Nguyễn Du

Loading...

Hé mở bí ẩn về hành cung Lỗ Giang thời Trần.

Trong nỗ lực tìm kiếm dấu tích hành cung Lỗ Giang thuộc phủ Long Hưng dưới Triều Trần, giới khảo cổ vừa phát hiện nhiều dấu tích, hiện vật quan trọng tại khu vực đền Trần (Thái Bình).

 

Những hiện vật khảo cổ củng cố thêm những nhận định về việc

có một công trình được xây dựng quy mô lớn mang biểu tượng hoàng gia vừa được tìm thấy tại Thái Bình.

 

Kết quả khai quật được tổ chức công bố hôm nay, 20/12 tại chính địa điểm tổ chức khai quật…

 

Theo PGS-TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) - đơn vị thực hiện khai quật, thì hành cung Lỗ Giang được cho là một trong những hành cung lớn được nhà Trần cho xây dựng tại phủ Long Hưng, thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay.

 

Các tư liệu lịch sử cũng cho biết đây là một hành cung lớn, kết nối giữa phủ Long Hưng (Thái Bình) với phủ Thiên Trường (Nam Định) và hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên, ngày nay vị trí của hành cung nằm ở đâu, qui mô, diện mạo ra sao vẫn là một bí ẩn.

 

Kết quả cuộc khai quật khảo cổ từ ngày 15/11/2015 đến nay do Trung tâm nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng tỉnh Thái Bình phối hợp tiến hành đã phần nào hé mở những bí ẩn này.

 

Theo đó, trên diện tích khai quật rộng khoảng 600 m2 quanh khu vực đền Trần, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích, hiện vật. Đáng chú ý là dấu tích móng, tường bao gia cố bằng sỏi niên đại thế kỷ 13, có bề rộng khoảng 1m.

 

Trước sân đền Trần, phát hiện kiến trúc móng đôi, cột bao rất lớn có dạng cột cát, đều được xây dựng theo dạng móng sỏi, dưới rải ngói có niên đại thế kỷ 13.

 

Những hiện vật khảo cổ củng cố thêm những nhận định về việc
 có một công trình được xây dựng quy mô lớn mang biểu tượng hoàng gia vừa được tìm thấy tại Thái Bình.

 

Đặc biệt, ngay tại sân đền Trần, ở độ sâu khoảng 1m phát lộ đầu rồng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) nằm xen lẫn lớp ngói đỏ thời Trần. Theo các nhà nghiên cứu, điều này khẳng định dưới thời Lê Trung Hưng tại đây đã có những công trình kiến trúc tâm linh.

 

Tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều ngói lợp rìa mái, nóc mái trang trí lá đề hình rồng, đầu đao, ngói bờ nóc mặt sư tử đề chữ “Vương”; ngói chim uyên ương, cổ rồng biểu trưng cho vương quyền và thần quyền.

Ngoài ra, đợt khảo cổ còn phát hiện, tìm thấy nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như bát, liễn, chum, khay; đồ thờ bằng gốm các thời Trần, Lê, Nguyễn.

 

Theo đơn vị khai quật, có một điểm đáng chú ý, rất thú vị là những hiện vật ngói trên đều mang đặc trưng Đại Việt, không hề pha tạp với nền văn hóa nào khác. …

 

Nhìn nhận những di vật vừa khai quật được phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, củng cố thêm những nhận định về việc có một công trình được xây dựng quy mô lớn, biểu tượng hoàng gia, nguy nga, tráng lệ tại đây, tuy nhiên, PGS-TS Bùi Minh Trí cho rằng: Để có thể khẳng định đây có phải là trung tâm của hành cung Lỗ Giang thời Trần hay không thì vẫn còn tếp tục phải nghiên cứu, trong đó cần phải tiếp tục mở rộng khai quật.

------------

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trước năm 1293, bà Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu mẹ vua Trần Anh Tông, vợ vua Trần Nhân Tôngđã từng sống ở cung Lỗ Giang, phủ Long Hưng (Hưng Hà, Thái Bình ngày nay) và mất tại đây vào ngày 13/9/1293. Hành cung Lỗ Giang cũng gắn với sự nghiệp của vua Trần Hiến Tông. Ông mất tại đây vào ngày 11/6/1341, khi mới 23 tuổi...

 

Theo Trần Duy Hưng/baomoi.com

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.