Nguyễn Du

Loading...

Một số bút tích của Tể tướng Nguyễn Nghiễm

Nguyễn Nghiễm (1708-1776) là con trai thứ 2 của Lĩnh Nam Công Nguyễn Quỳnh và là thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du. Ông là một nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà sử học uyên bác và là người đứng đầu về cử nghiệp, khoa bảng của họ Nguyễn - Tiên Điền. Đậu tiến sĩ năm 1731, làm Tế tửu Quốc tử giám năm 1742, năm 1762 được thăng Tể tướng và có gần 50 năm hoạt động trên chính trường Lê - Trịnh, dù làm tướng võ hay làm tướng văn, ở chức nào Nguyễn Nghiễm cũng được triều đình Lê – Trịnh hết sức trọng vọng. Sau khi trí sĩ được thăng Đại tư đồ, lúc mất được vua ban thụy Trung Cần, bao phong Trung đẳng phúc thần. Ông đã để lại nhiều trước tác có giá trị như "Quân trung liên vịnh", "Xuân Đình tập vịnh", "Cổ lễ nhạc thi văn",  bài phú "Khổng tử mộng Chu công" và “Lạng Sơn thành đồ chí”... Ngoài những trước tác có giá trị thì một số bút tích của ông hiện còn được bảo tồn ở số địa phương.
 
Đền thờ Tể Tướng Nguyễn Nghiễm (Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh)
 
1. Văn Miếu Quốc Tử  giám Hà Nội:
 
- Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760):
 
Chánh Tiến sĩ khoa Tân Hợi, giữ chức Nhập thị Tham tụng, Thiếu bảo, Công bộ Thượng thư kiêm Quốc Tử giám Tế tửu, Nhập thị Kinh diên Xuân Nhạc hầu Nguyễn Nghiễm vâng sắc soạn. Bia dựng vào tháng trọng xuân, tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763), triều Hoàng Lê.
 
- Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 (1766):
 
Chánh Tiến sĩ khoa Tân Hợi, Nhập thị Tham tụng, Công bộ Thượng thư Thái tử Thái bảo Xuân Nhạc hầu Nguyễn Nghiễm vâng sắc soạn. Bia được lập vào tiết gia bình (tháng chạp) năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), triều Hoàng Lê.
 
- Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30 (1769):
 
Ân tứ Tiến sĩ Cập đệ khoa Nhâm Thìn (1752), Hàn Lâm viện Thừa chỉ Quốc Tử giám Tư nghiệp Dĩnh Thành bá - bề tôi: Lê Quý Đôn vâng sắc soạn; Ân tứ Chính Tiến sĩ khoa Tân Hợi Nhập thị Tham tụng, Công bộ Thượng thư kiêm Quốc Tử giám, Thái tử Thái phó Xuân Quận công bề tôi Nguyễn Nghiễm vâng sắc nhuận.
 
Bia dựng vào tiết mạnh đông (tháng 10) năm Cảnh Hưng thứ 30, triều Hoàng Lê (1769).
 
- Bích Ung đại chung:
 
Vào năm Đinh Hợi (1767) Nguyễn Nghiễm phụng chuẩn giữ chức Tri Quốc Tử giám, đốc suất các quan tế tửu, Tư nghiệp ngày ngày tới nhà Thái Học, hội họp Giám sinh để giảng giải kinh sử, lấy các ngày sóc (mòng 1), vọng (15) hàng tháng để tổ chức tập nghiệp. Chọn các ngày tứ vọng (15/2, 15/5, 15/11 Âl)là ngày khảo thí, ai đỗ trong đợt khảo thí thì được cân nhắc chức quan, nhờ đó Nho phong dần được chấn hưng, phát triển. sau khi nối ngôi vương chúa Trịnh Sâm muốn làm một cuộc đại chấn hưng về văn trị, nhằm khẳng định vị thế của Nho học đương thời, xứng đáng là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, vào tiết đông chí (14 tháng 11 âl), năm Mậu Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29 (1768), Nguyễn nghiễm phụng mệnh đúc 5 quả chuông (1 chuông lớn, 4 chuông nhỏ). Nội dung khắc trên thân chuông do Nguyễn Nghiễm Soạn. Đệ Tam giáp khoa Mậu thìn (1748), Hoằng tín Đại phu, Nhập thị Bồi tụng Tri lễ phiên, Hàn lam viện Thị độc, Hành binh bộ Hữu Thị lang, Ngự sử Thiêm đô Ngự sử, Kiêm Quốc Tử giám Tế tửu Quốc sử Toàn vu Vũ Miên  và Đệ Tam giáp Tiến sĩ khoa Canh Thìn  (1760), Triều liệt Đại phu Hàn lâm viện Thị giảng kiêm Quốc Tử giám Tế tửu, Quốc sử Toản tu Nguyễn Lệ (Nguyễn Khản) cùng giám sát việc đúc chuông.
 
Bên cạnh việc đúc chuông Nguyễn Nghiễm còn tự viết bức đại tự bằng gỗ với 4 chữ “Cổ kim nhật nguyệt”, hiện đang được lưu giữ tại văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội.
 
