Nguyễn Du

Loading...

Kinh Phật cách nay 2.000 năm được triển lãm tại Việt Nam

Du khách và Phật tử gần xa được tận mắt chứng kiến bản kinh cổ viết tay trên lá bối còn gần như nguyên nét mực, dù đã có từ 2.000 năm trước.
 
Kinh Phật được bọc trong lồng kính cẩn thận - Ảnh: Văn Dinh
 
Sáng 26-4, Triển lãm Tam tạng kinh Phật khắc trên lá bối khai mạc tại chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
 
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn du khách và Phật tử đã đổ về chùa Huyền Không để được tận mắt chiêm ngưỡng bộ thủ bản kinh Phật cổ xưa có niên đại từ 2.000 năm trước.
 
Ngoài đại diện Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chư tăng trên cả nước, còn có nhiều vị khách quốc tế đến tham dự triển lãm.
 
Đó là ngài trưởng lão Phra Brahmsiddhi - Ủy viên Hội đồng Tăng già tối cao Giáo hội Phật giáo Thái Lan; Ngài trưởng lão Phra Thepbodhivides - trưởng ban Hoằng pháp hải ngoại khu vực Ấn Độ -Nepal cùng những chư tăng, Phật tử và đông đảo phóng viên đến từ Thái Lan, Lào…
 
Bản kinh Phật có những tờ (lá) là các đoạn trong Tạng kinh, Tạng vi diệu pháp, Tạng luật và các bản kinh của Mahayana, tất cả được bọc bởi một lồng kính nhỏ. Đây là những cổ vật được khai quật, có niên đại cách đây khoảng hơn 2000 năm.
 
Những thủ bản triển lãm là một phần trong bộ sưu tập Schoyen (tên nhà sưu tập, học giả người Na Uy) được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy và được Giáo hội Phật giáo Thái Lan đề bạt chính phủ Na Uy cho mượn để triển lãm ở Thái Lan, các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.
 
Hòa thượng Thích Thiện Tâm - phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: ‘‘Nhiều người chắc hẳn chưa quên hai tượng Phật cổ, lớn nhất thế giới đã bị chính quyền Taliban đánh sập ngay năm đầu tiên của thế kỷ 21.
 
Vụ việc đã để lại bao sự bàng hoàng, xót xa và phẫn nộ cho cả thế giới. Cũng chính gần vùng đất có hai tượng Phật bị đánh sập ấy, người ta tìm thấy được những bản kinh cổ viết trên lá bối. Kinh được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan, về sau cổ vật ấy thuộc bộ sưu tập Schoyen lưu giữ tại Na Uy.’’.
Trước đó, khi tham dự hội nghị về Hòa bình thế giới tổ chức tại Học viện Phật giáo quốc tế Sitagu, Sagaing, Myanmar vào tháng 1-2016, Thượng tọa Pháp tông (trụ trì chùa Huyền Không) đã được chiêm bái cổ vật này. Nhận ra tầm quan trọng của cổ vật, thượng tọa liên hệ, trao đổi ý kiến với ông Siam Saenkhat - viên chức của chính phủ Na Uy  để mượn về tổ chức triển lãm tại Việt Nam.
 
Thượng tọa Pháp Tông chia sẻ: ‘‘Thật vui khi bản kinh Phật nằm trong hệ thống di sản văn hóa nhân loại của UNESCO được đem về cố đô Huế, là vùng đất có truyền thống về Phật giáo. Chúng ta đã từng nghe về những cuốn sách cổ được tìm thấy, nhưng xa xưa lắm cũng chỉ nghìn năm nhưng đây là bản kinh Phật có niên đại những 2.000 năm. Đây là một bảo vật vô giá; một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước”.
 
Cuộc triển lãm nhằm chào mừng Festival Huế 2016, sẽ diễn ra đến hết ngày 27-4.
 
 
Theo VanDinh/tuoitre.vn
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.