Nguyễn Du

Loading...

Giỗ Tổ Hùng Vương: Hội tụ tinh thần yêu nước, khơi nguồn sức mạnh dân tộc

Thái độ tôn kính Hùng Vương theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ người dân Việt Nam đã khiến cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng linh thiêng và sức lan tỏa sâu rộng trên mọi miền đất nước và kiều bào ta ở nước ngoài.

 

Theo các tư liệu lịch sử và thống kê của các nhà nghiên cứu, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong đó, tỉnh Phú Thọ có 183 di tích thờ cúng Hùng Vương (122 di tích đang thờ tự và 61 di tích đã thất truyền). Mỗi địa điểm di tích lại gắn liền với một tín ngưỡng thờ cúng và tri ân công đức của tiên tổ.
 
Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Lễ Giỗ tổ Hùng Vương là dịp quan trọng để giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.
 
Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, thời cơ thuận lợi có nhiều, nhưng khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Để đưa đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu, chúng ta cần có sự đồng tâm hiệp lực của đồng bào cả nước, trong đó có những người con đất Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
 
Nếu biết phát huy sức mạnh cội nguồn - sức mạnh của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, chúng ta sẽ tập hợp được sự đoàn kết đối với tất cả người dân đất Việt, cùng chung sức, chung lòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là thực hiện được lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào cả nước.
 
Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”. Ảnh: Báo Phú Thọ
 
Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, ngày Giỗ tổ Hùng Vương hằng năm là ngày lễ trọng đại mang bản sắc văn hóa sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ và biết ơn công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
 
Tối 20/4 (tức ngày 9/3 âm lịch), tại Hồ Công viên Văn Lang, TP. Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2021 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng cội nguồn-Đất Tổ Hùng Vương”.
 
Chương trình có sự tham gia của gần 200 nghệ sỹ trình diễn những tiết mục đặc sắc, ca ngợi công đức của Vua Hùng, người có công lập ra Nhà nước Văn Lang đầu tiên-Tổ chung của dân tộc Việt Nam; đồng thời ca ngợi tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
 
Ông Lê Trương Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, hằng năm, UBND tỉnh Phú Thọ được giao chủ trì phối hợp với 3 đến 5 tỉnh, thành trong cả nước tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng.
 
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo các nghi lễ truyền thống với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành, kiều bào nước ngoài và đông đảo nhân dân. Phần hội diễn ra vui tươi, lành mạnh với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc vùng Đất Tổ cội nguồn. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương giờ đây trở thành ngày hội văn hóa của toàn dân tộc, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.
 
Đây cũng là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 
Trình diễn bộ sưu tập áo dài “Hướng về nguồn cội” của Nhà thiết kế Trần Thị Thoa. Ảnh: Báo Phú Thọ
 
Thành công lớn nhất trong việc phát huy giá trị di sản chính là từ Đền Hùng - Trung tâm thực hành nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nơi hội tụ sâu sắc nhất nghĩa “Đồng bào", nơi thể hiện cho ý thức về nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt đã có sự lan tỏa mạnh mẽ không chỉ đến các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà còn lan rộng ra các di tích thờ Hùng Vương trong và ngoài nước.
 
Ngày 10 tháng 3 âm lịch, vào thời khắc tại Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hùng tổ chức nghi lễ Giỗ Tổ thì tại các di tích thờ cúng Hùng Vương trong cả nước đều đồng loạt tổ chức nghi lễ Giỗ Tổ.
 
Đồng thời, cũng vào ngày này, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm gần đây đã khuyến khích mỗi gia đình làm mâm cơm dâng cúng lên ban thờ tổ tiên tại gia để cùng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên ông bà, cha mẹ trong mỗi gia đình mình theo phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đó cũng chính là bản thể, cội nguồn sự hình thành, kết nối của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, từ gia đình đến dòng họ, đến quốc gia, dân tộc. Sự cố kết chặt chẽ ấy chính là sức mạnh bền vững để tạo nên giá trị bản sắc riêng có của dân tộc Việt Nam và của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
 
Trình diễn pháo hoa tầm cao rực rỡ và lung linh trên bầu trời Đất Tổ chào mừng sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2021. Báo Phú Thọ
 
Nhằm tiếp tục bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách thiết thực, trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp và tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cộng đồng bảo tồn các tập quán Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương.
 
Tỉnh chú trọng việc truyền dạy cho thế hệ trẻ việc kết nối và thực hành di sản để sáng tạo, tiếp nối và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại; đồng thời chú trọng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng - chủ thể văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị to lớn, độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
 

Nhiều chương trình văn hóa, giáo dục và truyền thống đa dạng được xây dựng để giới thiệu, phổ biến, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...

 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Đó là điều căn bản triết lý để hình thành một quốc gia thống nhất. Ở đó tất cả mọi người đều có chung một vị Thánh Tổ - Vua Hùng. Trong tâm thức nguồn cội của người Việt - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Giỗ Tổ Hùng Vương là điểm đồng quy về ý thức cộng đồng - quốc gia - dân tộc, đã kết tinh thành dòng chảy bất tận trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.
 
Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2021 được tỉnh Phú Thọ tổ chức, diễn trong 2 ngày 17 và 21/4 (tức ngày 6 và 10 tháng Ba âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trong trạng thái bình thường mới vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay đã được tỉnh điều chỉnh phù hợp.
 
Một số hoạt động văn hóa cũng được tổ chức như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội-Đất Tổ Hùng Vương” và bắn pháo hoa tầm cao; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; Giải Bơi chải TP. Việt Trì mở rộng; Giải Bóng chuyền vô địch Quốc gia năm 2021; các chương trình diễn Hát Xoan làng Cổ tại thành phố Việt Trì; Âm nhạc đường phố "Việt Trì live music", Festival Sinh vật cảnh tỉnh Phú Thọ, cùng nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng./.
 
 
Theo Giang Thanh/chinhphu.vn

 

Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng

Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.