N.I. NI-CU-LIN


L.T.S. — Trong các bài bút ký về Việt-nam đăng trên báo chí Liên-xô mấy năm gần đây của các nhà văn, nhà báo Liên-xô sang thăm nước ta về, thường có nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng nghiên cứu Truyện Kiều một cách toàn diện thì phải kể đến đồng chí N.I. Ni-cu-lin nhà nghiên cứu văn học trẻ tuổi hiện công tác tại Tiểu ban Văn học, Hệ sử học, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên-xô. Hiện nay đồng chí N.I. Ni-cu-lin đương hoàn thành một tiểu luận về Truyện Kiều. Nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du  năm nay, chúng tôi trích đăng bài viết sau đây về Truyện Kiều của đồng chi N.I. Ni-cu-lin (đã đăng trên tập san Lịch sử văn hóa thế giới, số 4, tháng 7-8 năm 1959 của Hệ sử học—Viện Hàn lâm khoa học Liên-xô) để bạn đọc tham khảo. Chúng tôi lược bớt đoạn tiểu sử Nguyễn Du và đoạn tóm tắt nội dung Truyện Kiều.

Trong lịch sử văn  học Việt-nam, sáng tác của Nguyễn Du (1765—1820) tự nó đã làm thành cả một thời đại. Nguyễn Du có một vai trò lớn lao trong quá trình xây dựng truyền  thống văn học dân tộc, trong sự hình thành của ngôn ngữ văn học Việt-nam. Các tác phẩm của Nguyễn Du thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo  chủ nghĩa cao quý, đó là những tác phẩm được phổ biến hết sức rộng rãi trong nhân dân Việt-nam. Thiên trường ca Đoạn trường tân thanh (1) của ông đã được dịch ra tiếng Trung-quốc, tiếng Nhật-bản, tiếng Tiệp, tiếng Pháp và tiếng Anh, và được xem như một mẫu mực xứng đáng nhất của nền thơ ca cổ điển Việt-nam.... Đề tài cua Đoạn trường tân thanh không phải do tác giả tự sáng tạo ra. Trong mấy câu thơ mở đầu thiên trường ca rất đặc biệt tác giả đã thấy cần nói rõ điều này :

Cảo thơm lần dở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Trong văn học trung cổ, ta có thể thấy nhiều trường hợp cùng một đề tài được nhiều nhà thơ sử dụng. Ví dụ đề tài Lây-li và Mét-giờ-nun đã được Ni-da-mi Gan-đờ-giê-vi và A-li-se Na-voi cùng sử dụng để viết trường ca. Người ta đã tính ra rằng chuyện Lây-li và Mét-giờ-nun đã được viết lại cả thảy mười tám lần bằng tiếng Ba-tư và mười lần bằng tiếng Tuyếc. Trong văn học Việt-nam cũng có những trường hợp tương tự. Chẳng hạn, cót truyện được Đặng Trần Côn (đầu thế kỷ XVIII) viết ra lần đầu tiên trong thiên trựờng ca  trữ tình Chinh phụ ngâm khúc bằng chữ Hán, về sau đã được viết lại ba lần bằng tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVIII. Khá nhiều trường ca Việt-nam mượn đề tài trong văn học Trung-quốc. Nguyễn Du cũng đã đi  theo con đường đó   theo một tập quán thông  thường thời ấy, Nguyễn Du đã sử dụng một đề tài " có vị trí vững vàng trong truyền thống "...

Đề tài này đã được viết đi viết lại mấy lần trong văn học Trung-quốc. Nhà học giả Trung-quốc Hoàng Dật Cầu là người đã dịch Đoạn trường tân thanh ra Hoa văn, khẳng định rằng cội nguồn đầu tiên của đề tài này là truyện Trấn áp tên phiến loạn Từ Hải do Mao Khôn kể lại. Về sau đề tài này đã làm cơ sở cho những tác phẩm văn học khác của Trung-quốc.

Các nhà nghiên cứu Việt nam đã xác định rằng đề tài của Đoạn trường tân thanh là mượn của quyển truyện bằng văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của một nhà văn Trung-quốc bút danh là Thanh tâm tài nhân. Việc vay mượn này lộ rõ ở chỗ giữa hai cốt truyện có nhiều chi tiết trùng nhau: những chỗ trùng nhau đó không thể là một sự ngẫu nhiên được.

