Nguyễn Du

Loading...

NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

 (BÀI PHÁT BIỂU Ý KIẾN TRONG LỄ KỈ NIỆM NGUYỄN DU)


Sống giữa những ngày sôi nổi chống Mỹ cứu nước, đọc lại Truyện Kiều và những tác phẩm của Nguyễn Du, càng nghĩ đến hôm nay và nhớ lại ngày xưa, chúng ta càng thấy yêu thêm vô hạn dân tộc ta và tự hào vô cùng vời hai tiếng Việt-nam! Có lẽ ít có dân tộc mà đời sống vất vả, cay cực như nhân dân ta. Và có lẽ cũng ít có đất nước nào mà lịch sử trải qua nhiều thử thách quyết liệt như đất nước ta.

Trên một giải đất nhỏ hẹp, luôn luôn phải vật lộn với những tai họa của thiên nhiên, hàng nghìn năm nhân dân ta đã phải sống dưới cái ách nặng của chế độ phong kiến, lại phải trải qua biết bao cuộc chiến đấu ác liệt chống giặc ngoại xâm. Cuộc phấn đấu của nhân dân Việt-nam để sống còn, đề xây dựng và bảo vệ đất nước, trải qua các thời đại, thật đã dữ dội, gian nan, oanh liệt tuyệt vời! Nhưng chính trong cuộc phấn đấu ấy, nhân dân ta đã tự tạo ra cho mình những lẽ sống sáng rõ và cao cả, những giá trị tinh thần và một nền văn hóa dân tộc cổ sức mạnh bất diệt.

Nền văn hóa ấy in sâu trên vầng trán đầy nếp nhăn của mỗi ông cụ bà cụ chất phác nhất ở nông thôn, cũng nền văn hóa ấy tỏa ánh rạng rỡ trên gương mặt ngời sáng của mỗi người con trai con gái Việt-Nam. Nền văn hóa ấy đã tạo ra những truyền thuyết về những anh hùng dân tộc, những truyện thơ dân gian, những câu ca dao, những điệu đàn điệu hát, những vở chèo vở tuồng, những tranh tượng vô danh. Cũng nền văn hóa ấy đã tạo ra những nhà văn nhà thơ lớn mà tác phẩm làm vẻ vang cho tiếng nói dân tộc và làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ của cả loài người, như Nguyễn Du với Truyện Kiều, của ông.

Những tác phẩm của Nguyễn Du là lời làm chứng đau đớn bắt nguồn từ lương tàm của một con người lỗi lạc, nói lên sự thật tàn bạo của đời sống xã hội và thân phận chìm nổi của những con người trong một thời đại quằn quại, loạn lạc, đầy những chấn động dữ dội vượt qua sức hiểu biết của nhà thơ. Trong bề sâu của những tác phầm ấy chuyển động những làn sóng ngầm của bao nhiêu nỗi phẫn uất, bao nhiêu niềm khát khao cháy bỏng của nhân dân đòi hỏi một xã hội công bằng, trong sạch đòi hỏi một cuộc đời có tình người. Những làn sóng ngầm to lớn ấy luôn luôn đập vỡ những tư tưởng định mệnh thần bí, những quan niệm chật cứng và giả dối về tam cương ngũ thường phong kiến còn ăn sâu trong đầu óc Nguyễn Du, còn ngự trị trong tinh thần của xã hội thời Nguyễn Du, khác nào một lớp váng dầy đặc mốc meo từ bao thể kỷ đọng lại trên mặt dòng sông của đời sống.

Đứng về mặt nghệ thuật văn học, Truyện Kiều cho đến nay vẫn là hòn ngọc trong suốt và chói ngời nhất của tiếng nói Việt-nam. Đó là kết tinh, của cả một quá trình, mấy trăm năm hình thành và phát triền nền văn học cổ điển viết bằng tiếng Việt-nam, bắt đầu từ Nguyễn Trãi. Và Truyện Kiều cũng là hòn đá tảng, đặt nền móng vững vàng cho nghệ thuật văn học dân tộc sau này bước sang thời kỳ cận đại và hiện đại của chúng ta.

Mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu văn học đã tìm ra được nhiều bài thư chữ Hán của Nguyễn Du. Những tác phẩm hết sức quý báu này giúp cho chúng ta hiểu thêm về thân thế trôi nổi lận đận và tâm sự dằng xé đau đớn của nhà thơ trước cảnh đời bấy giờ, đâu cũng đầy rẫy những quân gian ác ăn thịt người ngọt xớt, đâu cũng thấy nhân dân lao động đói rách và bị chà đạp cùng cực. Tuy nhiên từ hàng trăm năm nay, các bà mẹ Việt-nam ở  nông thôn, suốt đời không bao giờ được cầm một quyền sách, vẫn ru con bằng những câu thơ Kiều. Chính nhân dân ta là người đã hiều sâu sắc và giữ gìn cho Truyện  Kiều sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

Dưới thời phong kiến cũ, và trải qua gần một trăm năm của thời kỳ thực dân đô hộ nước ta, giá trị chân chính, của Truyện Kiều đã luôn luôn bị che lấp, bị bóp méo trong văn học:  «Bắt phong trần, phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao ». Một số người gọi là học giả của chế độ thực dân  phong kiến trước kia, cũng như trong các đô thành -tạm bị chiếm ở miền  Nam hiện nay, bình luận về tác phẩm của Nguyễn Du, thường ca tụng cái tư tưởng định mệnh., bi quan ấy nhằm đánh lạc hướng không cho thấy rõ những kẻ thù của nhân dân là ai, và làm tiêu mòn chí khí phấn đấu của con người. Nhưng nhân dân, cũng như những người cầm bút có tâm huyết thì không làm và không thề bị lừa được.

Vào đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết hai câu:

Rằng năm Gia-tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Tưởng như đời, thật thái bình thịnh trị,  nhưng chao ôi, cái đời thịnh trị gì mà quan lại từ trên chí dưới tha hồ vu oan giả họa, bắt bỏ, tra tấn, ăn của đút, hoành hành như lũ cướp ngày vậy! «Hai kinh vững vàng» gì mà đâu đâu người lương thiện và có tài sắc như Kiều bị gặp phu những bọn Khuyển Ưng, những bầy sở Khanh, đến nỗi giãy giụa, vùng vẫy bao nhiêu lần, cũng kbông sao ra thoát khỏi nanh vuốt của " những phường bán thịt những quân buôn người". Trong cái xã hội lang sói khủng khiếp của Truyện Kiều, đến những người cỏ nhân phẩm, có tài sắc cũng phải đày đọa tấm thân thành một người đàn bà làm đĩ, một người đàn ông trí dũng có thừa cũng bị xem là một tên làm giặc, tất cả những tình nghĩa thủy chung cũng bị thế lực của bọn phong kiến thống trị và thế lực của đồng tiền dìm trong nước mắt khổ đau, tất cả những com người có lương  tâm đều bị chà đạp xuống bùn đen tủi nhục. Còn có bức tranh xã hội nào của thời ấy tố cáo che độ phong kiến ghê gớm hơn! Truyện Kiều chính là ngọn roi sắt quất thẳng vào những sự bất công, độc ác, dối trá, đê hèn của bọn thống trị trong xã hội cũ, và cũng có thể nói đó là bản án đối vối tất cả chế độ xã hội người bóc lột người mặc dù Nguyễn Du chưa từng hiều được hai chữ giai cấp trong cái chế độ ấy, giữa nỗi thống khổ chung, người đau đớn ê chề nhất vẫn là người đàn bà. Người bị khinh rẻ nhất, phận bạc nhất, người bị mua bán, bị coi như đồ chơi, bị đánh đập tàn nhẫn, người bị tước mất cả đến quyền yêu và quyền trung thành với người yêu, đấy là người đàn bà.

