Nguyễn Du

Loading...

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Đại hội lần thứ V.

Ngày 01/11/2015, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2019.
 

Tổng thư ký liên hiệp các Hội Unesco Thế giới Nguyễn Xuân Thắng đón nhận Bảng vàng từ Ngài Federico Mayor Chủ tịch Liên hiệp các Hội Unesco Thế giới 

 

Tới dự có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính phủ, đại diện Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Bộ công An ,Bộ VHTT&DL, Bộ tài chính, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới cùng 600 đại biểu đại diện cho 10.000 hội viên chính thức của Liên hiệp.
 
Đại hội lần thứ V Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phong trào UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam, đánh dấu một chặng đường xây dựng và phát triển.
 
Đại hội đã sôi nổi thảo luận tổng kết, đánh giá các hoạt động của Liên hiệp trong nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tiếp tục đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của tổ chức để hoạch định cho sự phát triển trong giai đoạn 2015-2020. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành cho nhiệm kỳ mới và sửa đổi bổ sung Điều lệ, chức năng của Liên hiệp cho phù hợp với tình hình mới.
 
 Đại hội cũng để ra kế hoạch, phương hướng hoạt động của Liên hiệp trong nhiệm kỳ mới 2015-20120: Phát triển mạng lưới hội viên, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO, kiện toàn bộ máy tổ chức, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị thành viên để toàn Liên hiệp ngày càng vững mạnh, tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động và sự kiện của đất nước, đáp ứng nguyện vọng tham gia hoạt động UNESCO phi chính phủ của cộng đồng. Đại hội cũng đã vạch ra chương trình phối hợp với các Bộ Ban, ngành hữu quan có liên quan tiến hành việc bổ sung sửa đổi chức năng và nhiệm vụ của Liên hiệp cho phù hợp với tình hình mới; phối hợp, hỗ trợ, hợp tác hoạt động với Liên hiệp UNESCO Thế giới, với tổ chức UNESCO, các Liên hiệp UNESCO quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế nhằm phát huy vai trò, uy tín và tạo vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp vào phong trào chung của Liên hiệp UNESCO thế giới.
 
 

  Ông Nguyễn Xuân Thăng, Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

 

Đại hội toàn quốc nhiệm kỳ lần thứ V đã  bầu Ban chấp hành, gồm 33 ủy viên.
 
Nhà ngoại giao, Nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO thế giới tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
 
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đường, Tiến sỹ Phan Huy Phú, Nhà báo Trần Văn Mạnh, Tiến sỹ - Nghệ sĩ Nhân dân  Phạm Thị Thành được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
 
Các ủy viên thường vụ Ban chấp hành Liên hiệp gồm: Ông Đoàn Anh Tuấn, ông Trịnh Yên, bà Nguyễn Thị Hồng Hải, ông Lê Văn Tuấn, ông Nguyễn Xuân Thiết, ông Nguyễn Hùng Sơn. Và các ủy viên 
 
Cách đây 22 năm, vào tháng 3-1993, Ngài Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO trong chuyến thăm Việt Nam đã mang theo một sáng kiến quan trọng đề xuất với Chính phủ Việt Nam đó là khuyến nghị  của tổ chức UNESCO về việc cho ra đời một tổ chức phi chính phủ mang tên UNESCO. Tổ chức có mục đích phấn đấu vì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo lý tưởng hòa bình cao quý và các tiêu chí tiến bộ của UNESCO.
 
Sáng kiến đó được Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đón nhận. Tháng 8 cùng năm Thủ tướng chính phủ ký quyết định cho ra đời Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam. Và, tháng 10 năm đó, Hiệp hội chính thức đi vào hoạt động bằng một đại hội sáng lập thành công rực rỡ. Kể từ đó, với sự đóng góp của nhiều thế hệ hội viên và ban chấp hành, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tiến bước với những thăng trầm, gian nan nhưng cũng rất vẻ vang và đáng tự hào.
 
Từ một tổ chức ban đầu chỉ có vài chục hội viên chính thức, hoàn toàn bỡ ngỡ với một lĩnh vực hết sức mới mẻ là hoạt động UNESCO phi chính phủ, sau 20 năm liên tục phấn đấu Liên hiệp đã không ngừng phát triển, đón nhận được sự ủng hộ của nhân dân đặc biệt là trí thức Việt Nam.
 
Hiện nay Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có hơn 10 nghìn hội viên chính thức và 150 nghìn hội viên tham gia khắp cả nước với hàng trăm hoạt động lớn nhỏ được tổ chức mỗi năm. Hiện nay, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã thực sự trở thành một tổ chức của nhân dân, được nhân dân yêu mến, có vị trí và uy tín trong lòng nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế, đóng góp thiết thực vào các mục tiêu văn hóa, kinh tế và xã hội cho đất nước. Liên hiệp vinh dự ba lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động và vinh dự là cánh tay nối dài trong công tác UNESCO của Chính phủ trong nhân dân.
 
Về mặt quốc tế, hiện nay Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được đánh giá là một trong những tổ chức mạnh hàng đầu của phong trào UNESCO phi chính phủ ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Từ nhiều năm nay, đại diện của Liên hiệp luôn giữ vững vai trò lãnh đạo cao nhất của phong trào UNESCO phi chính phủ thế giới và khu vực. Tại Đại hội lần thứ 9 của Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 7/2015, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được bạn bè quốc tế nhất trí bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ giữ chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới nhiệm kỳ 2015-2019.
 
Với những đóng góp thiết thực và vô tư với phong trào UNESCO phi chính phủ quốc tế, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã thể hiện được vị thế tích cực của mình trong công tác đối ngoại nhân dân, góp phần đưa hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, gióp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc vì mục tiêu hòa bình và phát triển.

 

 Bách Khoa – Đình Hiếu

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.