Kim Vân Kiều truyện không có giá trị gì đặc sắc về nghệ thuật và đã mấy trăm năm nay ở Trung-quốc không hề thấy tái bản. Những chỗ có nhắc đến quyển truyện này thường gặp trong các sách nghiên cứu của các học giả Việt-nam cho ta thấy rằng quyển truyện được xem như một tác phẩm tầm thường.... Ngoài ra người ta chỉ biết rằng vào cuối đời Minh và đầu đời Thanh chỉ thấy viết và xuất bản những tác phẩm như loại Kim Vân Kiều truyện. Truyện này gồm 20 chương, tác giả là Thanh tâm tài nhân,truyện kể rằng Thúy Kiều chịu nỗi phân ly với người yêu là Kim Trọng và về sau lại được đoàn tụ với nhau. Nhưng đồng thời phong cách văn học của Thanh tâm tài nhân cũng có một khía cạnh quý giá là khuynh hướng cố sao trung thành với sự thật của cuộc sổng, có phản ánh các mâu thuẫn của xã hội phong kiến Trung-quốc.

Đối chiếu thiên trường ca của Nguyễn Du với cuốn truyện của Thanh tâm tài nhân thì thấy rõ rằng tuy mượn đề tài của người khác, nhà thơ Việt-nam vẫn sáng tạo ra một tác phẩm độc đáo lạ thường, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong Kim Vân Kiều truyện, tác giả chú ý quá nhiều đến việc mô tả các biến cố một cách chi ly, và như vậy đaz đi đền chỗ chồng chất quá nhiều những sự kiện vô nghĩa, những chuyện vặt vãnh không nói được gì, những cảnh thô tục sặc mùi tự nhiên chủ nghĩa, khiến cho kết cấu thành ra lỏng lẻo. Các hình tượng trong chuyện không được rõ nét, nó mờ nhạt tưởng chừng như đã bị pha loãng đi trong cái  bể chi tiết vụn vặt ấy. Nguyễn Du thì lại khác. Vốn là một nhà thơ nhân đạo chân chính, ông đã đi theo còn đường nghiên cứu tâm lý .Các hình tượng một cách tinh vi, sáng tạo ra những tính cách trọn vẹn và nhất trí. Muốn nêu rõ cái chủ yếu trong thiên trường ca — hình tượng nàng Kiều gian truân khổ ải, nạn nhân của xã hội phong kiến vô nhân đạo, và Từ Hải, người nghĩa tướng ngang tàng, — Nguyễn Du đã từ bỏ lối trình bày chi ly các tình tiết rườm rà đầy rẫy trong cuốn truyện của Thanh tâm tài nhân, và đã gạt hẳn đoạn giáo đầu dài dòng của nhà văn Trung-quốc, Nguyễn Du  phát triển và trau chuốt kỹ lưỡng những đoạn nào giúp ông bộc lộ cái thể giới bên trong của các nhân vật.

Nhờ đó mà kết cấu của thiên trường ca có được tính chất chặt chẽ và trọn vẹn.

Trong thiên trường ca của Nguyễn Du các hình tượng được xử lý và phân bố khác với cuốn truyện của Thanh tâm tài nhân. Trong cuốn truyện của Thanh tâm tài nhân, Từ Hải chỉ là một nhân vật phụ  xuất  hiện thoáng qua trong một đoạn truyện, một gã anh chị phóng đãng sau khi đã thử nếm qua đủ các nghề nghiệp, cuối cùng xoay ra nghề lục lâm ; trong thiên trường ca của Nguyễn Du thì Từ Hải lại hiện ra trước mắt người đọc như một dũng tướng ngang tàng, một vị anh hùng cao quý bảo vệ chính nghĩa.

