Nguyễn Du

Loading...

GS Phong Lê là Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhiệm kỳ II.

Sáng 13-1, tại Hà Nội, Hội Kiều học Việt Nam (VIKISA) đã tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ II (2017-2022). Đại hội đã bầu Ban chấp hành (BCH) gồm 33 thành viên, do GS Phong Lê làm Chủ tịch. 
 

 Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TƯ Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại Đại hội.

Các thành viên BCH gồm nhiều nhà nghiên cứu văn học, Hán Nôm, lịch sử, văn hóa dân gian, nhà giáo, nhà báo, bác sĩ có uy tín. Trong nhiệm kỳ này, VIKISA tiếp tục tập trung nhiệm vụ nghiên cứu và phổ cập kiến thức khoa học chuyên ngành, lấy Truyện Kiều làm đối tượng nghiên cứu là ngành Kiều học, phát huy giá trị tinh hoa nghệ thuật và văn hóa xã hội được kết tinh, hội tụ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhằm tôn vinh giá trị và bảo tồn di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Hướng tới Kỷ niệm 200 năm mất của Đại thi hào vào năm 2020, Hội dự kiến xây dựng một phim tư liệu (hoặc nghệ thuật) về Nguyễn Du; làm các sách Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh (trên cơ sở Kỷ yếu Hội thảo tổ chức ở Hà Tĩnh 18-11-2015); biên soạn loại sách tranh minh họa liên hoàn Truyện Kiều cho đời sống học đường và công chúng phổ thông; xây dựng website để phục vụ nhu cầu thông tin, trao đổi; phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức một hội thảo lớn về Nguyễn Du vào năm 2019 hoặc đầu năm 2020 - nhân kỷ niệm 200 năm ngày giỗ Nguyễn Du vào tháng 9-2020.
 
VIKISA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các nhà nghiên cứu và những người Việt Nam yêu mến Truyện Kiều thuộc các ngành, từ văn học nghệ thuật đến khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, trong đó có Bộ VH-TT&DL. Trong nhiệm kỳ I (2011-2016), Hội đã tổ chức thành công Hội thảo Quốc gia Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới ở Nghi Xuân; Tọa đàm khoa học về Bắc hành tạp lục ở Hà Nội - tác phẩm chữ Hán đặc sắc với nhiều giá trị thời sự của Nguyễn Du; phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa nhân Lễ vinh danh Nguyễn Du của UNESCO - kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du ở Hà Tĩnh vào 5-12-2015, trong đó có việc tổ chức soạn thảo hiệu khảo cuốn Truyện Kiều, được NXB Trẻ in và phát hành 2 lần với tổng số 3.500 cuốn, tạo tiếng vang tốt, được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ VH-TT&DL tặng Bằng khen.
 
 
Theo Mai Hoa/Hanoimoi.com.vn

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.