Nguyễn Du

Loading...

Ngâm Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, hát Kiều, ru Kiều... sự kỳ diệu trong kho tàng văn hóa dân gian Việt nam.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là câu chuyện của tài mệnh tương đố, câu chuyện của tình đời, dâu bể muôn đời. Ai cũng dễ tìm thấy tâm hồn mình, câu chuyện của mình trong đó. Và trong cuộc sống của người dân Việt Nam có biết bao tình huống để câu Kiều cất tiếng. Người ta đọc, ngâm và hát thơ Kiều. Nhiều điệu thức dân ca Việt Nam, mà ví dặm Nghệ Tĩnh là một ví dụ điển hình, cũng đã từng được nhiều lần cất lên từ thơ Kiều.

Nghệ sĩ - nhà thơ Hồng Oanh hát và ngâm thơ Kiều. Ảnh Văn Thành

Từ những ngày còn nhỏ, tôi thật may mắn được nghe cha tôi, ngâm, vịnh, bói Kiều như thú chơi không thể thiếu đêm giao thừa, ngày xuân và trong những hoàn cảnh khác khi cuộc sống  đổi thay, không gian, thời gian đổi thay thì ngâm, ví đó cũng dựa vào hoàn cảnh cho phù hợp với câu Kiều đó.

Mẹ tôi cũng ru con khi vui thì điệu ru, câu Kiều cũng theo tâm trạng mà thể hiện. Chính vì vậy mà hình như những sinh hoạt của gia đình, quê hương đã thấm sâu vào máu thịt mình.

Những kỷ niệm không thể phai trong lòng mình từ khi còn theo cha, các chú, bà con ra đồng, cấy, gặt, nghe họ hát tôi hát theo và tôi cứ thắc mắc tại sao họ không ở nhà khi dùng cơm xong, rãnh rỗi ngồi hát cho mọi người nghe nhỉ? có nhiều lần tôi hỏi Cha tôi, Chú tôi và điều ai cũng trả lời giống nhau đó là " Con ơi bụng đói cơm ăn không no đi lao động mệt nhọc nên hát và hát nhiều thì làm việc càng lại hăng say hơn con ạ", " không hát lấy sức đâu mà cày" .

Điều đó cứ quanh quẩn quanh đầu tôi, khi lớn lên mình, thực sự chứng kiến ngay bản thâm mình, khi lao động mệt mỏi, một câu Kiều nói đùa một lời hát nghẹo làm cho tâm hồn sảng khoái và thăng hoa thêm, làm việc lại càng hăng say quên cả mệt nhọc, đó là điều kỳ diệu mà tôi đã được trả lời...

Ví dụ:

1. Khi ta đau khổ, buồn tủi phải chia ly người thân quá cố, khi mùa màng thất bát, cái đói trong lòng, ngồi bên bếp củi gốc tre thì chia sẻ với nhau bằng điệu "Ai".

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ  tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

2. Khi lao động ngoài đồng ruộng thì họ dùng điệu lẩy Kiều, hát thơ Kiều, hò Vi, dặm, khi chia xa cất lên điệu hò da diết.

Ơ hò... Bóng chiều như giục cơn buồn

Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo

Dưới dòng nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bòng chiều thướt tha.

Rồi lại lẩy Kiều khi trải nghiệm buồn đau:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ  tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

...Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Rằng: Năm gia Tĩnh triều Minh

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng

Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư cũng nghĩ thường thường bậc trung.

3. Ví dặm Nghệ Tĩnh là điệu hát đặc trưng của vùng xứ Nghệ, là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ, một di sản văn hóa không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày.
Ơ ... tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước lần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

4.  Hay điệu ngâm Kiều cũng không kém phần sâu lắng (câu 85-88)
... Phù phãng chi bấy hoa công

Ngày xanh mòn mỏi mà hồng phôi pha

Sống là vợ khóc người ta

Khéo thay chết xuống làm ma không chồng...!

5. Điệu ru Nghệ Tĩnh là điệu ru phổ biến ở các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, ba fru cháu.

Người mà đến thế thì thôi

Đời phồn hoa cũ là đời bỏ đi

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không.

6. Điệu hò Nghệ Tĩnh (câu 167-170)

Ơ... hò... bóng chiều như giục cơn buồn

Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo

Dưới dòng nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bòng chiều thướt tha.

Tôi lớn lên trong lời ru Kiều thấm đượm của mẹ, của cha. Nguồn mạch vô tận ấy theo toi đi suốt cuộc đời. Đến một thời điểm chín muồi cùa trưởng thành và thấm ngẫmTruyện Kiều, tôi đã một mình làm công việc tưởng chừng quá sức - Đó là  một mình ngâm và hát thơ toàn bộ Truyện Kiều, rồi thu vào 12 đĩa CD audio. Nhiều người khuyên tôi đăng ký kỷ lục này, nhưng tôi mải mê với bao cuộc hành trình của một Nghệ nhân dân gian đi khắp mọi miền, vẫn quên chưa làm điều đó.  Nhưng điều lớn nhất là tôi đã may mắn có dịp được sống tận thẳm nguồn mạch kỳ diệu của một di sẳn văn hóa dân tộc đặc biệt. Và tôi đã có thêm một dịp để mê đắm, trưởng thành.

Truyện Kiều với thể thơ lục bát truyền thống, giàu cảm xúc, giàu tính nhạc... càng dễ đi vào lòng người khi được ngâm, hát bằng các thức điệu truyền thống. Đó chính là một nguồn mạch vô tận của hát thơ và dân ca. Nguồn mạch vô tận của trải nghiệm tình đời, của tuệ giác, của yêu thương...

 

Nguyễn Hồng Oanh

 

 

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.