Nguyễn Du

Loading...

Người say mê quê hương cụ Nguyễn

Nguyễn Đăng Việt sau khi rời bục giảng trở về quê, anh tìm đến tôi là để trải nghiệm nhiếp ảnh, khi đã nắm chắc kỷ năng nhiếp ảnh anh rủ tôi sang huyện Nghi Xuân để tác nghiệp. Hồi đó, chúng tôi phải đạp xe qua cầu phao Bến Thủy rẽ về làng Tiên Điền với nhiều cầu cống, đường sá gập ghềnh khó đi. Vì quá yêu miền quê gió cát của Đại thi hào nên chúng tôi không quản mệt nhọc, đói khát.
 
 
Tình yêu quê hương Nguyễn Du với tác phẩm nổi tiếng Truyền Kiều đã ấp ủ trong anh để làm được một việc gì thể hiện tình cảm đối với Thi hào. Nguyễn Đăng Việt muốn giới thiệu mảnh đất Nghi Xuân Bát Cảnh địa linh nhân kiệt với nhiều Danh nhân trong đó có Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du và Truyện Kiều. Với đôi mắt nhạy cảm của một nhà nhiếp ảnh và vốn am hiểu Truyện Kiều anh đã đắm chìm trong không giản của làng quê Tiên Điền và khu lưu niệm Nguyễn Du.
 
 
Thường chúng tôi xuất phát từ thành phố Vinh vào những ngày trời nắng đẹp khi đến khu lưu niệm phía bắc là cầu Nguyễn và ngọn Tiểu Khê dưới dòng nước đàn vịt đang bơi lội kiếm ăn, trên bờ bóng người nông dân lững thững chăn dắt vịt. Chúng tôi lọt vào khu lưu niệm, cây muỗng cao to, tán lá xum xuê từ hàng trăm năm, phía dưới bia đá Nguyễn Quỳnh cùng thời Nguyễn Nghiễm nhà lưu niệm Nguyễn Du được ôm ấp bởi cây Tùng cây Bách cổ kính. Nhà Tư văn dưới nắng thu vàng tỏa sáng, lan xa, lan rộng như sự nghiệp văn chương của cụ. Nhà thờ Nguyễn Du u tịch thâm nghiêm lặng lẽ.v.v…ra cổng sau khu lưu niệm đi qua đền thờ Nguyễn Nghiễm với 2 con voi phủ phục trước cửa đền. Mộ cụ Nguyễn Du được xây cất trang nghiêm dưới trời mây lộng gió. Mỗi lần về mảnh đất Tiên Điền, nghe Đăng Việt nói về Truyện Kiều tôi càng hiểu sâu sắc giá trị của những áng thơ văn nổi tiếng của Nguyễn Du. Ông đã vẽ nên một bức tranh xã hội, người cùng cực bị đối xử tàn tệ, nhất là người phụ nữ trở thành nạn nhân, thành hàng hóa mua bán mà điển hình là Thúy Kiều. Khi chiều xuống, chúng tôi đứng trên bến Giang Đình ngắm nhìn những cây bần nước, nơi đây Nguyễn Du đã ngồi viết Truyện Kiều, nhìn về phía trời xa gợi nỗi: “Buồn trông cửa biển chiều hôm/thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” . Nhìn về biển Cửa Hội thấy “Song ngư hý thủy” còn giỡn ngoài khơi. Làng quê yên ả với những di tích xưa còn như lưu giữ ẩn hiện đâu đây giữa miền quê yêu dấu này. Nguyễn Đăng Việt: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của một người ham hiểu biết yêu thích thơ văn của Đại thi hào nhất là kiệt tác nổi tiếng Truyện Kiều, đã góp phần vinh danh quê hương Hà Tĩnh, tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam trên thế giới” (Báo Nghệ Tĩnh chủ nhật số 1709 ra ngày 07/7/1991).
 
 
Hồi đó Nguyễn Đăng Việt chụp ảnh bằng máy cơ và phim âm bản, ban đầu anh chụp bằng phim đen trắng về tự làm ảnh để tiết kiệm tiền. Sau chuyển sang chụp ảnh màu, máy ảnh kỹ thuật số chưa ra đời, chưa hề sử dụng photosop. Thật mừng cho anh, ảnh chụp về Quê hương của Đại Thi hào khá đẹp, cảnh vật còn tinh nguyên, đặc biệt là mây, mây bay từ cửa biển qua Giang Đình bay vào Ngàn Hống, hình như cụ Nguyễn đã kéo mây về trên bầu trời Tiên Điền cho Nguyễn Đăng Việt chụp ảnh, mỗi tấm ảnh Nguyễn Đăng Việt bấm máy đều có mây bay rất đẹp, riêng bức ảnh “Quê hương Nguyễn Du” là mây cuồn cuộn ngất trời, mây cồn, mây sóng, mây ấp ủ hồn thơ người con thiên tài, vì quá say mê với miền quê của Đại thi hào mà anh cứ miệt mài, lầm lũi một mình lang thang khắp khu di tích lưu niệm Nguyễn Du để săn tìm ảnh đẹp, gửi niềm đồng cảm sẻ chia với Thi hào. Có người nhìn thấy anh ngồi bệt bên bở cỏ đền thờ Nguyễn Nghiễm hàng tiếng, hàng giờ cho đến khi tối mịt mới lên xe đạp lếch thếch ra về. Họ hiểu nhầm và cho rằng chắc ông này bị tâm thần
 
