Nguyễn Du

Loading...

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Sáng ngày 10/5/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 
 
 
Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng lãnh đạo các cục, phòng ban Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương.
 
Cùng dự có đồng chí Hoàng Trung Dũng – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
 
Đồng chí Trần Thế Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Ngọc Châu – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.
 
Theo báo cáo tại hội nghị, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Theo đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW một cách nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất, xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn. Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được chú trọng. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được quan tâm. Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng 666 di tích (trong đó có 577 di tích cấp tỉnh, 87 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt; có 03 bảo vật quốc gia). Hệ thống thư viện, bảo tàng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, tri thức của Nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh phát triển sâu rộng và trở thành phong trào thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 93,8% gia đình văn hóa; 98,3% thôn, tổ dân phố văn hóa; 29% gia đình thể thao. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu xây dựng. Phong trào văn hóa văn nghệ diễn ra sôi nổi từ tỉnh tới cơ sở; chất lượng các chương trình nghệ thuật quần chúng ngày càng được nâng cao. Hoạt động văn học nghệ thuật có bước khởi sắc, số lượng tác phẩm tăng lên và ngày càng phong phú. Lĩnh vực giáo dục đã có những bước phát triển vượt bậc, học sinh được phát triển toàn diện trên các mặt đức - trí - thể - mỹ.
 
Đồng thời, việc xây dựng văn hóa trong chính trị được các cấp ủy Đảng, các cơ quan, ban, ngành, địa phương cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế, các quy định chuẩn mực về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức. Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động. Công tác phát triển công nghiệp văn hóa được quan tâm, nhất là trong phục vụ phát triển du lịch. Hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế được chú trọng. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa được đẩy mạnh, huy động các nguồn lực của xã hội trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.
 
Tuy nhiên, nhìn chung, lĩnh vực văn hóa, con người phát triển chưa tương xứng với yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Các thiết chế văn hóa chưa đồng bộ, tỉnh còn thiếu các khu vui chơi giải trí quy mô lớn. Việc xây dựng và hình thành nét văn hóa đặc trưng con người Hà Tĩnh và các địa phương còn khó khăn. Một số mặt đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa chưa đi vào chiều sâu, thiếu bền vững. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa tương xứng với truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh và yêu cầu phát triển của tỉnh. Thiếu chiến lược dài hạn về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, chuyên gia nghiên cứu trên các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật…
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận, thảo luận, làm rõ thêm những kết quả đạt được; phân tích các hạn chế, vướng mắc; rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 33/NQ-TW; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
 
 
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Hà Tĩnh trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Những kết quả xây dựng, phát triển văn hóa và con người đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo một cách quyết liệt, đầy đủ, sâu sắc các nội dung về phát triển văn hóa, con người Việt Nam; đẩy mạnh phát triển văn hóa, du lịch, trong đó chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa gắn với phát huy giá trị các di sản văn hóa của tỉnh; tranh thủ mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa - lịch sử; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở.
 
 
Phát biểu bế mạc hội nghị, đồng chí Hoàng Trung Dũng – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển bền vững đất nước; trong đó phát triển con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Vì vậy, xây dựng văn hóa và con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và của mỗi người dân.
 
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, các nội dung Hội nghị văn hóa toàn tỉnh (năm 2022), Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới. Chủ động xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ cho việc phát triển văn hóa. Bố trí ngân sách tương xứng đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Đề ra các giải pháp khai thác hiệu quả giá trị danh nhân văn hóa thế giới, di sản văn hóa, di tích lịch sử, trước mắt, trích ngân sách để bảo tồn và quảng bá Truyện Kiều, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Trường Lưu, không gian văn hóa Nguyễn Du - Truyện Kiều... Các địa phương phải khai thác tối đa hiệu quả, công năng nhà văn hóa. Cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chú trọng giáo dục, tôn vinh cá nhân điển hình, mô hình hay, cách làm tốt; phát huy trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, dòng họ, cơ quan, đơn vị trong giáo dục lễ nghĩa, kỷ cương. Tập trung xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực con người Hà Tĩnh: Yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, nghĩa tình, cần cù, hiếu học; năng động, sáng tạo; kỷ luật, trọng danh dự, thượng tôn pháp luật; ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên; tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển. Phát huy hơn nữa hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với quy chế dân chủ cơ sở, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị, thực hiện tốt công tác chỉnh đốn Đảng. Thực hiện nghiêm các quy định nêu gương, trách nhiệm người đứng đầu. Chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ quản lý văn hóa các cấp yêu nghề, có trách nhiệm với nghề.
 
 
 
 
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho 05 tập thể và 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 
Nguyễn Nga
 

 

Chú thích ảnh:

Ảnh 1: Toàn cảnh hội nghị

Ảnh 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại hội nghị.

Ảnh 3: Đồng chí Hoàng Trung Dũng – Bí thư Tỉnh ủy kết luận hội nghị.

Ảnh 4: Đồng chí Hoàng Trung Dũng – Bí thư Tỉnh ủy trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW.

Ảnh 5: Đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Ngọc Châu – Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao Bằng khen cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW.

 

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.