Tôi nghĩ rằng nhân dân ta đã yêu Truyện Kiều vì nhự vậy. Người ta thấy thân phận chìm nổi, đau đớn của nàng Kiều rất gần gũi với cuộc đời cực nhục của người ta. Và thấm sâu trong từng lời thơ, người ta thấy lòng xót thưorng bao la đối với những con người bị chà đạp. lòng tôn trọng phẩm giá của những con người tưởng đã chìm xuống tận dưới đáy cùng của xã hội. Không những thế, giữa cảnh ngột ngạt ấy, vẫn ánh lên một lòng yêu không cùng đối với cuộc sống. Giữa cái đêm đen kịt miêu tả trong Truyện Kỉều vẫn bập bùng không tắt lòng hy vọng về một ngày sau tốt đẹp hơn,. Những bọn bất nhân bạc ác rồi cuổi cùng bị trừng trị, những người lương thiện dù trải qua gió dập sóng dồi, nhưng cuối cùng sẽ gặp điều hay. Có thể có người cho rằng lòng tin ấy là ngây thơ, và cảnh đoàn viên kết thúc Truyện Kiều là gượng gạo, nhưng tôi nghĩ chính lòng tin ấy niềm hy vọng ấy là sức mạnh vô cùng của nhân dân.

Truyện Kiều đã khám phá cho mỗi người chúng ta nhìn thấy và biết yêu mến bao nhiêu cái đẹp trong đời sống, cái đẹp của quê hương đất nước chung quanh ta, của những buồi sáng, buối chiều, của đồng cỏ mùa xuân và rừng lá mùa thu, của những con đường bát ngát, cái đẹp của núi, của biển, của sông, của chiếc « Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô ». Nhưng đẹp hơn nữa là những nét mặt người, và những tình cảm trong tâm hồn người, đấy là cái đẹp của tình yêu không bao giờ có thể chết được, cho đến «dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”, cái đẹp của nỗi nhớ thương cũng như niềm vui gặp gỡ, cái đẹp của chí khí anh hùng, «trông vời trời biển mênh mang, thanh gươm ngựa yên lên đàng thẳng dong”, cái đẹp của tình bè bạn, tình cha con, mẹ con, tình anh em, chị em. Tôi nghĩ rằng cái đẹp của tình nghĩa trong tâm hồn con người, ấy là cái tính chất quý nhất, là cái chất thơ kỳ diệu của Truyện Kiều.

Mỗi lần đọc lại Trayên Kiềuu, tôi không thể ngăn được trong lòng mình dào dạt sung sướng tự hào về tiếng nói của dân tộc ta! Tiếng nói Việt-nam trong Truyện Kiều như là làm bằng ánh sáng vậy, nó trong suốt như dòng suối, một dòng suối «long lanh đáy nước in trời ». Cố nhiên, trải qua hơn một trăm rưỡi năm, có những điền tích, những hình, tượng mà Nguyễn Du sử dụng đã bị mòn hoặc không còn quen thuộc với người đọc ngày nay. Nhưng nhìn về cơ bản, thì tiếng nói của Nguyễn Du vẫn là mẫu mực trong sáng chưa ai vượt qua. Từ tiếng nói hàng ngày của dân gian, Nguyễn Du, tiếp theo những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ở các đời trước, đã tạo ra một tiếng nói văn học, dồi dào mà giản dị, chính xác mà uyển chuyển, đầy hình ảnh và đầy âm điệu, một tiếng nói quý nhất mà lại bình thường, dung dị nhất, thu lượm những từ ngữ của các địa phương mà  lại có giá trị rộng khắp trong toàn quốc. Và cũng Nguyễn Du đã nâng cao thể thơ - lục bát của ca dao thành thể thơ cổ điển mẫu mực của văn học ta. Nói riêng về nghệ thuật tiểu thuyết, khi khi tìm hiểu Truyện Kiều, chúng ta không khỏi kinh ngạc về những sự sáng tạo hết sức mới mẻ cua Nguyễn Du. Có thể nói trong Truyện Kiều đã có những nhân tố, những phương  pháp của tiểu thuyết hiện đại. Trong khi các nhà viết tiểu thuyết cổ thường chỉ chú trọng kể lại các Sự tích, lắt lẻo, kỳ lạ, huyền hoặc, thi Nguyễn Du đã đặt trung tâm của nghệ thuật vào việc mịêu tả những nhân vật và tim hiều vận mệnh những con người trong khung cảnh xã hội của thời đại.. Vì vậy Truyện Kiều là một bức tranh xã hội có thể nói có tính cách bách khoa. Để vẽ bức tranh, xã hội ấy, Nguyễn Du đã dựng lên những con người điền hình, mỗi nhất vật tiêu biêu cho cả một lớp  người trong xã hội mà đồng thời, mỗi nhân vật ấy lại có cả tính riêng rất rõ, không thể lẫn với ai khác được. Khi miêu tả những con người, Nguyễnt Du không những cho ta thấy những cảnh xã hội, và những hành động bên ngoài của nhân vật, mà luôn luôn soi rọi ngọn đèn của ông vào những miền sâu nhất trong tâm hồn nhân vật, nói lên bằng tiếng nói riêng và tâm trạng riêng của từng nhân vật, làm cho những con người trong tiêu thuyết như đang hiên hiện trước mắt ta, và làm cho ta như đang sống trong tâm hồn họ, cùng vui buồn mừng giận với họ mà trải qua các cảnh ngộ của cuộc đời.

