Nguyễn Du

Loading...

Khởi công và phát mộc nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Sáng 25-4, UBND huyện Yên Dũng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khởi công và phát mộc công trình nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.
 
 
Công trình nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng trong khu quy hoạch chi tiết chùa Vĩnh Nghiêm, nằm cạnh Tam Bảo, với tổng diện tích hơn 330m2, gồm hai khối nhà chính được làm bằng gỗ lim Nam Phi loại I.
 
Công trình được kiến trúc kiểu tàu đao bốn mái, thượng chồng rường cốn mê, hạ con trồng xà nách bẩy. Nhiều hạng mục được trạm khắc trang trí hoa văn theo lối truyền thống của đình, chùa cổ như hoa sen, hoa lá tây, tứ quý; vách đố lụa bằng gỗ; mái lợp ngói mũi hài phục chế… Công trình có tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (tháng 2-2017).
 
Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hoàn thiện, đi vào hoạt động không chỉ góp phần giữ gìn, bảo quản và phát huy giá trị to lớn của mộc bản - di sản tư liệu thế giới - mà còn làm cho quần thể di tích, di sản hoàn thiện hơn, linh thiêng hơn, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của các chư tăng, phật tử, nhân dân, chính quyền địa phương và cũng là báo đáp công đức của các vị Trúc Lâm Tam Tổ - người xây dựng lên Trường đại học Phật giáo đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
 
Chùa Vĩnh Nghiêm hay còn gọi là chùa Đức La thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ ( đầu thế kỷ 11), đến thế kỷ 13, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho xây dựng mở rộng. Chùa gồm nhiều công trình, kiến trúc độc đáo, tinh tế với nhiều giá trị văn hóa phi vật thể còn được lưu giữ đến ngày nay. Trong đó, Bộ mộc bản gồm 3.050 bản với 34 đầu sách chứa đựng những giá trị to lớn về ngôn ngữ, văn học, y học, phong thủy và thẩm mỹ học được khắc ngược do những người thợ tài hoa và am hiểu sâu sắc về văn hóa chế tác; chất liệu được dùng bằng chính những cây gỗ thị trồng trong khuôn viên chùa.
 
Năm 2012, mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm vinh dự được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
 
Theo Đặng Giang/nhandan.com.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.