Nguyễn Du

Loading...

Khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam”

Sáng 10/01, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải tới dự và cắt băng khai mạc.

 

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải phát biểu tại Lễ khai mạc trưng bày.

 

Trưng bày là lần đầu tiên giới thiệu có hệ thống về các bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Qua đó giúp khách tham quan có cái nhìn tổng thể về sưu tập Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng và khám phá những câu chuyện lịch sử, văn hóa chuyên sâu, hấp dẫn của mỗi bảo vật. Đồng thời có thêm hiểu biết về tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa, những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, khích lệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

 

Những bảo vật được trưng bày lần này gồm có: Trống Ngọc Lũ; Trống Hoàng Hạ; Thạp Đào Thịnh; Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn; Cây đèn hình người quỳ; Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 - 2500 năm); Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, thế kỷ 3 - 4); Chuông chùa Vân Bản (Thời Trần, thế kỷ 13 - 14); Ấn “Môn hạ sảnh ấn” (Thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5, 1377); Bình vẽ thiên nga (Thời Lê sơ, thế kỷ 15); Bia điện Nam Giao (Thời Lê Trung hưng, năm Vĩnh Trị 4, 1679); Trống Cảnh Thịnh (Thời Tây sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh, 1800); Ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827); Tác phẩm “Nhật ký trong tù”; Sách Đường Kách mệnh; Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

Cùng với các bảo vật, trưng bày sẽ giới thiệu các tài liệu khoa học liên quan như: bản vẽ, bản dập hoa văn, hình ảnh minh họa… đồng thời sử dụng những kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ 3D trong việc trình chiếu, các clip giới thiệu quá trình phát hiện và nghiên cứu, ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

 

Nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức Lễ đón nhận mô hình hiện vật Pháo do nhân dân làng Đồng Kỵ (tỉnh Bắc Ninh) chế tác hiến tặng. Pháo làm bằng gỗ, đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m được trang trí tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), chạm khắc tinh xảo, sơn son, thếp vàng. Đây là mô hình Di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội làng Đồng Kỵ trong đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

 

 

Theo T.Thủy/Cinet.vn

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.