Hình tượng nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện không có được cái sức quyến rũ và cái phẩm chất trong sạch trong nhân vật Kiều của Nguyễn Du. Ở Kim Vân Kiều truyện, trong buổi hẹn hò đầu tiên với Kim Trọng, nàng Kiều đã tỏ ra khá suồng sã, thậm chí lại còn dạy luân lý cho người tình nữa. Trong đoạn Kiều báo oán, nữ nhân vật của Thanh tâm tài nhân đã tỏ ra tàn ác một cách man rợ. Chẳng hạn nàng ra lệnh băm nhỏ xác Bạc bà ra rồi đem trộn với rơm vứt cho ngựa ăn. Hoạn Thư thì nàng sai đánh cho một trận nhừ tử rồi mới tha cho về. Trong cuốn truyện, Kim Trọng được miêu tả như một người ham mê tửu sắc, còn trong thiên trường ca của Nguyễn Du thì mối tình giữa Kim Trọng và Kiều lại là một tình cảm sâu sắc và trong sạch.

Cuối cùng, cuốn Kim Vân Kiều truyện viết bằng văn xuôi và thuộc loại tiểu thuyết chương hồi của Trung-quốc, còn Đoạn trường tân thanh thì lại là một trường ca thừa hưởng và nối tiếp truyền thống thơ ca cổ điển và thơ ca dân gian của Việt-nam. Do đó mà có nhiều điểm khác nhau về chất lượng. Hai tác phẩm khác nhau không phải chỉ ở chỗ thiên trường ca của Nguyễn Du viết theo thể lục bát đặc thù của thơ ca Việt-nam với cái âm hưởng đặc biệt của nó, mà còn ở chỗ Nguyễn Du đã dựa trên truyền thống thơ ca Việt-nam và đã sử dụng rất nhiều hình ảnh của ca dao mà sáng tạo ra một hệ thống hình tượng riêng, độc đáo và phong phú màu sắc. Đó chính là một trong những, nguyên nhân khiến cho thiên trường ca tác động vào tình cảm của người đọc một cách mạnh mẽ.

Cho nên, mặc dù cuốn truyện - của Thanh tâm tài nhân đọc rất hấp dẫn, nội dung nó vẫn thiếu chiều sâu và hình thức của nó vẫn thiếu phần trau chuốt, mà đó chính là những phẩm chất tiêu biểu trong thiên trường ca của Nguyễn Du.

Trong Đoạn trường tân thanh Nguyễn Du muốn diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc và tâm trạng do những sự việc diễn ra trước mắt ông gây nên :

Trải qua một cuộc bể dâu .
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nhà thơ vạch cho ta thấy cái thực tại "đố kỵ", cái xã hội phong kiến với các thiết chế, luật lệ, phong tục, tập quán, đạo đức của nó đã chà đạp con người, đã giết chết tài năng, đã tước đoạt quyền hưởng hạnh phúc của con người như thế  nào.

Trong  thiên trường ca Đoạn trường tân thanh các mô-tip buồn biểu lộ ra một cách mạnh mẽ và đầy sức truyền cảm. Sở dĩ như vậy một phần khá lớn cũng là do cái hoàn cảnh xã hội chính trị bi đát hình thành ở Việt-nam sau khi cuộc  khởi nghĩa Tây-sơn thất bại. Những cảnh áp bức và ức hiếp mà Nguyễn Du chứng kiến đã thức tỉnh tiếng nói phản kháng trong nhà thơ. Nguyễn Du đã thông cảm sâu sắc với tình trạng bất công của xã hội, và điều đó đã được phản ánh rất rõ nét trong sáng tác của ông. Thiên trường ca chứa chất một ý nguyện thiết tha muốn đoạn tuyệt với lối hạn chế có tính chất đẳng cấp, muốn mô tả những con người thuộc đủ các tầng lớp xã hội thời bấy giờ.

Hầu như ngay từ những dòng đầu tiên, thiên trường ca đã phảng phất một thứ tình cảm nặng nề, chờ đợi những biến cố bi đát. Nhân vật chính, của thiên trường ca, Thúy Kiều, tài sắc vẹn toàn, tưởng chừng là một người sinh ra để hưởng hạnh phúc :

Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Nhưng ngay trong bức tranh tố nữ này, một bức chân dung vẽ nên bằng những màu sắc rực rỡ, tươi sáng, đã thấy thắp thoáng những màu ảm đạm. Nói về năng khiếu âm nhạc của Kiều, nhà thơ đã chen vào mấy nét sau đây :

