Nguyễn Du

Loading...

Dừng thi công hạng hạng mục Đền thờ Lam khê hầu Nguyễn Trọng

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 6101/UBND-XD  tạm dừng thi công hạng mục Đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng (thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân).
 
 
Xét đề nghị của Hội đồng gia tộc họ Nguyễn -Tiên Điền (Tờ trình ngày 27-7-2020),  ý kiến của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Công văn số  965/SVHTTDL-DSVH ngày 17-8-2020) và ý kiến của Cục Di sản Văn hoá - Bộ VHTT&DL (Công văn  số 555/DSVH-DT ngày 13-8-2020), Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo Ban QLDA Đầu tư XDCT dân dụng và công nghiệp tỉnh tạm thời dừng thi công hạng mục đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng để nghiên cứu thêm và thực hiện các hồ sơ, thủ tục theo quy định để triển khai thi công dự án vào giai đoạn tiếp theo của dự án. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Ban QLDA Đầu tư XDCT và công nghiệp, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn -Tiên Điền làm rõ cơ sở của việc điều chỉnh  thiết kế Đên thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng dựa trên hiện trạng và các tư liệu về di tích, xác định rõ trách nhiệm các bên trong việc tham gia đóng góp thực hiện dự án cũng như việc quản lý, bảo vệ sử dụng sau này, đề xuất phương án xử lý, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
 
Ông Nguyễn Trọng là chú ruột của Đại thi hào Nguyễn Du, sinh năm Canh Dần (1710), đậu cử nhân năm Nhâm Tý (1732) làm đến chức Thừa chính xứ lạng Sơn, tước Lam Khê hầu. Năm Tân Mão (1771),  rời chốn quan trường về quê mở lớp dạy học, làm nghề bốc thuôc cứu người và ông  mất vào tháng 6 năm Kỷ dậu (1789). Đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng là một điểm di tích thuộc quần thể  di tích Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đây là một hạng mục trong Dự án tu bổ, tôn tạo các di tích gôc và xây dựng cơ sở hạ tầng  (giai đoạn 1) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang triển khai thực hiện.
 
 
Quỳnh Việt Anh
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.