Nguyễn Du

Loading...

Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa”

Ngày 6-12, tại khu di tích danh thắng quốc gia Yên Tử, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm - Đặc sắc tư tưởng, văn hóa”. Tham dự có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Hòa thượng, TS. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đông đảo học giả trong và ngoài nước…
 
 
Đọc diễn văn khai mạc, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông nhấn mạnh, Trần Nhân Tông là nhân vật văn hóa lớn, anh hùng dân tộc, vị hoàng đế có sự nghiệp chính trị lẫy lừng, nhà tư tưởng, giáo dục, nhân văn chủ nghĩa và lãnh tụ tôn giáo. Ông để lại nhiều dấu ấn ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam, được các nước trong khu vực và thế giới biết đến ngay từ đương thời. Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông vừa có thiền lý sâu xa thâm hậu, quyết liệt mạnh mẽ, vừa có độ giản dị mà ai cũng có thể học theo…

Hội thảo đã nhận được 141 bản tham luận của các học giả từ 10 nước trên thế giới, qua đó khẳng định những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng và văn hóa của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đề xuất giải pháp phát huy những giá trị đó vào thực tiễn, góp phần phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Đáng chú ý như tham luận “Vai trò đặt nền tảng cho giáo hội Trúc Lâm của Trần Nhân Tông và bài học lịch sử đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay” của Hòa thượng, TS. Thích Thanh Nhiễu; “Vai trò của Phật giáo trong việc củng cố và phát triển giá trị đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Phương Anh; “Thiền tông Việt Nam với đời sống đương đại” của Hòa thượng, TS. Thích Bảo Nghiêm; “Phật giáo trong tham dự xã hội - di sản vô giá của ASEAN đối với nền văn minh thế giới” của TS. Rana Purushottam Kumar Singh (Ấn Độ)…
 
 
Theo Khánh Thu/hanoimoi.com.vn

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.