Khúc nhà  tay lựa nền xoang,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Sự xung đột giữa cái bản chất nhân đạo tươi sáng của con người với những lực lượng vô nhân đạo của xã hội, cái tác động bi thảm và nghiệt ngã, không sao thoát khỏi của những lực lượng ấy, chính là những yếu tố đã làm nên cái thần của thiên trường ca. Do đó mà thiên trường ca luôn luôn bao phủ trong một đám mây ảm đạm, và hình ảnh của mùa thu, của cảnh thiên nhiên đang tàn úa, rải rác khắp các trang Kiều và hình ảnh đó diễn đạt một cách tế nhị những cảm xúc của nàng Kiều, nạn nhân của bọn quan lại phong kiến tham tàn và những kẻ bỉ ổi buôn bán thân thể của con người, với Nguyễn Du, cái nghệ thuật dùng hình ảnh của thiên nhiên để tả tâm trạng đã đạt đến mức tuyệt diệu. " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" — đó là lời của nhà thơ khẳng định nguyên tắc nghệ thuật này.

Cái thần của thiên trường ca cũng quy định cả lối phân bổ đặc thù của các hình tượng, theo cách  phân bố này tất cả các nhân vật được chia ra làm hai hạng : một bên là những người thương cảm Kiều hay đứng ra bênh vực nàng, và bên kia ià những kẻ ức hiếp, chà đạp lên thanh danh và phẩm cách của nàng. Nhưng cán cân thế lực nghiêng hẳn về phía những lực lượng phá hoại, hung ác. Vì vậy cái mô-típ cô đơn đã có thể nghe rõ ngay từ đoạn Kiều đứng bên mộ nàng Đạm Tiên, người đã một thời nổi danh tài sắc. Ở đây Nguyễn Du đã mượn lời của nàng Kiều mà đưa ra những luận điểm triết học khái quát, khẳng định rằng trong thời đại đó, trong hoàn cảnh của xã hội phong kiến, người đàn bà có tài không thể nào tránh khỏi một số phận bi đát.

Rằng : Hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Đối lập với Kiều, một bản tính thơ mộng, có một tâm hồn nhân từ, thương người, một con người mà mỗi cảm xúc đều có thể gây nên  một luồng cảm hứng bồng bột và sâu sắc, là cô em gái của Kiều, Thúy Vân. Vân là một hình tượng tương phản, một con người tầm thường. . Hình tượng Thúy Vân chỉ có một vị trí phụ trợ và dường như chỉ là cái phông, cái nền giúp nhà thơ làm nổi bật những nét đặc sắc của Kiều. Trong khi cảnh một nấm mồ cô đơn khiến cho Kiều thương cảm khóc than, thì Vân lại lấy làm lạ về thái độ của Kiều và thậm chí còn mỉa mai chị nữa :

Vân rằng : chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.

Rồi, bên mộ Đạm Tiên, nàng Kiều đã gặp chàng Kim Trọng. Kiều dường như đang đứng ở một ngã ba, trước hai nẻo đường : một dẫn đến buồn khổ như cuộc đời của Đạm Tiên, một dẫn đến cuộc đời hạnh phúc bên Kim Trọng. Kiều thiết tha mong muốn hạnh phúc.

Có một điều tiêu biểu là con đường nàng đến với hạnh phúc lại là con đường xâm phạm vào những quy tắc của nền đạo đức Khổng giáo, con đường từ bỏ những nguyên lý khổ hạnh của nó, những nguyên tắc đòi hỏi con cái phải tuyệt đối phục tòng cha mẹ ngay trong những vấn đề như hôn nhân. Như vậy, trong thiên trường ca của Nguyễn Du, chúng ta gặp một quan niệm mới về đạo đức, một quan niệm nhân đạo chủ nghĩa, dựa trên lòng mơ ước hạnh phúc của con người.

Nhưng trong xã hội phong kiến có những lực lượng hung hãn cản trở hạnh phúc đó. Và trong số các lực lượng hắc ám đó, trước hết Nguyễn Du nêu rõ bọn quan lại phong kiến. Suốt từ đầu chí cuối thiên trường ca lộ rõ thái độ phê phán, phủ định của nhà thơ đối với bọn quan lại, từ bọn sai nha cho đến bọn quyền thần vốn chỉ biết có luật lệ : hối lộ và lộng hành. Pháp luật của họ dựa trên nguyên tắc :

Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng, thay đen, khó gì.

