Nguyễn Du

Loading...

Khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2020

Sáng ngày 30/01 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Can Lộc tổ chức trọng thể khai mạc Lễ hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2020. Đến dự lễ có: Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Đặng Quốc Vinh; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng đông đảo du khách thập phương, tăng ni phật tử gần xa.

 

 
Chùa Hương Tích (ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) ra đời từ thế kỷ XIII, là địa chỉ văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân địa phương và du khách. Chùa toạ lạc trên đỉnh cao nhất của dãy Hồng Lĩnh, là một trong những thắng cảnh đẹp, được mệnh danh là “Hoan Chân đệ nhất danh lam”.
 
Sự tích chùa Hương Tích gắn liền với huyền thoại dân gian về nàng công của Ba Diệu Thiện. Khu du lịch Hương Tích – núi Hồng là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia, là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Những năm qua, nhà nước đầu tư kinh phí cùng với tiền công đức của đạo hữu đã đưa vào xây dựng, trùng tu khu du lịch này ngang tầm với giá trị lịch sử - văn hoá.
 
Lễ hội chùa Hương Tích năm nay diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Không gian lễ hội kéo dài từ khu vực Hạ Vàng đến Chùa chính trên núi Hồng Lĩnh, địa phận xã Thiên Lộc, trong đó các điểm nhấn gồm: Bến thuyền ở đập Nhà Đường, ga đi - ga đến cáp treo, Miếu Cô, Miếu Cậu, khu vực Chùa, nền Trang Vương.
 
Phát biểu khai mạc lễ hội, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập đã khái quát lịch sử khu di tích chùa Hương Tích, nơi được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Theo thống kê, năm 2019, Chùa Hương Tích đã thu hút được trên 16 vạn lượt du khách. Cùng với đó, nguồn lực đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu di tích được huy động từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa của đạo hữu cũng ngày càng tăng. Tính đến nay, đã có trên 300 tỷ đồng được đầu tư vào Hương Tích, trong đó riêng tập đoàn An Viên và tập đoàn Vingroup đã khánh thành việc trùng tu, tôn tạo nền Trang Vương với tổng mức kinh phí trên 50 tỷ đồng; Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện tiểu vùng sông Mê Công mở rộng của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hoàn thành giai đoạn 1 với ngồn vốn 120 tỷ đầu tư vào Chùa Hương. Đây là những kết quả rất đáng phấn khởi cho điểm du lịch văn hóa tâm linh trọng điểm của Hà Tĩnh. Trong thời gian tới, đề nghị các cấp, các ngành, các huyện, thành phố, thị xã thực hiện hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; tiếp tục quan tâm sâu sát hơn nữa sự nghiệp phát triển du lịch của ngành, địa phương.
 
Ngay sau phần lễ là chương trình biểu diễn nghệ thuật do các diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh thể hiện với nhiều tiết mục nghệ thuật ca múa nhạc mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của quê hương dải đất Lam Hồng. Lễ khai hội Chùa Hương năm nay còn tổ chức các trò chơi dân gian như: vật truyền thống; kéo co nam, nữ; bịt mắt bắt vịt, bắt heo; chọi gà…
 
 
Nguyễn Nga

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.