Nguyễn Du

Loading...

Hà Tĩnh: Thành lập Ban quản lý di tích tỉnh.

 
Ban Cán sự Đảng uỷ Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công văn  số 26/CV-BCSĐ  xin ý kiến Thường trực Tỉnh uỷ  về việc thành lập Ban Quản lý di tích tỉnh trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
 
 
 
Theo đó, Ban Quản lý di tích tỉnh Hà Tĩnh sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý di tích Nguyễn Du, Ban Quản lý di tích Trần Phú, Ban Quản lý di tích Hà Huy Tập trực thuộc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch. B an Quản lý di tích tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật.
 
Ban Quản lý di tích tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Ban Quản lý di tích tỉnh Hà Tĩnh có trụ sở làm việc: Cơ sở 1: Thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân; Cơ sở 2: Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ; Cơ sở 3: Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.

Cơ cấu tổ chức: Lãnh đạo có Trưởng ban và không quá 03 Phó ban; 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ ( Tổ chức - Hành chính; Nghiệp vụ; Quản lý di tích Nguyễn Du; Quản lý di tích Trần Phú; Quản lý di tích Hà Huy Tập). Số người làm việc tại Ban Quản lý di tích tỉnh thực hiện theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nằm trong tổng biên chế, số lượng  người làm việc của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.

Việc thành lập Ban Quản lý di tích tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghi BCH TW Khoá XII;Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL - BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ và Chương trình hành động số 1011 - CTr/TU ngày 03/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
 
 
Bách Khoa
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.