Cảnh cha và em trai Kiều bị bắt chứa chất sự mỉa mai chua chát đối với những thói lộng hành của bọn quan nha.
Nhưng ở đây cũng như ở tất cả các đoạn khác, nhà thơ vẫn giữ cái mẫn cảm tế nhị đặc biệt của ông về mức độ vừa phải. Lối châm biếm của Nguyễn Du không bao giờ dùng đến cách phóng đại và do đó mà càng mạnh mẽ, càng có sức thuyết phục hơn :

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung cửi tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

Nhà thơ chua thêm một nhận xét sắc bén, nghe như một tiếng kêu phản kháng :

Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc  hại chẳng qua vì tiền.

Thiên trường ca Đoạn trường tân thanh là một câu chuyện đắng cay về sự lăng nhục con người. Cuộc đời, nhân phẩm và tình cảm của Kiều là dẫm đạp xuống bùn đen. Nàng trở thành vật sở hữu của một kẻ buôn son bán phấn đê tiện, mụ Tú bà, đã được nhà thơ miêu tả trong mấy lời vắn tắt mà đậm đà :

Nhác trông nhờn nhợt màu da,
Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao ?

Lúc đầu Kiều muốn  phản kháng, toan tự vẫn, định trốn đi. Nhưng vô ích. Yếu đuối, bắt lực ở giữa đám người hám lợi, nham hiểm và bịp bợm, nàng giống như " chiếc bách lênh đênh giữa dòng ".

Tiếng hát của Kiều và tiếng tỳ bà của nàng vang vẳng suốt thiên trường ca, bộc lộ nỗi buồn khổ da diết của nàng, tấn thảm kịch của tâm hồn nàng. Suốt thiên trường ca chỉ có một lần hồn nhạc và tài ba của Kiều được biểu lộ ra một cách trọn vẹn : đó là lần hẹn hò với Kim Trọng. Buổi ấy cây đàn của nàng đã buông ra  những thanh  âm

Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời.

Trong   buổi hẹn hò ấy, Kiều đã thề thốt với  Kim  Trọng : « Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai ». Nhưng số mệnh đã riễu cợt người đầu bà trong sạch tuyệt vời ấy một cách tàn nhẫn : cây tỳ bà của nàng đã trở thành một vật mua vui cho khách làng chơi và sẽ buông ra những âm thanh não nề, u uất. Tài của Kiều biến thành một thứ đồ chơi chọ những kẻ ức hiếp, lăng nhục nàng. Khi viên quan huyện kết tội Kiều một cách bất công, bắt  nàng phải chịu hình phạt " ba cây chập lại một cành mẫu đơn ", thì bỗng nghe nói nàng là người có tài cầm ca, hắn liền nảy ý định đem nàng ra làm trò cười :

Cười rằng : Đã thế thì nên
Mộc già hãy thử một thiên trình nghê.

Kiều cảm thấy mình bất lực trước những lực lượng hung ác của xã hội phong kiến. Nhưng thái độ bi quan của Nguyễn Du không phải là một sự bế tắc, mà là một sự phủ định cái thực tại thối nát của thời đại ông. Qua bức màn u ám của thiên trường ca, cũng có những tia sáng vui tươi lóe rá đây đó. Dù số mệnh có xô đẩy nàng Kiều đến đâu chăng nữa, nàng cũng gặp được sự cảm thông và nâng đỡ của những người cùng bị ức hiếp, bị tủi nhục như nàng, khi thì một người bạn gái chốn lầu xanh, khi thì một   người đầy tớ gái tốt bụng ở nhà Hoạn Thư.

Nhà thơ luôn luôn muốn khắc phục những tâm trạng quá u uất. Nhân tố tích cực thể hiện rất rõ trong thơ của Nguyễn Du. Và cuối cùng, cái mô-típ phản kháng có tính chất lạc quan bất đầu chiếm ưu thế, khi nhà thơ nói đến Từ Hải.

Từ Hải, người lãnh tụ nghĩa quân bị Nhà nước phong kiến gọi là «giặc», nhưng lại được Nguyễn Du gọi là "anh hùng", đã đứng ra bênh vực Kiều, người đại diện ưu tú của thế hệ thanh niên thời ấy. Chính Từ Hải đã đứng ra bảo vệ Kiều, chứ không phải Nhà nước phong kiến vốn đã mục nát đến cốt  tủy, không phải bọn quan lại phong kiến, vốn sẵn sàng vì tiền mà lộng hành đủ cách.

