Nguyễn Du

Loading...

Giáo dục Hà Tĩnh làm sống dậy Nguyễn Du và Truyện Kiều

Chiều 25/9, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều năm 2015.
 
 
Hướng tới lễ kỷ niệm 250 ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức phát động rộng rãi trong toàn ngành Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
 
Trải qua gần 4 tháng triển khai, cuộc thi đã đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành với tổng số 142.188 (gần 100%) cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh cấp THCS, THPT dự thi.
 
Theo đánh giá của ban tổ chức, chất lượng cuộc thi lần này khá tốt, hầu hết các bài thi đều đáp ứng các yêu cầu cơ bản cả 5 câu hỏi của cuộc thi. 
 
Các đơn vị có số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia và sản phẩm dự thi chất lượng tốt, đồng đều như: Phòng GD&ĐT Nghi Xuân, Lộc Hà; Trường THPT Cẩm Bình, Nghi Xuân, THCS Đan Trường Hội, Hoa Liên, Hồng Tân…
 
Nhiều bài thi đã thuyết phục được Hội đồng Giám khảo bởi tính công phu trong tìm kiếm, khám phá, sưu tầm, chặt chẽ trong lập luận, tính thẩm mỹ trong kết cấu. Mỗi trang viết, mỗi câu văn là sự thấm đẫm tình cảm, cảm xúc và tư tưởng của người viết về Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.
 
Thầy giáo Trần Đức Minh - 60 tuổi, giáo viên Trường THCS Phổ Hải (huyện Nghi Xuân) người đạt giải Đặc biệt tự bạch: “Chưa bao giờ tôi thấy mình nhiều nhiệt huyết để viết, để tìm hiểu về Đại thi hào Nguyễn Du như bây giờ. 
 
Không phải là những lời hoa mĩ sáo mòn, không phải là cố tạo ra chút ấn tượng nào đấy để đạt giải trong cuộc thi. Tôi coi đây là cơ hội tốt nhất để hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, viết lên những trang văn tâm huyết tự đáy lòng mình, góp thêm một phần nhỏ bé trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Truyện Kiều".
 
Em Nguyễn Quỳnh Trang - Học sinh lớp 9B Trường THCS Đan Trường Hội - tâm sự về cuộc thi: “Ở ngưỡng cửa sắp trưởng thành, với Truyện Kiều, chúng em không chỉ yêu thích mà còn gửi gắm niềm tin. Niềm tin khẳng định sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Nhất là niềm tin về cuộc sống…”.
 
Trong cuộc thi lần này có những bài thi lên đến 200, 250 trang, đặc biệt có bài dự thi lên đến 397 trang (của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Trường THCS Bình An Thịnh, huyện Lộc Hà), hoặc bài dự thi trên 500 trang (của đồng chí Trần Thị Thuận, chuyên viên Phòng GD&ĐT Lộc Hà), cùng sự sưu tầm về những nguồn tư liệu quý về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du.
 
Tại buổi tổng kết, BTC đã trao giải cho 12 tập thể (2 giải nhất, 3 giải nhì, 7 giải ba) và 51 cá nhân (1 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 8 giải nhì, 16 giải ba, 22 giải khyến khích).
 
Trong các giải cá nhân có 9 học sinh cấp THCS, 10 học sinh cấp THPT và 32 cán bộ, giáo viên.
 
Qua cuộc thi một lần nữa, những giá trị của Truyện Kiều nói riêng và những sáng tác, thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du được tỏa sáng và được khám phá, phát hiện các giá trị về nội dung và hình thức nghệ thuật bởi năng lực của người tiếp nhận.
 
Theo Minh Thư - Huy Hiếu/Báo Giáo dục và Thời đại
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.