Nguyễn Du

Loading...

Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”

Sáng ngày 28 - 3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”.
 
 
Tham dự Hội đồng chứng minh hội thảo có Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và các Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Chủ trì hội thảo có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Tĩnh; Hòa thượng Thích Thọ Lạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An); GS.TS Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo và PGS. TS Nguyễn Quang Hồng - công tác tại khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
 
Tham dự hội thảo có đồng chí Trần Thị Minh Nga - Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đồng chí Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng một số nguyên lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành.
 
Hội thảo còn có sự hiện diện của các đại biểu đến từ Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại: Thành phố Huế, Hà Nội, Nghệ An; các nhà nghiên cứu và hơn 300 chư tăng, phật tử trong và ngoài tỉnh.
 
Mục đích của hội thảo là nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh cũng như những đóng góp to lớn của Phật giáo Hà Tĩnh đối với quê hương, đất nước trong tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó, nhằm phát huy giá trị nhiều mặt của di sản Phật giáo Hà Tĩnh trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 
Hội thảo đã nhận được 78 tham luận của các nhà nghiên cứu, chư tôn đức trong cả nước gửi về. Các tham luận tập trung nghiên cứu 3 vấn đề: Vị trí, vai trò của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam; đóng góp của Phật giáo Hà Tĩnh đối với lịch sử, văn hóa – xã hội; bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Phật giáo Hà Tĩnh đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 5 tham luận và nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chư tôn đức trong cả nước. Trong đó, hầu hết các tham luận, ý kiến tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ và bằng chứng khoa học để khẳng định chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Nam Giới (thuộc địa giới hành chính xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) là vùng đất thiêng đầu tiên nơi Thiền sư Phật Quang truyền đạo Phật cho Chử Đổng Tử.
 
Cùng với làm sáng tỏ vai trò của chùa Quỳnh Viên, truyền thuyết về Chử Đồng Tử là người phật tử đầu tiên, các nhà nghiên cứu, hòa thượng, thiền sư cũng nêu lên vấn đề: Cần nghiên cứu bổ sung các dẫn chứng khoa học để tiếp tục làm sáng tỏ và xây dựng di tích chùa Quỳnh Viên xứng tầm với giá trị lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như của dân tộc.
 
Hội thảo cũng đã tập trung nêu vai trò của Phật giáo Hà Tĩnh cũng như đóng góp của các phật tử trong tiến trình lịch sử dân tộc: Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và công cuộc đổi mới của đất nước.
 
Bế mạc hội thảo, PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã khẳng định các tham luận gửi đến cũng như trình bày tại hội thảo và ý kiến phát biểu đã góp phần khẳng định thêm vai trò, giá trị của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời làm sáng tỏ thêm giá trị của chùa Quỳnh Viên đối với sự hình thành, phát triển của Phật giáo dân tộc. Ban chủ trì hội thảo sẽ tiếp thu ý kiến từ các nhà nghiên cứu, đồng thời mong tiếp tục tìm thêm những chứng cứ khoa học; sự quan tâm của các cấp chính quyền Trung ương, Hà Tĩnh để sớm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
 
 
Nguyễn Nga

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.