Nguyễn Du

Loading...

Khi các Đại sứ nước ngoài 'mê' hầu đồng ở Việt Nam

Vừa qua, lần đầu tiên, một phái đoàn ngoại giao với sự tham gia của 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại Phủ Dầy (Nam Định) để được tận mắt thưởng thức nghi lễ hầu đồng của đạo Mẫu.
 
 
Các nhà ngoại giao chắm chú xem hầu đồng
 
Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cuối tuần qua đã phối hợp với lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức cho đoàn ngoại giao gồm 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao của đại sứ quán các nước tại Việt Nam tham gia chương trình Hành trình ba đạo (Đạo Mẫu - Đạo Thiên chúa - Đạo Phật) với các điểm đến là Phủ Dầy (Nam Đinh) - Nhà thờ Đá Phát Diệm - Chùa Bái Đính Ninh Bình cùng danh thắng Tràng An - quần thể di sản hỗn hợp đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 
 
Mục đích của chương trình này là tìm hiểu về Đạo Mẫu trong thực thi tại nơi Phủ Dầy, nơi chiếm vị trí linh thiêng số 1 trong Đạo Mẫu Việt Nam. Lần đầu tiên, các đại sứ đến từ Mỹ, Mexico, Venezuela, Thái Lan, Bỉ... 
 
Thanh đồng Trần Thị Huệ làm "mãn nhãn" các đại sứ và du khách nước ngoài
 
Trong khuôn khổ chương trình, các nhà ngoại giao của đại sứ quán các nước tại Việt Nam không chỉ được xem những màn hóa thân, nhập đồng vào những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc mà còn được thấy cả một nền văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ âm nhạc truyền thống, ngôn ngữ múa cùng những trang phục tinh xảo thông qua thanh đồng. 
 
Ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ, Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam cho biết, việc tổ chức chương trình “1 hành trình 3 Đạo” về các miền di sản, trong đó có chương trình xem nghi lễ hát văn-hầu đồng tại Phủ Dầy năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Đặc biệt là khi Việt Nam đang xây dựng hồ sơ di sản đề nghị UNESCO xét công nhận tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào cuối năm nay.
 
Tại buổi trình diễn ở Phủ Dầy tối 26/2, các vị Đại sứ đã được xem và thưởng thức nghi lễ hát chầu văn (hát văn-hầu đồng) với nhiều giá đồng và nghi thức khác nhau do thanh đồng Trần Thị Huệ biểu diễn.
 
Đây là chương trình có ý nghĩa đặc biệt bởi Đạo Mẫu là tính ngưỡng bản địa duy nhất chứa đựng quan điểm về vũ trụ đồng nhất với thờ Mẫu. Và hầu đồng là một nghi lễ của Đạo Mẫu chúa đựng những di sản đặc sắc về văn hóa nghệ thuật dân tộc. Trong chương trình kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, đoàn ngoại giao đã được thưởng thức những nghi lễ đặc sắc nhất trong hầu đồng với 36 giá đồng.
 
Tại buổi trình diễn, các vị đại sứ đã 'mê mẩn', chăm chú không rời mắt các tiết mục hầu đồng của các nghệ sỹ, nhiều người thậm chí còn lấy điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đó. Chia sẻ với báo chí, nhiều vị Đại sứ, đại biện, các nhà ngoại giao cho biết họ thấy chương trình rất hay. “Chuyến đi này rất có ý nghĩa với chúng tôi và bản thân tôi sẽ lưu giữ mãi những khoảnh khắc này”, Đại sứ LB Nga Konstantin Vasilievich Vnukov tại Việt Nam nói.
 
Đại sứ Venezuela Jorge Rondon Uzcategui cho biết, ông bày tỏ lòng cảm ơn và ngưỡng mộ sâu sắc đến các bạn Việt Nam với nghi lễ tuyệt vời này: “Tôi cảm ơn các nghệ sỹ, những người trong đền, những người đã biểu diễn một nghi lễ tâm linh đặc biệt thú vị. Tôi tin rằng tất cả mọi người trong chúng tôi đã cảm nhận được sự tốt lành và các giá trị mà trong nghi lễ hôm nay các thanh đồng đã truyền cho chúng tôi. Nó làm cho tôi nhớ lại Thánh Mẫu Pachemama ở Venezuela”.
 
Cũng tại buổi lễ, bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết, được đến một nơi linh thiêng như Phủ Dầy là một niềm vinh hạnh lớn. 
 
"Hồ sơ của Việt Nam đệ trình lên UNESCO để xét duyệt và công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ được 24 nước thành viên của UNESCO xem xét và quyết định lựa chọn vào tháng 12/2016 tại kỳ họp ở Ethiopia. Rất nhiều Đại sứ của các nước thành viên đó đã có mặt trong buổi tối ngày hôm nay. Tôi xin chúc các bạn thành công với hồ sơ này”, bà Katherine Muller-Marin nói.
 
Trước đó, ngày 28/3/2015, Việt Nam đã gửi hồ sơ 'Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt' tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12 năm nay tại kỳ họp lần thứ 11 của Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 (Công ước 2003) tại Ethiopia.
 
 
Theo Hòa Hậu/doangnghiepvn.vn
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.