Cái vĩ đại của Nguyễn Du là ở chỗ trong suốt thiên trường ca,  ông đã  đối lập người lãnh tụ khởi nghĩa, người bảo vệ tài năng, với xã hội phong kiến luôn luôn bóp chết mọi năng khiếu của con người. Đoạn Từ Hải xét xử những kẻ thù của Kiều có một ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng nhân cách của Từ Hải: người thủ lĩnh nghĩa quân bước lên chiếc bệ của người chiến sĩ đấu tranh cho chính nghĩa, tiêu diệt cái ác. Tin đồn về cuộc xử án công minh của Từ Hải lan đi khắp nơi :

Trước sau trọn vẹn, xa gần ngợi khen.

Nói chung hình tượng Từ Hải, người đã làm rung chuyển ngai vàng " thiên tử", được nhà thơ phác họa với rất nhiều thiện cảm, Ông đã mô tả Từ Hải đúng như nhân dân hình dung vị anh hùng  của họ. Từ Hải là một người vóc cao, vai rộng, "râu hùm, hàm én, mày ngài". Chàng là một người " côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài ".

Từ Hải ngang tàng và độc lập "đội trời đạp đất ở đời ", Từ Hải thuộc hạng người không chịu khuất phục cảnh tù túng của xã hội phong kiến. Đối với chàng, tự do là quý hơn cả. Chàng không thừa nhận ngai vàng thiên tử:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Hình tượng Từ Hải, người lãnh tụ nghĩa quân, đã lập nên một quốc gia riêng của mình, chắc chắn có phần nào mang bóng dáng, hùng vĩ của Nguyễn Huệ, một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây-sơn. Nhưng nhìn toàn bộ mà nói, thì đó là một hình tượng tổng hợp. Nhà thơ đã dẫn mấy câu của Hoàng Sào, nhà lãnh tụ nông dân Trung-quốc, để diễn tả Từ Hải, và như vậy không phải không có lý do. Hơn nữa một số nhà nghiên cứu Việt-nam cho rằng. Từ Hải chính là cái lý tửơng của Nguyễn Du  Quả nhiên, trong hình tượng Từ Hải tập trung cái ước vọng có tính chất trữ  tình của bản thân nhà thơ. Không phải, ngẫu nhiên mà trong các bài thơ trữ tình viết bằng chữ Hán, Nguyễn Du đã ca ngợi những phẩm chất của Từ-Hải và đồng tình với nhiều  quan niệm mà nhân vật này nói lên. Khó lòng mà có thể cho rằng quan  niệm của Từ Hải và của nhân vật trữ tình của Nguyễn Du về triều đình quan lại sở dĩ trùng nhau chẳng qua là một việc ngẫu nhiên :

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ?

Những lời này của Từ Hải rõ ràng là tương ứng với mấy  câu thơ trữ tình (nguyên văn chữ Hán. Người dịch.) sau đây của Nguyễn Du :

       Ta không cần chức trọng quyền cao
Tốt hơn là hãy ở ẩn nơi rừng núi
  Làm bạn với dê  núi và lợn rừng.

Hình tượng Từ Hải rất gần gũi với Nguyễn Du. Song không thể khẳng định rằng  khi mô tả ngôi lãnh tụ khởi nghĩa với nhiều thiện cảm như vậy, Nguyễn Du đồng thời cũng thể hiện một   thái độ đồng tình với cuộc khởi nghĩa Tây-sơn. Một điều  tiêu biểu là đối với Nguyễn Du, Từ Hải chỉ  là một cá nhân riêng biệt , chứ không phải là một người đại diện và một người lãnh tụ của nông dân khởi nghĩa. Trong thiên trường ca, không hề thấy phản ảnh cụ thể hoạt động của Từ Hải với tính cách là một lãnh tụ nông dân. Từ Hải chẳng qua là hình tượng lãng  mạn của một người nổi loạn, thể hiện sự phản kháng của Nguyễn Du đối vời cái thực tại thối nát thời bấy giờ, hình tượng của một kẻ ngang tàng đã dám  đứng lên chống lại triều đình quan lại. Nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh có nhận xét : «Từ Hải dường như xuất hiện từ một giấc mơ, từ một giấc mơ hùng vĩ về chính phía mà hàng triệu người khốn, khổ hằng ôm ấp».