2. Tỉnh Hà Tĩnh:
 
- Đàn tế và bia Nguyễn Quỳnh (Tiên Điền, Nghi Xuân): Năm 1762, sau khi nhận chức Tể tướng được 4 tháng, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, Nguyễn Nghiễm cùng em trai là Nguyễn Trọng, con trai là Nguyễn Khản cùng con cháu đã lập đàn tế, dựng bia đá tại khu vườn tưởng niệm của dòng họ để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Bia được dựng vào mùa Thu năm Nhâm Ngọ (1762),
 
- Văn bia cầu Tiên (Tiên Điền - Nghi Xuân): Nội dung văn bia ghi lại sự kiện bắc Cầu Tiên bằng đá phục vụ việc đi lại của người dân trong vùng.
 
Đệ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), giữ chức Thhình Hiến sát sứ xú Thanh Hoa là Nguyễn Hy Tư, người làng Tiên Điền soạn.  Hoành Từ Thị nội Văn chức, Tri phủ phủ Thiệu Thiên người Uy Viễn họ Đặng (Đặng Sĩ Vinh)  và Hoành từ Thị nội Văn chức, Hiến Sát Phó sứ xứ Sơn Nam  người Uy Viễn họ Đặng (Đặng Thái Bàng) cùng phối hợp bắc cầu. Thị nội Văn chức Giám sinh Nguyễn Trong, người làng Tiên Điền và nho sinh trúng thức Đặng Duy Phiên ngời Uy Viễn cùng giám sát đốc công.
 
Cầu Tiên được làm trong thời gian từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thân  niên hiệu Cảnh hưng thời Lê năm thứ nhất (1740).
 
- Văn bia “Tích thiện Gia huấn”: Văn bia đặt trong khuôn viên nhà thờ và mộ  Nghi Lĩnh hầu Nguyễn Trọng (Tiên Điền - Nghi Xuân). Nội dung do Nguyễn Nghiễm soạn, bia được dựng vào ngày tốt tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765).
 
-Văn bia tại nhà thờ họ Nguyễn (Kim Lộc, Can Lộc): Nội dung văn bia ca ngợi Quan Cánh Tiết tướng Quân Hổ bôn vệ phó quản lịnh Nguyễn Bật Xuân (hậu duệ của tiến sĩ Nguyễn Bật Lượng - người làng Tiên, xã Cương Gián, H. Nghi Xuân - đỗ tiến sĩ năm Đinh Sửu (1577) làm đến chức Thái Thường Tự Khanh) và công đức của bà Nguyễn Thị Chiêm - vợ của Quản lệnh Nguyễn Bật Xuân trong việc răn dạy con cái trưởng thành.
 
Ngày tốt tháng 9 năm Bính Dần, hiệu Cảnh Hưng (1746), Tứ Tân Hợi khoa Đệ nhị giáp Tiến sĩ, đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, phụng sai Nghệ An xứ kiêm Bố Chánh châu thị tham trí quân thú hiệu Tịnh Trấn cơ chi quan, Công bộ Hữu thị lang, Xuân Lĩnh Hầu, Nghi Xuân Nguyễn (Hy Tư) bái soạn.
 
- Bức trường mừng thọ mẹ Thám hoa Nguyễn Hy Oánh (Kim Lộc,Can Lộc).
 
Năm Nhâm Thìn (1772), bà Phan Thị Trừu (1693-1775) là mẹ của Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh chuẩn bị mừng thọ 80 tuổi, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm có Bức trướng mừng thọ bà.
 
Dưới bài thơ mừng thọ, bức trướng đề: Ngày tốt tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1772) Lê Triều Cảnh Hưng. Thông quyến Xuân Quận công, Nghi Xuân, Tiên Điền, Nguyễn Hy Tư, Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chính Tiến sĩ, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, vào chầu chức Tham tụng, hầu Kinh diên Tri Quốc Tử Giám, Trung thư giám kiêm Tri Đông các Quốc sử Tổng tài, Hộ bộ Thượng thư, Hành lễ bộ sự, Đai Tư đồ trí sĩ.
 
Bức trướng hiện nay do con cháu họ Nguyễn Huy - Trương Lưu lưu giữ.
 
3. Tỉnh Thái Bình:
 
Bia “Tiên Hưng phủ Thần Khê huyện các xã từ vũ bi ký” tại đền thờ Đền thờ Quận công Phạm Huy Đĩnh (xã Chương Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) có kiểu dáng trụ tròn chất liệu đá thanh, chữ được khắc quanh thân bia ghi lại công lao, đức độ của Quận công Phạm Huy Đĩnh đối với quê hương, đất nước, nội dung do Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772).
 
4. Tỉnh Bắc Giang:
 
- Văn bia ở từ đường ngài “ Tiên Chính Đực tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Đô Chỉ huy sứ Hiển quận công, tặng Đô Hiệu Điểm ty Tả Hiệu Điểm Dương công” (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
 
Chính Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), Đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu, Nhập thị Tham Tụng, Hộ bộ Thượng Thư, Tri Trung thư Giám kiên Tri Đông các, Quốc sử Tổng tài Đại tưtrí sĩ khởi phục Xuân Quận công Nguyễn Hy Tư soạn. Ngày tốt tháng 5 Giáp Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng triều Hoàng Lê thứ 35 (1774).
 
