Nguyễn Du

Loading...

Hang Con Moong được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt

Đây là di tích Quốc gia đặc biệt thứ tư tại tỉnh này được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
 
Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) được phát hiện vào năm 1974, đến năm 2008 được công nhận là di tích quốc gia. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học đã xác nhận sự phát triển liên tục công cụ đá qua các giai đoạn thời đại đồ đá Việt Nam, góp phần làm sáng rõ thêm cuộc sống con người ở giai đoạn bản lề từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới; từ săn bắn hái lượm sang nông nghiệp sơ khai; từ hồng hoang tiến đến văn minh.
 
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (bìa phải) đón bằng Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong
 
Sau 5 mùa điền dã, khai quật khảo cổ (từ năm 2010-2015), mới đây, đoàn khảo cổ học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Di chỉ hang Con Moong và phức hợp các di chỉ phụ cận”, công bố những kết quả bước đầu.
 
Theo đó, hang Con Moong có địa tầng dày trung bình 9,5 m với 10 lớp có cấu trúc khác nhau. Từ lớp 1 đến lớp 6 (độ sâu 1-6 m), các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Từ lớp 7 đến 10 không gặp dấu tích động vật nhưng phát hiện nhiều công cụ mảnh tước chế tác bằng đá quartz, tập trung nhiều nhất ở lớp 10 (độ sâu 8,5 -9,5 m).
 
Hang Con Moong trải qua 4 giai đoạn phát triển về văn hóa, gồm giai đoạn trước Sơn Vi sang Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn và Đa Bút. Kết quả nghiên cứu carbon và phóng xạ các lớp trên, độ từ cảm, tập trầm tích ở hang Con Moong và so sánh tương thích văn hóa với các di chỉ khảo cổ học khác cho thấy niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán 40.000-60.000 năm trước. Đây là một trong số ít những di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.
 
Phát biểu tại lễ đón bằng, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định cụm di tích khảo cổ hang Con Moong là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với việc nghiên cứu thời đại nguyên thủy ở Thanh Hóa mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử Việt Nam. “Đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, là mốc son xác định rõ vị trí của di tích hang Con Moong và các di tích phụ cận của đất và người xứ Thanh trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Việc được trở thành di tích Quốc gia đặc biệt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trên hành trình để di tích hang Con Moong tiến tới đề nghị UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới"- ông Xứng nói.
 
Nhân dịp này, ông Xứng cũng yêu cầu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Thạch Thành và các ban ngành có liên quan sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di tích hang Con Moong và các di tích phụ cận, từ đó làm cơ sở kêu gọi đầu tư, xây dựng triển khai đề án bảo tồn, phát huy giá trị di tích hang Con Moong và các di tích phụ cận gắn các di tích liên quan của Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) để nơi đây trở thành trung tâm văn hóa khảo cổ, là điểm đến du lịch hấp dẫn và ý nghĩa.
 
“Các sở, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, củng cố, bổ sung tư liệu, tài liệu để hình thành bộ hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận Di tích hang Con Moong là Di sản văn hóa thế giới”- ông Xứng nhấn mạnh.
 
 
Theo Thanh Tuấn/nld.com.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.