Nguyễn Du

Loading...

Kiệt tác "Truyện Kiều" trên sân khấu Nhà hát Lớn, Hà Nội

Trong 02 đêm (11, 12/8), vở “Kiều” do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam trình diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội đã thu hút đông đảo công chúng yêu nghệ thuật sân khấu Thủ đô tới thưởng thức.
 

 
Vở kịch được nhà văn Nguyễn Hiếu chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du do NSND Anh Tú đạo diễn với sự thể hiện của các diễn viên trẻ Nhà hát Kịch Việt Nam như Diễm Hương, Tô Dũng, Quỳnh Hoa… cùng các diễn viên giàu kinh nghiệm: NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Thúy Phương, NS Hồ Liên,… 

Vở kịch tái hiện cuộc đời của nàng Kiều từ khi bán mình cứu cha cho tới khi nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn sau 15 năm bị vùi dập, trôi dạt. Với những nhân vật: Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến đến Tú Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh… kịch “Kiều” vẫn chuyển tải trọn vẹn câu chuyện về nàng Thúy Kiều đến khán giả hôm nay.
 

 
Vở “Kiều” được NSND Anh Tú dàn dựng với nhiều lát cắt mới về nghệ thuật nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của nguyên tác. Vở diễn phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ. Thông qua câu chuyện cuộc đời nàng Kiều, vở diễn cũng ca ngợi vẻ đẹp con người, đó là vẻ đẹp của tài sắc, tình yêu, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung… 

Vở diễn được dàn dựng với nhiều thử nghiệm mới khi kết hợp những hình thức hát, múa và những động tác hình thể… Đặc biệt trong vở diễn này, đạo diễn – NSND Anh Tú đã mạnh dạn phá bỏ những bục bệ vốn thấy trên sân khấu và thay vào đó là hình ảnh hoa sen được sử dụng gần như chủ đạo từ đầu đến cuối vở diễn. Hình ảnh hoa sen mang hàm ý như cuộc đời một con người: lúc hé mở ban đầu, lúc sung mãn, lúc cao trào, lúc tàn khô, héo úa… nhưng vượt lên trên tất cả chính là sự dâng hiến những cái đẹp, cái tinh túy nhất cho tình yêu, cho cuộc đời…

Cùng với đó, “Kiều” còn là câu chuyện mang tính dự báo khi quyền lực bẩn, đồng tiền bẩn lên ngôi thì những giá trị về đạo đức, giá trị về con người sẽ bị truất ngôi.
 

 
Nối tiếp thành công của những tác phẩm đã biểu diễn trước đó, vở “Kiều” một lần nữa góp phần khẳng định thương hiệu Nhà hát Lớn Hà Nội - không gian văn hóa sang trọng bậc nhất của Thủ đô, địa chỉ đỏ để khán giả Việt Nam và quốc tế thưởng thức các chương trình nghệ thuật, các tác phẩm sân khấu tiêu biểu do nghệ sĩ Việt Nam và thế giới biểu diễn. Từ nghệ thuật biểu diễn, khán giả trong nước và quốc tế sẽ hiểu sâu sắc hơn, trân trọng hơn những tinh hoa văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các thế hệ đã tích tụ, bồi đắp theo chiều dài lịch sử dân tộc. 

Một số hình ảnh trong vở "Kiều" trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội:

 
 
 

 
Theo Anh Vũ/cinet.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.