói trên. Những hiện tượng Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát.v; ít nhiều đều liên quan với nhân vật Từ Hải; với quan niệm sống tự do của Nguyễn Du. Nhà thơ tuy không trực tiếp với những tài năng và khí phách của thời đại như Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương... nhưng sóng gió của cuộc đời chắc phải thổi vào tâm hồn nhà nghệ sĩ nhiều tài năng, giàu xúc cảm đã từng bị « quan trên đè nén » ấy những âm thanh và hương vị của một thế kỷ « cương thường lộn ngược, thế sự đảo điên ».
Bên cạnh đó là lý tưởng « giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ». Sách vở Nho giáo có nói đến trượng phu quân tử, nói đến chữ nhân, chữ ái, nhưng quan tâm đến dận mà không được xúc phạm đến vua. Tư tưởng « bảo dân », đề cao « minh quân » kiểu Nghiêu — Thuấn biết chăm lo đến đời sống nhân dân có mặt bắt nguồn từ những yểu tố tích cực của Nho giáo, nhưng rồi trong thực tế, tiếp xúc với cuộc sống và tư tưởng của quần chúng, nó sẽ phát triển phong phú hơn. Từ đó sẽ nảy ra những tư tương chống áp bức bóc lột về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội đề bảo vệ quyền sống của con người, chứ không phải đề củng cố chiếc ngai vàng của nhà vua. Đó là quan niệm:
Lộ kiến bất bình,
Bạt đạo tương trợ.
đã từng được nói đến trong một tác phầm vĩ đại viết về nông dân khơi nghĩa: Thủy hử. Trong thực tế nông dân khởi nghĩa, tư tưởng đó sẽ thể hiện bằng những sự việc trừng trị cường hào ác bá, trừng trị tham quan lại nhũng, nói chung là những kẻ gian ác đày đọa dân lành. Thế kỷ XVIII là thế kỷ nông dân khởi nghĩa, sử sách cũng đã kể lại nhiều sự việc như trên khi viết về lịch sử vùng dậy của nông dân Việt-nam thời đại này. Ở một phạm vi và mức độ nhất định, nói màn báo ấn báo oán trong Truyện Kiều gắn bó với tư tưởng « bảo dân » của các lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII cũng không phải là không có cơ sở.
Xã hội Việt-nam ở thế kỷ XVIII đã đặt ra những vấn đề như vậy. Trên cơ sở hiện thực đặc biệt ấy, tư tưởng tình cảm con người nhất định phải có sự biến chuyển. Việc một nàng công chúa lá ngọc cành vàng, giòng giõi Lê triều, ca ngợi lãnh tụ, nông dân Nguyễn Huệ:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình!
chứng tỏ trật tự phong kiến đã khá rối và phản ứng con người trước cái ngột ngạt kia đã khá mạnh mẽ, sâu sắc. Cho nên kể cũng là lạ, nhưng vẫn là dễ hiểu, nếu thấy nhiều lần Nguyễn Du đã khái quát con người Từ Hải bằng hai chữ «anh hùng ».
Nhưng không phải tư tưởng của xã hội ngẫu nhiên một sáng đẹp giời kia, ập vào trái tim Nguyễn Du. Phải thấy rằng khi đã để luồng gió bên ngoài thổi vào tâm hồn, tức là lúc tấm lòng Nguyễn Du cũng đã mở rộng để đón bốn phương trời. Ở đây sẽ nẩy ra vấn đề đánh giá tư tưởng phản phong của Nguyễn Du, một vấn đề hết sức phức tạp. Khi đề cập đến vấn đề này, không thể không lưu ý đến những sự việc cũng khá quan trọng trong thân thế Nguyễn Du như việc Nguyễn Du mưu chống lại Tây sơn, việc Nguyễn Du định vào Nam theo Nguyễn Ánh. Trong thái độ chính trị ở ngoài cuộc đời, Nguyễn Du chưa vươn tới được con đường Cao Bá Quát sẽ đi sau này. Chưa vươn được tới chỗ đứng tiến bộ nhất của thời đại trên trường chính trị, Nguyễn Du sẽ dừng lại ở cái lập luận « Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào » trong sáng tác văn học. Lập trường giai cấp và sự bế tắc quẩn quanh của một xã hội đã kìm Nguyễn Du lại. Hút cục lập trưởng chính, trị vẫn là nhân tố căn bản quyết định thế giới quan sáng tác. Nếu Nguyễn Du đi xa hơn nữa với phong trào nông dân khởi nghĩa thì những yếu tố phong kiến trong hình tượng nhân vật Từ Hải chắc sẽ đổi khác.
Tuy nhiên những giòng chữ Khổng Mạnh đầu tiên chỉ có thể dạy cho Nguyễn Du chữ nhân chữ ái của tiên Nho, nhưng rồi thực tế ba chìm bảy nổi sẽ đưa người nghệ sĩ giàu tình cảm vị tha ấy vươn xa hơn nữa để đi đến một số quan niệm chống phong kiến, gần gũi nhân dân như khát vọng tự do công lý nói trên.
Tóm lại theo ý chúng tôi, sở dĩ có sự khác nhau giữa hai tác phẩm, sở dĩ Từ Hải của Nguyễn Du có màu sắc khác, sở dĩ ngoài việc tiếp thu của người đi trước, Nguyễn Du lại xây dựng nhân vật mình thêm phong phú về tính cách, vì Nguyễn Du là một nhà thơ giàu lòng nhân đạo sống trong trào lưu tư tưởng đặc biệt của thế kỷ XVIII, thế kỷ của một cuộc nông dân khởi nghĩa vĩ đại chống phong kiến trong nước gắn liền với một chiến công vệ quốc phá tan phong kiến nước ngoài nói chung là một thế kỷ vùng dậy của quần chúng bị áp bức. Hoàn cảnh ấy đã khiến thế giới quan phong kiến của Nguyễn Du rạn nứt ở một số phương diện. Thêm vào đó là tài năng, nghệ thuật và đặc điểm thể loại, tất cả những yếu tố ấy đã khiến Nguyễn Du khi viết lại Kim Vân Kiều truyện đã có nhiều sáng tạo mới.
