Nguyễn Du

Loading...

Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2021

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 8224/UBND-VX ngày 4/12/2020 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2021.
 
 
Theo đó, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương của Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Để tổ chức tốt các hoạt động lễ hội năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân về thực hiện các quy định của Trung ương và của tỉnh trong quản lý và tổ chức lễ hội. Trong trường hợp dịch bệnh Covid – 19 có nguy cơ bùng phát và lây lan trong cộng đồng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về dừng hoạt động lễ hội và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các di tích.
 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quản lý và tổ chức lễ hội đảm bảo các quy định của pháp luật; rà soát, thống kê, phân loại lễ hội: lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại lễ hội và di tích về các biện phòng chống dịch Covid -19. Phối hợp với các ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trước và trong khi lễ hội diễn ra, báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn quản lý; tổng hợp tình hình kết quả báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh, các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp truyền thống của dân tộc; vận động nhân dân hạn chế đốt đồ mã, vàng mã nhằm bảo đảm an toàn, tiết kiệm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại lễ hội và di tích về các biện phòng chống dịch Covid -19. Tổ chức các phương án về trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cho Nhân dân và du khách.  Chỉ đạo các Ban quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội có phương án quản lý hòm công đức, không đặt quá số hòm công đức so với quy định; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện nghiêm việc thu phí tham quan, phí trông giữ phương tiện theo đúng quy định của tỉnh.
 
Các địa phương có lễ hội cấp tỉnh tổ chức định kì phải thực hiện thông báo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kế hoạch tổ chức lễ hội, quyết định thành lập Ban tổ chức, các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn tính mạng cho người tham gia lễ hội. Thời gian thông báo ít nhất 20 ngày trước khi lễ hội diễn ra. Trong vòng 15 ngày sau khi lễ hội kết thúc, Ban tổ chức phải báo cáo kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 

Nguyễn Nga

Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.