Trong một bài thơ gửi Nguyễn Du, anh Tố Hữu gần đây có viết:

Nhân tình nhắm mắt chưa xong,
Biết ai hậu thế khóc càng Tố Như?
Mai sau dù có bao giờ...
Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay !

Thật vậy, Nguyễn Du; đã đau thương, khắc khoải, cho đến khi nhắm mắt. Cái chế độ xã hội tàn bạo, cái cuộc đời lang sói mà ông ghê tởm và căm giận ấy, ông không biết bao giờ thì nó mói có thể thay đổi được. Nhưng hôm nay, chúng ta kỷ niêm Nguyễn Du, cả cuộc đời cũ ấy đã bị lật nhào trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã có cách mạng, đã có một cuộc đời mới rồi. Và lời giải đáp cho bao nhiêụ câu hỏi cháy lòng xé ruột mà Nguyễn Du tự hỏi suốt đời đến bây giờ đã sáng rõ rồi : lời giải đáp ấy là chủ nghĩa Mác—Lê-nin của giai cấp vô sản, và người trả lời những câu hỏi lớn của Nguyễn Du là Đảng yêu quý của chúng ta.

Nhưng bóng đêm thú vật chưa phải đã tan hết trên đất nước ta, cũng như trên thế giới chung quanh ta. Bọn đế quốc Mỹ, bầy lang sói của thế kỷ hai mươi đang lồng lộn giơ nanh vuốt cố giữ lại cái xác đã chết thối của chế độ người bóc lột người. Chúng nhảy vào miền Nam nước ta, dựng lên những chính quyền tay sai đại biểu cho bọn địa chủ phong kiến, bọn tư sản mại bản, chủng bắn giết nhân dân ta, chà đạp lên nền độc lập của dân tộc và những quyền sống của con người, phá hoại nền văn hóa dân tộc của chúng ta. Và bây giờ đây, chúng đem chiến tranh ra cả miền Bắc chúng ta nữa.

Cuộc chiến đấu hiện nay của nhân dân ta chống Mỹ không những là cuộc chiến đấu thiêng liêng để bảo vệ nền độc lập thống nhất của Tổ quốc chúng ta, mà đó còn là cuộc đọ sức giữa hai lối sống của hai chế độ xã hội. Con người sẽ sống như con người hay sẽ sống như loài lang sói ?

Tiếng súng anh dũng và thắng lợi  của các chiến sĩ gỉải phóng và nhân dân miền Nam, cũng như tiếng súng cao xạ và súng trường của nhân dân miền Bẳc bắn rụng máy bay Mỹ, đang trả lời cầu hỏi đó. Loài lang sói đang bị chúng ta bẻ gãy răng giữa những ngày chúng ta kỷ niệm Nguyễn Du đây.

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.