- Văn bia Tân tạo Đại Tư đồ Hoàng Thái công sinh từ bi ký, tạo dựng năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), do Tsĩ Nhữ Công Toản soạn văn năm 1762 và Xuân Lĩnh hầu Nguyễn Nghiễm nhuận sắc”.
 
5. Tỉnh Hưng Yên:
 
- Văn bia tại đền thờ Thượng thư Dương Công Thụ  (xã Lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên). Nội dung văn bia ghi lại công đức của vị Thượng thư họ Dương có tên húy là Chú, tự Nhữ Lâm, tên hiệu là Độn, thụy là Ôn Nhã, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731) niên hiệu Vĩnh Khánh.  
 
Tân Hợi khoa Chánh Tiến sĩ, Nhập nội thị Bồi tụng, Tả Tư Khấu, Xuân Lĩnh hầu Nguyễn Nghiễm soạn. Văn bia được dựng vào ngày tốt tháng mạnh thu (tháng 7) năm Cảnh Hưng thứ 20 triều Hoàng Lê (1759).
 
6. Thành phố Hội An:
 
Thơ đề tại Quan Thánh miếu Hội An, tháng  3 năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Nghiễm và Quận Việp hợp quân tiến vào Quảng Nam, khi đưa quân đến Hội An, Nguyễn Nghiễm đã đến thăm miếu Quan Phu tử (miếu Quan Công) và cảm khoái làm hai bài thơ:
 
Bài thứ  nhất  “Sư đề Hội An phố đề quan Phu  tử miếu” vào thời gian tết Đoan Dương (5/5) năm Ất  Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Dưới bài thơ ghi rõ, Ân tứ Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, phụng mệnh giữ chức Tả tướng quân, Nhập thị Tham tụng Hộ bộ Thượng thư, Tri Đông các kiêm  Tri Trung Thư giám, Quốc sử Tổng tài Đại Tư Đồ trí sĩ khởi phục, Trung tiệp quân doanh Xuân Quận 7ông Nguyễn Hy Tư phủ đề thơ; Bài thứ hai “Quan Phu tử miếu tán” vào mùa hè năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng, Tả tướng quân Hồng Ngư cư sĩ đề.
 
Cả hai bài thơ được Nguyễn Nghiễm sai thợ khắc thành tấm hoành phi treo lên trên bái đường ngôi miếu.
 
6.Tỉnh Thanh Hóa:
 
Bút tích ở động Hồ Công (xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa): Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài thuộc xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa từng được nhiều vua chúa, danh sĩ trước đây đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá, ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Trong khoảng thời gian từ năm 1750 đến năm 1754, Nguyễn Nghiễm sau khi chinh phạt Ai Lao trở về đã đến thăm động Hồ Công và khắc trên đá bài thơ “Hồ ngọc động”. Hiện nay trên vách đá phái bên phải cửa động vẫn còn 4 chữ “Sơn bất tại cao”, với ý rằng: núi không cao mà có tiên tất linh thiêng/ sông không sâu mà có rồng tất ứng nghiệm.
 
Đến nay, tìm hiểu từ các nguồn tài liệu: Cuốn Văn Miếu Quốc Tử giám và 82 văn bia Tiến sĩ (Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử giám, năm 2002), Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2006), Danh gia xứ Nghệ Đại tư đồ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (Ban QLDT Nguyễn Du - Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế, NXB Thuận Hóa, năm 2015), Gia phả họ Nguyễn -Tiên Điền (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học -NXB Văn học, năm 2016), Văn bia Hà Tĩnh (Sở VHTT Hà Tĩnh, năm 2007) cùng nguồn tài liệu điền dã, sưu tầm bước đầu sơ bộ thống kê về bút tích trên các chất liệu (đá, gỗ, vải...) của Tể tướng Nguyễn Nghiễm hiện được bảo tồn ở một số địa phương, gồm có: Văn bia: 12 (trong đó có 02 văn bia, Nguyễn Nghiễm đảm nhận việc nhuận sắc); Đại tự, hoành phi: 03; Chuông đồng: 01; Thơ đề trên vách đá: 01; Trướng mừng thọ: 01. Việc tìm hiểu, sưu tầm bút tích hiện tồn của Tể tướng Nguyễn Nghiễm là một công việc cần nhiều thời gian, sự liên kết với các tổ chức, cá nhân tại nhiều địa phương. Do đó công việc khảo sát cần tìm hiểu kỹ nhằm có những phát hiện mới và điều chỉnh, bổ sung một cách thống nhất trong việc xây dựng bộ sưu tập (thác bản) một cách cụ thể, khoa học để phục vụ tốt công tác trưng bày và nghiên cứu.
 
 
Bách Khoa (Sưu tầm -Tổng hợp)
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.