Nguyễn Du

Loading...

Hà Tĩnh tổ chức tập huấn công tác văn hóa cơ sở và gia đình năm 2024

Ngày 03/10/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác văn hóa cơ sở và gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở.
 
 

Lớp tập huấn công tác văn hóa cơ sở và gia đình năm 2024

 
Tham dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ban, ngành và hơn 260 học viên là Trưởng phòng, cán bộ phụ trách công tác gia đình của 13 huyện, thị xã, thành phố và công chức văn hóa - xã hội của 216 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Tại hội nghị, các học viên đã được nghe truyền đạt các chuyên đề: Quán triệt một số nội dung và định hướng về công tác xây dựng đời sống văn hóa và gia đình trong thời gian tới; Một số nội dung trọng tâm của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; Quán triệt các văn bản về lễ hội; Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND ngày 30/8/2024 của UBND tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh.
 
Được biết, mục đích của hội nghị là tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở và gia đình; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở. Đồng thời là cơ hội để học viên chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay trong thực hiện công tác văn hóa cơ sở và gia đình ở địa phương.
Nguyễn Nga
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.