So với hình  tượng anh hùng này, viên tổng đốc Hồ Tôn Hiến được nhà vua cử đi dẹp loạn chỉ là một cái bóng hèn hạ, vô nghĩa. Hồ Tôn Hiền là một kẽ nịnh thần nham hiểm và hèn nhát, cũng chỉ nhờ lường gạt mà đạt được mục đích. Việc Từ Hải ra hàng và bị giết là một sự kiện lịch sử có thật. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã kết thúc như vậy. Cuộc khởi nghĩa   Tây-sơn đã diễn ra ngay trước mắt nhà thơ, cuối cùng, cũng bị  thất bại. Và mặc   dù Từ Hải có chết nhưng cũng là chết đứng người anh hung  ấy không hề bị đánh bại.

 Ít lâu sau khi Từ Hải chết, Kiều và Kim Trọng lại gặp nhau. Bề ngoài thì thiên trường ca chấm dứt với một đoạn kết có hậu. Nhưng đó hoàn toàn không phải là cái hạnh phúc mà  Kiều và  Kim Trọng hằng mơ ước. Tuổi trẻ của họ đã bị vùi dập. Một lần  nữa lại lộ rõ cách đánh giá bi quan của nhà thơ đối với thực tại  đương thời. Cái kết có hậu của thiên trường  ca có tính chất giả tạo: tác giả cố cho thấy rằng các nhân vật đã  chịu  yên phận. Ở đây chúng ta gặp phải cái mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn Du, mâu thuẫn giữa tính chất chủ động của lý tưởng nhân đạo (Từ-Hải) với triết lý phục tòng số mệnh của Phật giáo mà tác giả đã đi theo.

Trong thiên trường ca của Nguyễn Du, cũng có những mô-típ định mệnh chủ nghĩa. Theo ý nhà thơ, nguyên nhân đầu mối của những nỗi gian truân của Kiều là chữ mệnh, là cái "karma". Song điều đó không hề cản  trở nhà thơ phản ánh một  cách hiện thực cuộc sống và tính quy luật của nó. Các lực lượng huyền bí không hề can dự tới quá trình diễn biến của các sự việc trong thiên trường ca, nó chỉ là một phương tiện để tác giả giải  thích nguyên nhân các nỗi thống khổ của nàng Kiều. Cách giải thích này chủ quan, vũ   đoán và không được  cuộc  sống  hiện thực phản ánh trong tác phẩm xác nhận. Vì cũng cùng những sự việc ấy mà nhìn nhận theo  một quan điểm khác thì có thể đưa ra  một cách giải thích đúng đắn, duy vật. Trung thành với sự thật trong cuộc sống — đó là một thắng lợi lớn  của khuynh hướng hiện thực vốn có trong bản chất của thiên trường ca Đoạn trường tân thanh  và toàn bộ sáng tác của Nguyễn  Du. Những tư tưởng định mệnh chủ nghĩa bắt nguồn từ Phật giáo lu mờ và lùi về hậu cảnh nếu so với bức tranh tố cáo lớn lao mà ta thấy trong các tác phẩm của nhà thơ trác việt.

Hoài Thanh có viết: "Nguyễn Du chắc chắn vẫn là tên tuổị lớn lao nhất trong  toàn bộ  nền văn học Việt-nam ". Nguyễn Du đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các thế hệ thi nhân Việt nam sau này.

Truyền thống của Nguyễn Du vẫn sống mãi trong nền văn học Việt-nam hiện đại. Nhân dân Việt-nam kính trọng và chân thành   biết ơn nhà thơ lỗi lạc của mình: ngay từ những ngày gian khổ của cuộc kháng chiến anh hùng, hàng năm ở nước Việt-nam dân chủ cộng hòa đều có lễ  kỷ niệm Nguyễn Du rất trọng thể. Ước nguyện thầm kín của Nguyễn Du biểu hiện trong mấy câu thơ sau đây đã được thực hiện sớm hơn là thi hào ức đoán :

Bất  tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như ?