Vấn đề tồn tạỉ cuối cùng là nên đánh giá nhân vật Từ Hải như thế nào? Sự khác biệt về tính cách sẽ đưa đến sự khác biệt về ý nghĩa, địa vị của nhân vật trong tác phẩm. Vì trong một tác phẩm nghệ thuật, mọi tính cách đều phục vụ một tư tưởng chủ đề trung tâm, nhưng đồng thời, mỗi tính cách lại cũng có một ý nghĩa độc lập riêng biệt. Ta thường, gặp hai tác phẩm tuy cùng chung một đề tài, nhưng tư tưởng chủ đề vẫn khác nhau. Ở trường hợp Từ Hải cũng vậy, Thanh Tâm tài nhân xây dựng Từ Hải chủ yếu nhằm mục đích minh họa, làm sáng tỏ tính cách Thúy Kiều. Nhưng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du lại gửi gắm vào Từ Hải cảm xúc, nhận thức đối với một số vấn đề có ý nghĩa thời sự nóng hổi của thời đại nhà thơ. Đọc Truyện Kiều, nếu thông qua mối tình Kim — Kiều ta thấy được sự tấn công của tình yêu tự do đối với quan niệm hôn nhân phong kiến, thì thông qua nhân vật Từ Hải cũng thấy được sự rạn nứt của quan niệm anh hùng phong kiến. Từ Hải ở đây có địa vị một hình tượng nghệ thuật quan trọng hơn, phục vụ cho tư tưởng chủ đề với một « tư cách độc lập » hơn : cùng với nhân vật chính, Từ Hải phản ánh một nguyện vọng lớn lao không kém gì nguyện vọng giải phóng tình cảm. Nhân vật Từ Hải, theo chúng tôi nghĩ, sẽ có thể góp phần làm thay đổi ít nhiều tư tưởng chủ đề của Truyện Kiều so sánh với tác phẩm nguồn gốc của nó.
Đánh giá Từ Hải về phương diện ý nghĩa tư tưởng cũng là một vấn đề phức tạp. Từ Hải chống lại triều đình, Từ Hải miệt thị « những phường giá áo túi cơm », Từ Hải ghê sợ cuộc sống « vào luồn ra cúi », Từ Hải đã rửa sạch oan khiên cho một nạn nhân đáng thương nhất trong Truyện Kiều, nhưng rồi cũng chính Từ Hải ấy lại để tình cảm riêng tư và cả «lộc trọng, quyền cao » lôi cuốn vào con đường đầu hàng.
Rõ ràng không thể làm ngơ trước sự việc đầu hàng của Từ Hải. Cũng không thể coi lý tưởng anh hùng của Từ Hải là hoàn toàn tiến bộ, nhất là khi đứng trên quan điểm anh hùng của chúng ta ngày nay. Và ngay cả khi xét trong hoàn cảnh đương thời thì cũng vẫn có thể thấy nhiều hạn chế so vời yêu cầu của quần chúng. Từ trước đến nay, như Hoài Thanh nói:
« Nguyễn Du đã bắt chúng ta phải mê theo một gái thanh lâu và kính phục một anh tướng giặc », chúng ta đã thiên về mặt đề cao Từ Hải, thậm chí có khi quên cả sự kiện « Thế công Từ mới đổi ra thế hàng », hoặc nhớ đến nhưng không phê phán đúng mức. Nhưng lại cũng không thể quên rằng con người duy nhất có tấm lòng và khả năng đem đến cho cuộc đời oan khổ lưu ly của Thúy Kiều ánh sáng công lý chính nghĩa là Từ Hải, con người đã xúc phạm mạnh mẽ đến cái tôn ty trật tự khắc nghiệt của phong kiến bằng quan niệm sống «dọc ngang nào biết trên đầu có ai» cũng chính là Từ Hải. Khí phách ngang tàng, lời lẽ khẳng khái, hành động anh hùng và cả mối tình đậm đà ý vị kia đều đã vang dội sâu xa trong lòng con người của nhiều thế hệ, nhiều thời đại.
Nguyễn Du có mâu thuẫn, có lúng túng trong khi phát biểu về Từ Hải. Tính cách Từ Hải có mặt tích cực, có mặt tiêu cực. Vì thế không thể đánh giá Từ Hải một chiều. Cần từ hành động đầu hàng của nhân vật này, rút ra những bài học còn mang rất nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc chiến đấu nghiêm khắc hiện nay của chúng ta. Nhưng cũng cần thấy rằng trong xã hội cũ xưa kia, Từ Hải vẫn là một hình tượng tiêu biểu cho ước mơ hạnh phúc của quần chúng, ước mơ tự do và công lý trong một xã hội không có công lý và tự do.
Bước đầu phát biểu một số ý kiến về nhân vật Từ Hải, chúng tôi thấy cũng còn nhiều khía cạnh cần phải tiếp tục giải quyết. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy có thể kết luận rằng: nhân vật Từ Hải chính là một dẫn chứng về giá trị đặc sắc của Truyện Kiều, về tài năng nghệ thuật và tình cảm tiến bộ’ của Nguyễn Du. Đó là một ví dụ chứng minh rằng Nguyễn Du đã vượt lên trên tác gia đi trước, đúng như lời bình của một nhà nho đời Nguyễn:
Kỳ tài diệu bút
Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm