Nguyễn Du

Loading...

Hà Tĩnh: Phát hiện khẩu súng Hỏa mai cổ của người Nhật.

Ông Đinh Xuân Lý, trú tại thôn Phúc Mỹ, xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh trong quá trình đào đất ruộng đã phát hiện một khẩu súng Hỏa mai cổ rất lạ.
 
Súng Hỏa mai cổ vừa được phát hiện
 
Khẩu súng được phát hiện nằm ở độ sâu khoảng 80 cm. Súng dài 1,4m, trọng lượng khá nặng, bộ nòng bằng thép bọc gỗ được nẹp bởi các đai bằng đồng; bộ cò và mồi lửa cùng các chi tiết khác làm bằng đồng đang có độ sáng, không bị oxy hóa. Các bộ phận khác của súng bằng gỗ (báng, thân súng) đẵ bị mục.
 
Tham chiếu, so sánh nguồn tư liệu ban đầu cho thấy, khẩu súng được phát hiện trên có nhiều điểm tương đống với súng Hỏa mai của Nhật. Đây là một loại súng được du nhập vào Nhật Bản vào năm 1543, thông qua người Bồ Đào Nha và sau khi du nhập vào Nhật Bản, súng được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau.
 
Với hình dáng, chi tiết, chất liệu, kỹ thuật đúc súng, các nhà nghiên cứu đều đưa ra nhận định, khẩu súng Hỏa mai cổ trên có thể là súng Hỏa Mai của Nhật Bản với khung niên đại nằm vào khoảng Thế kỷ XVI.
 
Hiện tại, khẩu súng Hỏa mai cổ trên đã được nhà sưu tập Nguyễn Lê Huy (Hội viên Chi hội Di sản Sông Lam - Nghệ An) chuyển về lưu giữ trong bộ sưu tập vũ khí cổ của anh.
 
 

Việt Anh

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.