Sau một thời gian lăn lộn, săn tìm những hình ảnh đẹp, anh đã thu vào ống kính hàng trăm bức ảnh tư liệu nghệ thuật về quê hương của Đại thi hào, anh đã tuyển chọn 12 tác phẩm ảnh để in thành tập lưu ảnh “ Di tích lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du danh nhân văn hóa thế giới” và nhờ họa sỹ Trần Hoàng Trung trình bày mỹ thuật. Người họa sỹ này rất kính trọng Đại thi hào nên đã đưa hết nhiệt tình khả năng để trình bày khá nghệ thuật bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. Sau đó tôi đi với tác giả gặp Giám đốc nhà xuất bản đặt vấn đề in tập bưu ảnh nhưng ông không quyết định được. Chúng tôi gặp Giám đốc Sở văn hóa Thông tin Trần Nhật Tiến ông đồng ý giao cho Công ty vật phẩm văn hóa do ông Đậu Quang Việt, Giám đốc nhận in tập bưu ảnh xinh xắn này, nhân kỷ niệm 226 năm ngày mất của Đại thi hào  với số lượng 5.000 bản. – “Đây là bộ ảnh Danh nhân đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam” (Báo lao động TW ra ngày 19/5/1991).
 
 
Tập bưu ảnh được tỉnh Nghệ Tĩnh phát hành làm quà biếu – bán ở các hiệu sách và khu di tích chỉ một thời ngắn đã không còn nữa. Năm 1994, tôi đưa đoàn nghệ sỹ nhiếp ảnh Trung Quốc sang quê hương Nguyễn Du muốn mua một số tập bưu ảnh này làm quà nhưng không còn, tôi về nhà tìm được một tập biếu đoàn làm kỷ niệm. Nhà văn Đức Ban (nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh) nói: “Bộ ảnh khu lưu niệm Nguyễn Du rất giá trị, muốn làm lại là rất khó đạt…” đúng như thế, vì cảnh quan đã có nhiều thay đổi, đường bê tông hóa, “không còn nền đất cát lốm đốm cỏ xanh” (Minh Huệ) không còn Tiểu Khê, cầu Nguyễn như xưa…
 
 
Khi bộ ảnh vừa ra đời đã được báo chí ca ngợi đưa tin viết bài trong đó có bài viết của nhà thơ Minh Huệ in ở Báo Hà Tĩnh và tuần Báo Văn nghệ (Hội nhà văn Việt Nam) có đoạn kết như sau: Một bộ ảnh thơ – thơ ảnh nhuần nhuyễn tính tư liệu với tính nghệ thuật. Một thành công xuất sắc trong loại hình ảnh tư liệu nghệ thuật danh nhân văn hóa, hứa hẹn có thể vượt qua sự kiểm nghiệm nghiêm ngặt của công chúng và thời gian, mặc dầu như anh nói: “Một tập ảnh nhỏ bé làm sao mà nói đủ, nói hết được miền đất, thân thế và sự nghiệp văn thơ của Đại thi hào”… và cho lời tưởng niệm của Tố Hữu được ghi rất ăn ý ở mảng gấp bìa của bộ ảnh
 
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng thời nghìn thu…”
 
Có phải một hạnh phúc mãi mãi xanh tươi đang “thì thầm” trong tâm hồn Nguyễn Đăng Việt.
Nguyễn Đăng Việt là hội viên Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam nhưng lại chịu ảnh hưởng Đại thi hào Nguyễn Du đã có nhiều sáng tác thơ lục bát, và đã có hai lần đoạt giải của Tuần báo văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam tác phẩm: Lời cỏ non, (19/5/2003) Nắng trong vườn Bác (10/05/2005). Cả hai tác phẩm  của hai cuộc thi đều là thể thơ lục bát truyền thống. Một sự gần gũi sang địa hạt thơ của anh, cảm hứng từ tấm ảnh kết “chiều quê Tiên Điền với hai mảng kim cổ giao duyên”.
 
Chiều ơi bảng lảng dừng dây lát
Để áng thơ Kiều đọng nước mây
 
 
Năm 2012 anh xuất bản tập thơ “Tiên Điền cỏ” gần 100 bài thơ lục bát trong đó có hơn 20 bài viết về thi hào Nguyễn Du do nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép khổ 14,5 x 20,5cm gồm 259 trang. Anh đã đưa toàn bộ tập bưu ảnh “Di tích lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới vào sách, nhưng tiếc là đen trắng chứ không phải màu, đã hạn chế phần nào giá trị bộ ảnh, anh xót xa và tiếc lắm. Ngày 11/4/2012 gia đình thân hữu hầu hết là văn nghệ sỹ sang quê hương Tiên Điền cùng với Ban quản lý khu di tích xin cẩn cáo trước mộ cụ Nguyễn Du. Đây là nghĩa cử của Nguyễn Đăng Việt xin lễ tạ cụ. Nơi quê hương Tiên Điền Hà Tĩnh, nơi đã sinh ra nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng trong nước ta và thế giới, nơi mà Nguyễn Đăng Việt máu thịt gũi gắm thể hiện tình cảm yêu quý sâu sắc đối với thi hào Tiên Điền và quê hương.
 
 
Bùi Xuân Lương (Hội VHNT – Nghệ An)
 
 
                        
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.